K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TT
tran trong
Giáo viên
6 tháng 5

a. Em không đồng tình với việc làm của T. Cách bạn tung tin nói xấu D là một biểu hiện của bạo lực học đường, vi phạm quyền bảo vệ của trẻ em.

b. D cần nói chuyện với T, chỉ ra việc làm không đúng của T, khuyên bạn nên gỡ bài đăng và đính chính. Nếu T vẫn còn nói xấu D cần báo giáo viên để tìm cách giải quyết.

Hôm nay tớ bị điểm kém toán, nhưng không hẳn lí do là do tớ. Tớ mới chuyển trường từ Thanh Hóa ra Hà Đông_Hà Nội, và chắc rằng kiến thức cũng phải rất khác so với ở chỗ trường cũ tớ học !!! Tớ bị điểm kém nhưng gia đình cũng không nói gì tớ cả, ngược lại lại còn động viên tớ nữa !!! Nhưng tớ thấy xấu hổ, tớ không xứng đáng với sự kì vọng của gia đình vì ở trường...
Đọc tiếp

Hôm nay tớ bị điểm kém toán, nhưng không hẳn lí do là do tớ. Tớ mới chuyển trường từ Thanh Hóa ra Hà Đông_Hà Nội, và chắc rằng kiến thức cũng phải rất khác so với ở chỗ trường cũ tớ học !!! Tớ bị điểm kém nhưng gia đình cũng không nói gì tớ cả, ngược lại lại còn động viên tớ nữa !!! Nhưng tớ thấy xấu hổ, tớ không xứng đáng với sự kì vọng của gia đình vì ở trường cũ tớ là cựu học sinh chuyên Anh, là đội viên suất sắc, là lớp trưởng, liên đội trưởng của toàn trường. Vậy mà hôm nay làm bài kiểm tra lại thế này ... Theo các bạn tớ nên giải quyết thế nào ?... Tớ không thể cho qua được cả ngày hô nay tâm trạng tớ cứ buồn rũ rượi, chán nản .... Phải làm sao hả các bạn ???

Một bài toán mà tớ không bít phải giải quyết thế nào ???

5
13 tháng 8 2015

cậu nên rút kinh nghiệm từ bài kiểm tra này và làm bài kiểm tra lần sau tốt hơn.Cậu nên tin tưởng mk rằng mk sẽ làm tốt thì bài kiểm tra sau của cậu sẽ tốt.mà trước khi đi thi vài ngày cậu phải ôn lại các kiến thức đã học ko hiểu thì đăng lên tụi tớ giải giúp cho nhé.

CHÚC MẤY BÀI THI SAU CẬU SẼ ĐC ĐIỂM CAO NHE

13 tháng 8 2015

Tớ phải làm sao đây 

11 tháng 5 2021

Em thấy: việc các bạn giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực là sai, bởi vì:

+ Gây ảnh hưởng đến thể xác, tinh thần của những người liên quan đến mâu thuẫn đó

+ Nặng hơn: có thể gây ra các vụ việc thương tâm chỉ vì 1 vấn đề nhỏ mà giải quyết bằng bạo lực

...

(P/s: ý kiến riêng của mình, hơi ngắn xíu, thông cảm nha Thịnh Đào! :<<)

Chúc bạn học tốt!! ^^

27 tháng 5 2019

Đáp án: C

NG
10 tháng 11 2023

Những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn:

- Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ

- Kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xung đột

- Lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của các thành viên gia đình

- Chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác

- Trò chuyện thẳng thắn để cùng tìm giải pháp

- Thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn

Những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên gia đình:

- Không dùng ngôn từ nặng nề

- Không nên nhắc lại những xung đột đã qua

- Không lôi kéo thành viên khác vào cuộc xung đột

- Nên thảo luận để xử lí xung đột khi đã bình tĩnh

15 tháng 8 2023

 

Tham khảo

 

Những cách thức có thể áp dụng để giải quyết mâu thuẫn:

Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ

Kiểm soát cảm xúc của bản thân khi xảy ra xung đột

Lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của các thành viên gia đình

Chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác

Trò chuyện thẳng thắn để cùng tìm giải pháp

Thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực hơn...

