K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2017

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

Các em học sinh,

Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.

Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.

Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.

Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.

Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ.

Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. 

 

Chào các em thân yêu

HỒ CHÍ MINH

8 tháng 10 2017

Nhân dịp khai giảng năm học mới, tổng thống Barack Obama có một bức thư chuyển đến các emhọc sinh trên toàn nước Mỹ:


 

[​IMG]


Tôi đã nói về trách nhiệm của thầy cô giáo trong việc khuyến khích và thúc đẩy các em học. Tôi đã nói về trách nhiệm của cha mẹ các em trong việc giúp các em đi đúng hướng, hoàn tất các bài tập về nhà thay vì dành mỗi giờ trong ngày trước tivi hay cái Xbox.Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của nhà nước trong việc thiết lập một chuẩn cao trong giáo dục, hỗ trợ giáo viên và các vị hiệu trưởng ở những trường còn đang đi sau – nơi mà các em chưa có được cơ hội mà đáng lẽ các em phải có. Nhưng nói gì thì nói, cho dù chúng ta có những giáo viên tâm huyết nhất, những bậc phụ huynh có trách nhiệm nhất và những ngôi trường tốt nhất trên thế giới, tất cả sẽ chẳng có nghĩa gì trừ khi tất cả các em hoàn thành trách nhiệm của mình: đến lớp hàng ngày, chú ý đến các bài giảng của thầy cô giáo, lắng nghe lời cha mẹ và người lớn, cũng như nỗ lực hết sức trong việc học.

Một số các em có thể không có cha mẹ để làm nơi nương tựa. Có thể một ai đó trong gia đình các em vừa mất việc và không có đủ tiền để xoay sở. Các em có thể sống trong một môi trường không được tốt, hay bị bạn bè ép buộc làm những việc mà bản thân biết là không đúng. Nhưng cho dù hoàn cảnh của các em là như thế nào – các em giống ai, các em có bao nhiêu tiền, các em phải làm gì ở nhà – đó không phải là lý do để biện hộ cho việc không làm bài tập về nhà hay có một thái độ
xấu. Đó không phải là lý do để giải thích cho việc cãi lại lời thầy cô, cắt tiết hay bỏ học. Đó không phải là lý do để không cố gắng. Việc các em đang ở đâu không xác định các em sẽ đi đến đâu. Không ai viết sẵn định mệnh của các em. Đây là nước Mỹ, và các em tự viết lấy tương lai của mình.


Đó là lý do tại sao hôm nay, tôi kêu gọi mỗi em cần tự ác định cho mình một mục tiêu và làm mọi thứ để đạt được nó. Mục tiêu đó có thể đơn giản chỉ là hoàn thành tất cả các bài tập về nhà, tập trung trong lớp hay dành thời gian mỗi ngày để đọc một cuốn sách. Có thể các em quyết định rằng mình sẽ tham gia vào một hoạt động ngoại khóa nào đó hoặc
tham gia tình nguyện trong khu vực mình sinh sống. Cho dù mục tiêu đó là gì đi nữa, tôi muốn các em đặt hết quyết tâm vào nó.

Đó là câu chuyện của những học sinh từng ngồi đây cách đây 250 năm và tiếp tục phát động cuộc cách mạng xây dựng nên đất nước này. Đó là những học sinh từng ngồi đây 75 năm trước và vượt qua cuộc khủng hoảng lớn để rồi dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới, đấu tranh cho quyền bình đẳng và đưa con người lên mặt trăng.. Đó là những học sinh từng ngồi đây cách đây 20 năm và sau này sáng lập ra Google, Twitter, Facebook và thay đổi cách chúng ta liên lạc với mọi người. Hôm nay tôi muốn hỏi các em, các em sẽ có thể đóng góp điều gì? Các em sẽ phát minh ra những gì? Một vị tổng thống trong 20 hoặc 50 năm nữa khi quay lại đây sẽ nói như thế nào về những đóng góp của các em cho
đất nước này?

Tôi hi vọng các em sẽ nỗ lực hết sức trong tất cả những gì mình làm. Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng trong mỗi cá nhân các em. Đừng để tôi thất vọng. Đừng để cha mẹ, đất nước hay bản thân các em thất vọng. Hãy làm chúng tôi tự hào về các em. Tôi biết các em có thể làm được điều đó !

