K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2017

1. Trong bài thơ, những chi tiết gợi lên hình ảnh một đêm trăng tĩnh mịch:

            Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

            Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghi

            Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

Tuy tĩnh mịch, nhưng đêm trăng vẫn rất sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và những sự vật đưa tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: Công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

2. Một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng sông Đà là:

            Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

            Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà

Hình ảnh rất đẹp này gợi lên cho thấy sự hùng vĩ gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa vào dòng sông.

3: Những câu thơ được nhân hóa là:

Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông 
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ 
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ 

Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên 
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả 

18 tháng 10 2017

cảm ơn bạn nhìu lắm

2 tháng 10 2016

a)

Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):- Bài thơ gồm bốn câu.- Mỗi câu có 7 chữ- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

b)

 "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

Không chỉ vậy, cùng hướng ngòi bút về người phụ nữ, dân gian và Hồ Xuân Hương đều thấy được vẻ đẹp sáng ngời trong dáng dấp bên ngoài và những đức tính tốt đẹp bên trong của người phụ nữ. Ca dao ngợi ca họ là những "dải lụa đào" mềm mại, thanh nhã; là giếng khơi mát lành, trong trẻo; là "hạt mưa" rào giữa cơn khát của nhân gian... Hình ảnh người phụ nữ hiện lên qua chùm ca dao "Thân em..." và bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một biểu hiện quan trọng của tinh thần nhân đạo trong văn học Việt Nam

c) "Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

d)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

e)

Câu thơ cuối

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

2 tháng 10 2016

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

29 tháng 1 2018

I. Mở bài Giới thiệu về đêm trăng đẹp mà em được nhìn thấy.

II. Thân bài

1. Tả bao quát

– Trăng xuất hiện,  cảnh vật hiện ra lung linh dưới ánh trăng. Bóng cây mờ mờ từ đằng xa rồi khuất hẳn.

– Trăng lên gió của thổi man mát, dễ chịu.

– Nhiều hoạt động diễn ra khi có trăng: trẻ con tụ tập chơi trốn tìm, người lớn tụ họp nói chuyện,…dưới ánh trăng con người và mọi vật trở nên hư ảo.

2. Tả chi tiết

– Trời càng về khuya thì trăng càng lên cao, trăng sáng rực tỏa sáng lung linh khắp mọi ngõ ngách.

– Bầu trời trong xanh, lấp lánh nhiều ngôi sao.

– Ánh trăng soi rọi khắp nơi khiến ta có thể nhìn thấy mọi cảnh vật thật rõ ràng và chi tiết.

– Gió thổi mát rượi và dễ chịu nữa chứ.

– Tiếng côn trùng tạo thành bản đồng quê dưới ánh trăng.

III. Kết bài

- Nhận xét về đêm  trăng

- Thể hiện tình cảm của em với đêm trăng

29 tháng 1 2018

1) Mở bài

Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:

* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất

* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu

2) Thân bài

Tả cảnh đêm trăng:

* Lúc xẩm tối:

+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao

+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng

+ Gió thổi mát rượi

+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười

* Lúc trăng lên:

+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung

+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..

+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng

+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình

3) Kết bài

Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:

- Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh

- Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy

- Càng thêm yêu mến quê hương

- Không bao giờ quên hôm ấy

"thành tích" - ngày nay đang là những tảng đá vô cùng to lớn mà các bậc phụ huynh đặt lên vai các con mình. Tảng đá ấy có thể tôi luyện sức mạnh, sức bền cho con, nhưng mặt khác , nó cũng có thể đè nén, vùi dập đôi vai trẻ thơ ấy...

"in hình chiếc môi vừa hôn lên đó" cho ta thấy cậu học sinh này vừa được điểm tốt , và được nguwoif thân tặng cho một nụ hôn âu yếm như một món quà cho thành tích cậu vừa đạt được. Nhưng bên cạnh món quà là nụ hôn ấy, thì cũng có một "món quà" khác được trao đi, đó chính là món quà bạo lực - cái tát ! Phụ huynh sẽ hài lòng nếu con được điểm tốt , họ cười , họ khen cho những sự nỗ lực và cố gắng của con mình , nhưng cũng là sự cố gắng, tại sao họ lại nhẫn tâm quăng đi những phấn đấu đấy mà chỉ nhìn vào điểm số , buông ra những lời nói và hành động đầy đau đớn như vậy ?! Vì họ chỉ quan tâm thành tích, ho chỉ quan tâm cái gọi là sĩ diện của họ mà không một lần ngẫm lại rằng, con mình cũng đã cố gắng, cũng muốn được điểm tốt ,..những chỉ là thiếu may mắn thôi. lẽ ra họ phải động viên con họ để có thể khắc phục vào lần sau, nhưng không, họ lại đâm sâu vào nỗi buồn đấy, họ chưa thấu hết những cảm nghĩ của người học sinh lúc này.

Vì vậy, qua đây, em cũng muốn nhắn nhủ tới bố mẹ của mình rằng , thành tích là cả một quá trình mới có được , từ bến bờ của điểm xuất phát, có một cây cầu giúp chúng con đi đến đích đấy, đó chính là cây cầu của sự cố gắng phấn đấu không ngừng đấy ạ! 

27 tháng 2 2016

ngọn lửa luôn ấp áp nhưng đối với tấm lòng của Bác dành cho nhân dân thì ấm áp và ko sánh bằng. 

27 tháng 2 2016

Khái quát:

Ngọn lửa tuy ấm áp nhưng Bác Hồ thức đêm vì lo cho dân cho nước, lo cho cuộc chiến đấu có thành công hay ko.

Tương đồng:

Đều tỏa ra một sự ấm áp từ đáy lòng.

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Em thích nhất hình ảnh làng quê Việt Nam xưa trong bài thơ. Bức tranh làng quê xưa hiện ra trước mắt em vô cùng thanh bình và tươi đẹp với những cảnh vật vô cùng gần gũi với chúng ta như rặng đề, dòng sông trắng lượn, bãi cỏ xanh, cánh đồng bát ngát. Con người thì đang hăng say lao động trong không gian thiên nhiên tươi mát đó. Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong cảnh hài hòa và đẹp hơn bao giờ hết của làng quê Việt xưa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 9 2023

Em thích nhất hình ảnh người mẹ trong bài thơ. Người mẹ được hiện lên qua bài thơ thật đẹp nhưng cũng thật bình dị, gần gũi. Đó là hình ảnh người phụ nữ xưa với vẻ đẹp truyền thống. Qua lời thơ hình ảnh ấy lại càng hiện lên rõ nét, người mẹ đẹp cái đẹp của làng quê gắn với hình ảnh cô thôn nữ như tác giả so sánh.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Hình ảnh đoàn quân đứng trước nguy hiểm nhưng những đôi chân vẫn mạnh mẽ, vững trãi bước đi trên con đường để tiến về phía trước khung cảnh không một chút buồn hay lo lắng mà vô cùng lạc quan và yêu đời.

Những bài thơ như: Tây Tiến, Việt Bắc, Đồng Chí, .....

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Hình ảnh đoàn quân đứng trước nguy hiểm nhưng những đôi chân vẫn mạnh mẽ, vững trãi bước đi trên con đường để tiến về phía trước khung cảnh không một chút buồn hay lo lắng mà vô cùng lạc quan và yêu đời.

Những bài thơ như: Tây Tiến, Việt Bắc, Đồng Chí, ....

17 tháng 11 2016
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.