Những điều cần lưu ý khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên gia đình:

Không dùng ngôn từ nặng nề

Không nên nhắc lại những xung đột đã qua

Không lôi kéo thành viên khác vào cuộc xung đột

Nên thảo luận để xử lí xung đột khi đã bình tĩnh...

30 tháng 11 2019

Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

23 tháng 9 2017

Đáp án cần chọn là: C

Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới.

7 tháng 5 2017

Khi chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa đã khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nảy sinh và ngày càng phát triển. Biểu hiện rõ ràng nhất của mâu thuẫn đó chính là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) diễn ra giữa hai phe Liên minh và hiệp ước nhằm cướp đoạt, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới

Đáp án cần chọn là: C

Trong cuộc sống hiên đại như bây giờ, việc bạo lực học đường là quá quen thuộc với con người sống ở sài thành và một số nơi khác nữa. Và những thói quen xấu của những bạn từ 13 tuổi trở lên đã bắt đầu với những thứ ví dụ như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Ngoài ra còn đánh bạn và dọa nếu không đưa tiền hoặc nhắc bài thì...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống hiên đại như bây giờ, việc bạo lực học đường là quá quen thuộc với con người sống ở sài thành và một số nơi khác nữa. Và những thói quen xấu của những bạn từ 13 tuổi trở lên đã bắt đầu với những thứ ví dụ như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Ngoài ra còn đánh bạn và dọa nếu không đưa tiền hoặc nhắc bài thì sẽ mách bố mẹ hoặc sẽ đánh người ấy.

Trước khi tìm hiểu rõ về vấn đề này thì hãy đặt ra rằng “ bạo lực học đường là gì?” Đó là hiện tượng học sinh dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân với cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh với nhau. Diễn ra trong hoặc ngoài nhà trường, đánh nhau thường có hung khí. Ví dụ như trường mình mấy ngày đánh nhau do không đưa tiền và không nhắc bài. Và sau đó học sinh chửi thầy cô giáo, đây là học sinh sài thành. Đó là vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay. Phụ huynh nào cũng phải cẩn thận để con mình có thể vào một ngôi trường tốt không bạo lực. Có rất là nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: Do sự thiếu giáo dục từ phía gia đình. Do sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi. Ngoài ra, bạo lực học đường còn là do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, game bạo lực; nên dẫn đến những hành xử thiếu tính người. Vậy nên người lớn cần phải sát sao bên những cô cậu từ 13 tuổi trở nên những lứa tuổi đó rất dễ bị nhiễm và các hành vi bạo lực dẫn đến những sự cố không tốt cho con mình mà còn ảnh hưởng tới tương lai sau này. Hãy quan tâm tới con mình vì trong tuổi đó dễ bị lây từ chuyện của bố mẹ mà khiến những đứa con vô tội ấy trở nên khác .

Từ đó mọi người hãy rút ra kinh nhiệm cho mình nhé! Cần quan tâm, dạy dỗ về đạo đức làm người nên tham gia vào những hoạt động lành mạnh chỉ có vậy mới khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn thôi. Vì một thế giới không bạo lực học đường hay nói “ Không ” với bạo lực học đường nhé!!

GỬI TRẦN NGHIÊN HY

16
3 tháng 8 2016

ok mk thấy r nha tks bn nhìu lắm yeu

3 tháng 8 2016

tks bn nhé

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

+ Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn: Đam mê sắc dục, say mê trước vẻ đẹp của Thị Hến

+ Các giải quyết mâu thuẫn: cả 3 nhân vật đều bị Thị Hến lừa vào tròng, tự mình phán xử, tự mình nhận tội

Câu 1: Mặc dù bị bạn xấu dụ dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng học sinh N vẫn cương quyết không tham gia cổ vũ đua xe. Học sinh N đã thực hiện tốt phạm trù đạo đức nào dưới đây?A.  Nhân phẩm.          B.  Danh dự.              C.  Lương tâm.           D.  Nghĩa vụ.Câu 2: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn...
Đọc tiếp

Câu 1: Mặc dù bị bạn xấu dụ dỗ, lôi kéo nhiều lần nhưng học sinh N vẫn cương quyết không tham gia cổ vũ đua xe. Học sinh N đã thực hiện tốt phạm trù đạo đức nào dưới đây?

