K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhân cách quý hơn tiền bạc Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua  Trần Minh Tông biết  chuyện, liền hỏi  một viên quan tin cẩn:- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không?Viên quan tâu:- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không...
Đọc tiếp

Nhân cách quý hơn tiền bạc

 Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua  Trần Minh Tông biết  chuyện, liền hỏi  một viên quan tin cẩn:

- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không?

Viên quan tâu:

- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận.Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông  ấy  không  biết phải trả cho ai thì mới  nhận.

Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.

Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình  lên vua  Minh Tông:

- Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này.Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần.Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công  quỹ.

 Vua Minh Tông đáp:

- Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho.Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?

- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.- Mạc Đĩnh Chi khảng  khái đáp.

Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.

                                                                                                  Theo Quỳnh Cư

câu 11 : Câu chuyện muốn ca ngợi điều gì?

 

 

 

1
3 tháng 5 2023

Câu chuyện ca ngợi nhân cách trọng nhân cách hơn tiền bạc,trung thực của Mạc Đĩnh Chi.

Giúp tui vớiNhân cách quý hơn tiền bạcMạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không?Viên quan tâu:- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không...
Đọc tiếp

Giúp tui với

Nhân cách quý hơn tiền bạc

Mạc Đĩnh Chi làm quan rất thanh liêm nên nhà ông thường nghèo túng.Sau khi lo đám tang cho mẹ, cuộc sống của ông vốn đã thanh bạch giờ càng đạm bạc hơn.Vua Trần Minh Tông biết chuyện, liền hỏi một viên quan tin cẩn:

- Ta muốn trích ít tiền trong kho đem biếu Mạc Đĩnh Chi.Liệu có được không?

Viên quan tâu:

- Nếu Hoàng thượng cho người đem tiền biếu thì Mạc Đĩnh Chi sẽ không nhận.Chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận.

Nhà vua ưng thuận và sai người làm như vậy.

Sáng hôm sau thức dậy, Mạc Đĩnh Chi thấy gói tiền trong nhà, liền đem vào triều, trình lên vua Minh Tông:

- Tâu Hoàng thượng. Đêm qua ai đã bỏ vào nhà thần gói tiền này.Thần ngờ đây là tiền của người muốn đút lót thần.Vậy, xin Hoàng thượng cho thần nộp tiền này vào công quỹ.

Vua Minh Tông đáp:

- Khanh có khó nhọc thì người ta mới giúp cho.Cứ coi đó là tiền của mình cũng được chứ sao?

- Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.- Mạc Đĩnh Chi khảng khái đáp.

Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi. Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui.

Theo Quỳnh Cư

Em khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Cuộc sống của Mạc Đĩnh Chi như thế nào?

A. Thanh bạch, đạm bạc.

B. Sung sướng, nhàn hạ.

C. Hạnh phúc, giàu có.

D. Nhàn hạ, hạnh phúc.

Câu 2: Biết được cuộc sống khó khăn của Mạc Đĩnh Chi, theo hiến kế của viên quan tin cẩn, vua đã làm gì để giúp đỡ ông?

A. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đem đến biếu ông.

B. Cho trích ít tiền trong kho và sai người đang đêm đem lén bỏ tiền vào nhà ông.

C. Sai người đang đêm bỏ một gói tiền trước nhà ông.

D. Sai người vào buổi tối mang tiền đến nhà tặng ông.

Câu 3: Mạc Đĩnh Chi đã làm gì khi thấy gói tiền trong nhà?

A. Lấy ngay gói tiền vì không biết phải trả cho ai.

B. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng không ai biết.

C. Lấy ngay gói tiền vì nghĩ rằng mình đã giúp người, nay người giúp lại.

D. Liền đem vào triều, trình lên vua và xin cho nộp tiền vào công quỹ.

Câu 4: Mạc Đĩnh Chi nói gì khi vua khuyên ông hãy coi tiền đó là của mình?

A. “Thần ngờ rằng đó là tiền của một người muốn đút lót.”

B. “Xin Hoàng thượng cho nộp tiền này vào công quỹ”.

C. “Phàm của cải không do tay mình làm ra thì không được tơ hào đến.”

D. “Thần nghĩ rằng tiền này của ai nhờ thần làm việc gì đó.” vào nhà ông.

Câu 5: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “trung thực"?