1 tháng 11 2017

Cà Mau ngày........tháng.........năm

...............thân mến

Đã gần nửa năm kể từ ngày mình chuyển trường vòa đầy. Mình nhớ cậu và trường cũ lắm nên hôm nay mình viết thư thăm cậu , nhân tiện kể cho cậu nghe về tình hình lớp và trường mình hiện nay.Cậu vẫn khỏe chứ? Vào năm học rồi và đã sắp kiểm tra học kì I rồi, chắc là cậu bận học lắm phải không? Hai bác vẫn khỏe chứ? Mình đoán là năm ngoái cậu học tốt vậy, thế nào năm nay cậu cũng được bố thưởng cho chiếc xe đạp để đi học, phải không?Dạo này mình mập và cao hơn. Nhà mình ở gần trường nên mình đi bộ, đỡ cho bố phải đưa đón. Trường mình gần biển nên rất mát. Lớp mình có 36 bạn, đa số là học sinh khá. Lớp trưởng của mình là con gái bạn ấy khảo bài rất gắt nên mình rất ngán, nhưng bạn ấy rất tốt.Sắp kiểm tra rồi, mình phải ôn bài thật kĩ và thỉnh thoảng mình phải nhờ bố giảng. Mình luôn nhớ quê, bạn bè và thầy cô mà mình cùng cậu học suốt ba năm qua.Thôi, mình dừng bút đây. Chúc cậu và gia đình luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Cậu nhớ viết thư cho mình nhé

Bạn thân của.................

........................

.....................

 

4 tháng 11 2017

............., ngày ……tháng……… năm……..

Lan Hương mến !

Vậy là chúng mình xa nhau hơn một học kỳ rồi đấy, phải không Hương? Cả mình và Hương nữa đều lười viết thư cho nhau. Điều này thì mình phải trách cậu trước vì cậu không thể đã quên địa chỉ cùa mình, còn mình thì mù tit về nơi ở của cậu. Lan Hương nhớ! Cậu có được khỏe không? Học hành thế nào rồi? Hỏi vậy thôi chứ mình biết sức học của Hương có bao giờ chịu đứng “khiêm tốn” sau các bạn khác đâu! Văn hay, toán giỏi lại là một cô bé cần cù, chịu khó ham học thì nhất định Lan Hương luôn giành vị trí hàng đầu rồi. À cô bé Phương Thảo đã vào lớp một chưa? Nó còn bụ bẫm, dễ thương như hồi ở dưới này không? Cho mình gửi lời chúc sức khỏe em và bảo với nó rằng: Chị Hoài Như rất nhớ và yêu nó. Hương đừng quên nhé!. Giờ thì mình kể vài nét tình hình lớp mình cho Hương biết nhé ! Phong trào học tập vẫn như hồi Hựơng ở đây: chăm chỉ sôi nổi. Dường như trong mỗi tụi mình đều nghĩ rằng: hai năm học cuối cấp của bậc Tiểu học rất quan trọng nên ai cũng đều có ý thức học tập, vươn lên. Chắc Hương còn nhớ bạn Phi Hùng và Hải Yến chứ? Do hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, cả hai phải mất một buổi đi bán vé số để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Phi Hùng thì bố mất sớm, Hùng là anh đầu, sau Hùng còn hai em nhỏ nữa. Hoàn cảnh Hải Yến cũng chẳng hơn gì Hùng. Nhiều lúc hai ban ấy có ý định nghỉ học, cô giáo chủ nhiệm và tụi mình động viên mãi hai bạn mới tiếp tục theo học. Các thầy cô đều khen lớp 4A là một tấm gương về sự đoàn kết, tương thân tương ái đấy!. Giá có Hương cùng học thì vui biết chừng nào!. Thôi, cho mình dừng bút ở đây. Chúc Hương và những người bạn mới của Hương luôn vui tươi, học giỏi. Nhớ hôn hộ mình bé Phương Thảo nhé! Bạn thân của Lan Hương Hoài Như

NG
5 tháng 10 2023

Gợi ý: Mẫu thư gửi người thân:

Nam Định, ngày 6 tháng 3 năm 2023

Ông bà ngoại kính mến!

Ông bà ngoại dạo này có khỏe không ạ? Dừa thu hoạch có nhiều hơn lúc trước không ạ? Bây giờ là thời điểm cháu đang ôn tập thi kì II nên những ngày ngày nghỉ cuối tuần cũng không thể về quê được. Cháu nhớ ông bà lắm!

Mặc dù bài vở học kì II này nhiều và khó, nhưng cháu hết sức cố gắng để đạt được danh hiệu học sinh giỏi cả năm. Cháu nhất quyết không phụ lòng cha mẹ vất vả lo cho cháu ăn học và sự tin tưởng của ông bà ngoại. Sau khi thi xong, nhất là trong dịp hè sắp tới, cháu sẽ về quê ở lâu dài bên ông bà ngoại.

Ba mẹ cháu ở trên này cũng khỏe cùng với cuộc sống tốt. Em trai cháu đã nói bập bẹ và chập chững bước đi rồi. Cuối thư, cháu chúc ông bà ngoại sống vui và sống mãi với con cháu.