A.  Nhân phẩm.          B.  Danh dự.              C.  Lương tâm.           D.  Nghĩa vụ.

Câu 2: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lớp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Việc làm  này của cô H không vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong

A.  cá nhân.               B.  tôn giáo.               C.  xã hội.                  D.  gia đình.

Câu 3: Anh D và chị T yêu nhau được 3 năm từ khi còn là sinh viên. Sau khi ra trường, anh D được phân công công tác tại miền Nam, chị T được về quê công tác. Họ thường xuyên trao đổi và liên lạc với nhau. Do lo sợ chuyện hôn nhân của con gái mình sẽ vất vả vì 2 người cách xa nhau, bà L đã tìm cách phản đối và nhờ Q là bạn thân của T làm mối cho P gia đình có điều kiện. Mặc dù không đồng ý, nhưng với sức ép của mẹ chị T buộc phải  đồng ý yêu anh P và tiến tới cuộc sống hôn nhân. Những ai đã can thiệp không đúng tới tình yêu lứa đôi của các cá nhân?

A. Anh D.

B. Bà L.                   

C. Chị T.                 

D. Chị Q.                 

Câu 4: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác giữa học sinh?

A.  Bàn bạc với nhau về việc gây chia rẽ trong lớp học.

B.  Hai người mắng một người.

C.  Hai người học ở hai lớp.

D.  Cùng nhau thảo luận bài tập nhóm.

Câu 5: Bạn C là anh cả trong gia đình nghèo khó, bạn luôn ý thức mình phải cố gắng để giúp đỡ bố mẹ khỏi vất vả. Hằng ngày ngoài việc học bạn thường giúp đỡ bố mẹ bán hàng, nấu cơm, giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa. Không những thế bạn còn biết bảo ban em trai của mình học tập. Theo em, C đã thực hiện tốt phạm trù đạo đức nào?

A.  Nghĩa vụ.             B.  Danh dự.              C.  Nhân phẩm.          D.  Lương tâm.

Câu 6: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt được gọi là

A.  tập thể.                 B.  làng xóm.             C.  dân cư.                 D.  cộng đồng.

Câu 7. Tích cực tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu dân cư là trách nhiệm của ai dưới đây?

A.  Những người có trách nhiệm.                  B.  Người lớn.

C.  Trẻ em.                                                   D.  Mọi công dân.

Câu 8: Nhờ có thảo luận, trao đổi và cùng thực hiện kế hoạch theo hợp đồng mà nhiều công trình đường xá, cầu nối giữa các địa phương được hoàn thành đúng thời hạn và có chất lượng. Hoạt động chung này thể hiện yêu cầu nào dưới đây trong lao động?

A.  Nhiệt tình.            B.  Thiện chí.             C.  Tận tâm.               D.  Hợp tác.

Câu 9: H là học sinh giỏi nhiều năm liền, tuy nhiên H thường xuyên xa lánh với các bạn trong lớp. Thấy vậy T đã khuyên H nên dành thời gian tham gia các hoạt động của lớp. Không đồng tình với T, M là bạn của H cho rằng, việc H phấn đấu thành học sinh giỏi đã là tích cực tham gia vào thành tích của lớp. Chứng kiến mấy bạn tranh luận sôi nổi, L đóng góp ý kiến đó là việc tham gia vào các hoạt động của lớp, là sự tự nguyện của mỗi người vì vậy nếu các bạn không tham gia thì chúng ta không nên có ý kiến. Bạn nào đã hiểu đúng về khái niệm hòa nhập?