A. ngay ngắn

B. thật thà

C. trung tâm

D. tham ô.

Câu 6: Dấu phẩy trong câu sau: “Vua rất cảm kích trước tấm lòng trung thực, liêm khiết, trọng nhân cách hơn tiền bạc của Mạc Đĩnh Chi.” Có tác dụng:

A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

B. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

C. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

D. Ngăn cách lời nói của nhân vật.

Câu 7: Hai câu “Thần biết rõ Mạc Đĩnh Chi. Nếu cho đem tiền đến, ông ấy sẽ không nhận đầu” liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Dùng từ ngữ nổi.

B. Thay thế từ ngữ .

C. Lặp từ ngữ.

D. Từ ngữ nối và lập từ ngữ.

Câu 8: Trong câu ghép “Thần nghĩ chỉ có cách lén bỏ tiền vào nhà, ông ấy không biết phải trả cho ai thì mới nhận”. Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?

A. Nối bằng một quan hệ từ .

B. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).

C. Nối bằng một cặp quan hệ tử.

D. Nối bằng một quan hệ từ và cặp quan hệ từ.

Câu 9: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Vua đành giữ lại tiền rồi cho ông lui

Chủ ngữ: ............................................................................................................................

Vị ngữ: ...............................................................................................................................

Câu 10: Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả nói về môi trường

............................................................................................................................

............................................................................................................................

 

1
17 tháng 5 2022

Câu 1: A

Câu 2: B

Câu 3: D

 Câu 4: C

 Câu 5: B

 Câu 6: C

 Câu 7: B

Câu 8: B

 Câu 9:

Chủ ngữ: Vua

Vị ngữ: đành giữ tiền lại rồi cho ông lui

Câu 10:

Vì con người xả rác bừa bãi, sử dụng nhiều sản phẩm gây các chất độc hại nên môi trường đang bị ảnh hưởng xấu, ô nhiễm ngày càng nặng nề.

 

25 tháng 12 2017

Tổ tiên tôi có nghề y gia truyền nổi tiếng từ lâu đời. Vì thế, vào đời hoàng đế Trần Anh Tông trị vì đất nước, tôi được bổ nhiệm giữ chức Thái y lệnh trông coi việc chữa bệnh trong cung.

Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng nhiều vinh hoa phú quý, nhưng tôi vẫn nhớ lời răn dạy của cha tôi: Bân à, con nên ghi nhớ phương châm hành nghề của gia tộc họ Phạm ta: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vì thế, ngoài bổn phận phụng sự Trần Anh Tông hoàng đế, tôi còn mở thêm y viện tại nhà đế khám chữa bệnh cho dân.

Tiền của trong nhà tôi phần lớn được dùng vào việc mua thuốc và thóc gạo để chữa bệnh cứu người. Y viện của tôi gồm đủ các hạng người. Từ kẻ giàu có đến kẻ cơ khổ. Tôi không phân biệt họ giàu hay nghèo, chỉ phân biệt nặng hay nhẹ để ưu tiên chữa trước, ưu tiên thuốc tốt. Có nhiều kẻ cơ hàn nghèo khó đến mức cơm không đủ ăn, chẳng có tiền mà chữa bệnh tôi cho họ ở nhà mình, cấp cho họ cơm cháo và chữa trị không lấy tiền.

Đối với những bệnh nhân máu mủ tanh tưởi hoặc bị cả những chứng bệnh lây truyền, nhiều thầy thuốc khác né tránh, từ chối. Tôi nghĩ: Nếu ai cũng né tránh kọ thì ai sẽ chữa cho họ?, và thế là tôi nhận chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế, bệnh nhân đến nhà tôi chữa bệnh rất khá đông, các giường bệnh lúc nào cũng chật người.

Một số người cho rằng tôi dại, số khác lại nghĩ tôi gàn dở. Mặc những lời gièm pha, tôi chỉ cặm cụi chữa bệnh cứu người.

Rồi liền mấy năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, bệnh nhân quá nhiều, những nhà dưỡng bệnh cũ không đủ, tôi phải dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở có khi có tới hơn ngàn người.