Cháu của ông bà ngoại

Kí tên

Linh 

Thùy Linh 

6 tháng 1 2022

tham khảo:

1. Mở đầu thư:

- Địa chỉ người gửi, ngày, tháng, năm
- Lời chào

2. Nội dung lá thư

- Hỏi thăm tình hình sức khoẻ, công việc người thân
- Kể về tình hình gia đình
-Kể về kết quả học tập và rèn luyện của em trong học kỳ vừa qua
- Lời hứa / mong muốn của em với người thân

3. Kết thư

Ký tên người gửi

6 tháng 1 2022

tham khảo

Dàn ý bài văn viết thư lớp 5

1. Phần đầu bức thư

- Địa điểm và thời gian viết thư: viết ở góc phía bên phải trang giấy.Ví dụ:

Hà Nội, ngày … tháng … năm …Đà Lạt, ngày … tháng … năm …Nghệ Anh, ngày … tháng … năm ...

- Lời chào đầu tiên dành cho người nhận thư - người bạn của em. Ví dụ:

Hà Lan thân mến!Tuấn Hùng yêu quý!Xin chào Mai Hoa!

2. Phần nội dung bức thư

- Nêu mục đích, lý do mà em viết bức thư này: kể cho bạn nghe về tình hình học tập của bản thân trong thời gian vừa qua.

- Gửi những lời hỏi thăm đến bạn ở đầu thư. Gợi ý:

Về sức khỏe của bạn và gia đình bạnVề thời tiết, khí hậu ở nơi bạn sống hiện nayVề ngôi trường, bạn bè mới của cậu ấy trong thời gian gần đây...

- Chia sẻ tình hình học tập của em cho bạn. Gợi ý:

Gần đây em học tập rất tập trung, chăm chỉ, nghiêm túcLuôn làm bài tập về nhà đầy đủ, đến lớp đúng giờHăng hái tham gia phát biểu, xây dựng bàiĐã khắc phục được những nhược điểm trước đây trong môn học nào đó (tính toán nhanh hơn, viết chữ đẹp hơn, viết văn hay hơn…)Đã đạt được những điểm 9, điểm 10, được thầy cô khen…Được tham gia vào các nhóm, các hoạt động tập thể của trường... 

- Trình bày những mong muốn, tình cảm của em dành cho bạn. Gợi ý:

Bày tỏ tình yêu thương, quý mến, nhớ nhung của em dành cho bạn vì đã lâu rồi chưa gặpThể hiện mong muốn sớm được gặp lại bạn trong thời gian sắp tới (nghỉ hè, nghỉ lễ…)

- Gửi đến bạn và gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và vui vẻ.

- Thể hiện mong muốn sớm nhận được thư hồi âm từ bạn.

3. Phần cuối bức thư

Chữ kí của người viết thư, cùng từ xưng hô thân mật.Ví dụ: Bạn thân của cậu, Best friend...
4 tháng 8 2023

Tham Khảo :

Ý kiến của em về câu nói "Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ" trong bức thư gửi hiệu trưởng của Tổng thống Abraha Linhcon là rất đáng suy ngẫm và đồng ý.

Sự đố kỵ là một tình trạng xấu, gây ra sự ganh tỵ và căm ghét giữa con người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân mà còn có thể lan rộng và gây nên xung đột trong cộng đồng. Đố kỵ là một trở ngại lớn trong việc xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng.

Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là rất quan trọng và cần thiết. Bằng cách giáo dục trẻ em từ nhỏ về lòng biết ơn, sự chia sẻ và tôn trọng người khác, chúng ta có thể giúp trẻ em hiểu rõ về ý nghĩa của tình yêu thương và sự đoàn kết. Đồng thời, chúng ta cũng cần truyền đạt cho trẻ em những giá trị nhân văn, như sự công bằng, lòng khoan dung và sự đồng cảm, để họ có thể hiểu và chấp nhận sự khác biệt của người khác.

Bên cạnh đó, việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc không đố kỵ cũng rất quan trọng. Giáo viên và nhà trường cần tạo ra một không gian an toàn và thoải mái, nơi mọi người được tôn trọng và đánh giá dựa trên năng lực và đóng góp của mình. Điều này sẽ khuyến khích sự hợp tác và phát triển cá nhân của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Trong cuộc sống, sự đố kỵ có thể tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc. Tuy nhiên, chúng ta có thể thay đổi điều đó bằng cách thay đổi suy nghĩ và hành động của chính mình. Việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một bước quan trọng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mọi người sống hòa thuận và tôn trọng lẫn nhau.

Vì vậy, em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Tổng thống Abraha Linhcon và tin rằng việc dạy trẻ em tránh xa sự đố kỵ là một nhiệm vụ quan trọng của chúng ta

 

23 tháng 12 2018

chào Lan , bạn có khỏe không?

Mình khỏe , và cx nhớ bạn lắm , chúng mk dẫ k gặp nhau từ 1 tháng nay rồi. mk học rất giỏi trong kì 1 này đấy , còn bn thì sao ? cho mk gửi lời hỏi thăm đến gi ađình bạn nha. 

Nhớ bạn nhiều!

                                                 Bạn thân của Lan:

                                                           Phương                                            

                                               Mai Thu Phương

6 tháng 1 2022

ngắn quá bạn