A.  Bạn H và bạn T.    B.  Bạn T.                  C.  Bạn H.                  D.  Bạn M và bạn T.

Câu 10. Biểu hiện nào dưới đây là một trong những nội dung của lòng yêu nước?

A.  Tình cảm gắn bó với thiên nhiên.             B.  Yêu quý lao động.

C.  Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.        D.  Yêu quý các di sản văn hóa.

Câu 11: Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức

A.  bào thủ của xã hội.                                  B.  mệnh lệnh của xã hội.

C.  tiến bộ của xã hội.                                   D.  tiêu chuẩn của mỗi người.

Câu 12: Phẩm chất đạo đức nào sau đây là biểu hiện của người có lối sống nhân nghĩa?

A.  Chan hòa.             B.  Tự giác.                C.  Tự trọng.              D.  Vị tha.

Câu 13: Gia đình A tổ chức sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ bán rộng rãi trên thị trường đem lại thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho các thành viên là thực hiện chức năng nào dưới đây của gia đình?

A.  Sản xuất.              B.  Tổ chức đời sống. C.  Duy trì đời sống.   D.  Kinh tế.

Câu 14: Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là

A.  đồng lòng.            B.  hợp tác.                C.  đoàn kết.              D.  giúp đỡ.

Câu 15. Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất

A.  của người lao động.                                B.  của mọi người sống trên đất nước.

C.  của dân tộc Việt Nam.                             D.  của mọi doanh nghiệp.

Câu 16: Thông qua việc thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội, gia đình đã góp phần thực hiện tốt chức năng nào dưới đây?

A.  Giáo dục con cái.                                    B.  Tổ chức đời sống gia đình.

C.  Kinh tế, kinh doanh.                               D.  Bảo vệ giá trị truyền thống.

Câu 17: Hành vi nào dưới đây thể hiện người có lương tâm?

A.  Tạo ra nhiều công việc cho mọi người.     B.  Không bán hàng giả.

C.  Học tập để nâng cao trình độ.                  D.  Không bán hàng rẻ.

Câu 18: Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội gọi là

A.  tín ngưỡng.           B.  pháp luật.             C.  đạo đức.               D.  phong tục.

Câu 19: Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chỉ được pháp luật bảo vệ sau khi hai người đã

A.  tự nguyện đến với nhau.                          B.  tổ chức đám cưới.

C.  có con chung.                                         D.  đăng ký kết hôn.

Câu 20. Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?

A.  Yêu thích tham quan, du lịch.                  B.  Yêu thích ngoại ngữ.

C.  Yêu công việc đang làm.                         D.  Yêu quê hương đất nước.

Câu 21. Tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc là biểu hiện của

A.  lòng yêu nước.                                        B.  tình cảm dân tộc.

C.  sự hi sinh.                                               D.  truyền thống đạo đức.

Câu 22: Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính

A.  tự nguyện.            B.  cưỡng chế.            C.  áp đặt.                  D.  bắt buộc.

Câu 23: Sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữ hai người khác giới, ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi gắn bó với nhau được gọi là

A.  tình bạn.               B.  tình đồng hương.   C.  tình đồng đội.       D.  tình yêu.

Câu 24. Tự nhận thức đúng những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức xã hội là việc làm cần thiết để

A.  Tự hoàn thiện bản thân.                          B.  Sống có đạo đức.

C.  Sống hòa nhập.                                       D.  Tự nhận thức đúng về mình.

Câu 25. Học sinh lớp 10A Trường Trung học phổ thông H tích cực tham gia hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?

A.  Chăm lo cho xã hội.                                B.  Bảo vệ Tổ quốc.

C.  Xây dựng Tổ quốc.                                 D.  Sống hòa nhập với cộng đồng.

Câu 26. Xã hội không ngừng phát triển, luôn đề ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với mỗi thành viên, nên mỗi người cần phải

A.  tự học tập, lao động.                               B.  tự hoàn thiện bản thân.

C.  rèn luyện đạo dức theo yêu cầu của xã hội.       D.  rèn luyện thể chất để học tập và lao động.

Câu 27. Bùng nổ dân số trở thành nỗi lo của

A.  cộng đồng quốc tế.                                  B.  các nước đang phát triển.

C.  các nước lớn.                                          D.  các nước kém phát triển.

Câu 28: Sự coi trọng đánh giá cao của dư luận xã hội đối với mọi người phải dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là

A.  nghĩa vụ.              B.  danh dự.               C.  hạnh phúc.            D.  tự trọng.

Câu 29: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận tiền đặt cọc tám trăm triệu đồng của anh T và anh C, ông D đã bỏ trốn về quê sinh sống. Với mục đích lấy lại số tiền đặt cọc, anh T và anh C đã nhờ bạn bè đăng ảnh ông D lên mạng xã hội để mọi người tìm kiếm giúp. Lo sợ sẽ bị anh T và anh C thuê giang hồ hành hung và nhận thấy hành vi của mình là vi phạm pháp luật, Ông D đã đến cơ quan công an đầu thú và xin hứa sẽ trả lại toàn bộ số tiền đã nhận của anh T và anh C và xin lỗi 2 anh. Phạm trù đạo đức nào dưới đây đã khiến ông D quyết định từ bỏ ý định chiếm đoạt số tiền trên ?

A.  Nhân phẩm.          B.  Danh dự.              C.  Nghĩa vụ.             D.  Lương tâm.

Câu 30: H là học sinh giỏi nhiều năm liền, tuy nhiên H thường xuyên xa lánh với các bạn trong lớp. Thấy vậy T đã khuyên H nên dành thời gian tham gia các hoạt động của lớp. Không đồng tình với T, M là bạn của H cho rằng, việc H phấn đấu thành học sinh giỏi đã là tích cực tham gia vào thành tích của lớp. Chứng kiến mấy bạn tranh luận sôi nổi, L đóng góp ý kiến đó là việc tham gia vào các hoạt động của lớp, là sự tự nguyện của mỗi người vì vậy nếu các bạn không tham gia thì chúng ta không nên có ý kiến. Bạn nào đã hiểu đúng về khái niệm hòa nhập?

A.  Bạn H.                  B.  Bạn H và bạn T.    C.  Bạn M và bạn T.   D.  Bạn T.

Câu 31. Không ngừng rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, là biểu hiện của

A.  tự hoàn thiện bản thân.                            B.  đức tính khiêm tốn.

C.  phê bình và tự phê bình.                          D.  đức tính kiên trì.

Câu 32: Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người

A.  tự ti về bản thân.                                     B.  tự cao tự đại về bản thân.

C.  lo lắng về bản thân.                                 D.  tự tin vào bản thân.

Câu 33: Bạn A đi học về, thấy mẹ ốm nằm trên giường chưa kịp nấu cơm. Bạn đã nhanh tay vào bếp nấu cơm cho cả nhà đỡ mẹ mà không cần mẹ phải sai bảo. Bạn A đã hành động theo phạm trù đạo đức nào?

A.  Lương tâm.                                             B.  Nhân phẩm, danh dự.

C.  Nghĩa vụ.                                               D.  Hạnh phúc.

Câu 34. Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?

A.  Yêu thích ngoại ngữ.                               B.  Yêu thích tham quan, du lịch.

C.  Yêu quê hương đất nước.                        D.  Yêu công việc đang làm.

Câu 35: Gia đình A tổ chức sản xuất đồ gia dụng bằng gỗ bán rộng rãi trên thị trường đem lại thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống cho các thành viên là thực hiện chức năng nào dưới đây của gia đình?

A.  Tổ chức đời sống. B.  Sản xuất.              C.  Kinh tế.                D.  Duy trì đời sống.

Câu 36: Phong tục nào sau đây thể hiện lối sống nhân nghĩa của dân tộc ta?

A.  Cúng giỗ ông bà.                                    B.  Xông đất đầu năm.

C.  Đi lễ chùa đầu năm.                                D.  Ăn trầu.

0