Một hôm, tôi đang nghỉ thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi bảo người nhà ra mời vào. Trông thấy tôi, người đó quỳ sụp lạy và cầu xin:

-     Thưa đại nhân, vợ con bệnh quá nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Cúi xin đại nhân sinh phúc cứu giúp! Gia đình con xin đội ơn ngài!

Tôi bảo người đó đứng lên rồi sửa soạn đi ngay. Vừa ra đến cửa thì gặp sứ giả do nhà vua sai tởi, truyền rằng:

-      Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Anh Tông hoàng đê lệnh cho ngài đến khám.

Tôi thưa:

-      Nhờ đại nhân tâu lại với Chúa thượng, bệnh đó không nguy kịch, có thể chữa sau. Nay mệnh sống của vợ người đàn ông này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đên vương phủ.

Quan Trung sứ tức giận nói:

-       Phận làm tôi sao ông dám trái lệnh chúa thượng? Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng

mình chăng?

Tôi biết làm như vậy là khi quân phạm thượng, có thể sẽ rước họa vào thân. Nhưng tính mạng người đàn bà kia kể như trứng đang ở dưới chân voi, tôi không thể suy tính thiệt hơn. Là thầy thuốc tôi không thể bỏ mặc, thấy người sắp chết mà không cứu.

Tôi đành đáp:

-       Bẩm đại nhân, tôi biết thế là đắc tội với Chúa thượng, nhưng cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông - vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.

Nói rồi, tôi quả quyết đi cứu người đàn bà kia. Thật may, tôi đến vừa kịp.

Sau khi người đàn bà qua cơn nguy hiểm, tôi dặn dò người nhà cách chăm sóc, thuốc thang cho người bệnh rồi lập tức tới vương phủ yết kiến. Trông thấy tôi, hoàng đế Anh Tông quở trách:

-      Sao khanh dám coi thường lệnh Trẫm đến vậy? Khanh có biết thế là mắc tội chết không?

Tôi quỳ lạy:

-      Muôn tâu Chúa thượng, hạ thần có tội, xin Chúa thượng giáng tội. Nhưng hạ thần cũng vì bổn phận của người thầy thuốc thương xót kẻ sắp chết vì bệnh tật nguy kịch mà đành làm trái lệnh Chúa thượng, cúi xin Người anh minh khoan dung kẻ có tội như hạ thần đây. Được như thê thì hạ thần vô cùng cảm kích và đội ơn sâu, mà mong báo đáp Chúa thượng suốt đời.

Hoàng đế Anh Tông nghe xong, ngài mừng rỡ nói:

-       Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp, lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Lời khen của nhà vua khiến tôi vô cùng cảm động và sung sướng. Tôi sung sướng không phải vì được một bậc quân vương khen là giỏi và nhân đức, mà tôi mừng vì xã tắc có một vị hoàng đế anh minh, khoan từ nhân thứ như ngài trị vì. Đó thật là phúc cho trăm họ.

Từ đấy, tôi lại dốc vào phụng sự hoàng đế Anh Tông và chữa bệnh cứu ngươif

25 tháng 12 2017

Tổ tiên tôi có nghề y gia truyền nổi tiếng từ lâu đời. Vì thế, vào đời hoàng đế Trần Anh Tông trị vì đất nước, tôi được bổ nhiệm giữ chức Thái y lệnh trông coi việc chữa bệnh trong cung.

Mặc dù ở địa vị cao sang, được hưởng nhiều vinh hoa phú quý, nhưng tôi vẫn nhớ lời răn dạy của cha tôi: Bân à, con nên ghi nhớ phương châm hành nghề của gia tộc họ Phạm ta: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vì thế, ngoài bổn phận phụng sự Trần Anh Tông hoàng đế, tôi còn mở thêm y viện tại nhà đế khám chữa bệnh cho dân.

Tiền của trong nhà tôi phần lớn được dùng vào việc mua thuốc và thóc gạo để chữa bệnh cứu người. Y viện của tôi gồm đủ các hạng người. Từ kẻ giàu có đến kẻ cơ khổ. Tôi không phân biệt họ giàu hay nghèo, chỉ phân biệt nặng hay nhẹ để ưu tiên chữa trước, ưu tiên thuốc tốt. Có nhiều kẻ cơ hàn nghèo khó đến mức cơm không đủ ăn, chẳng có tiền mà chữa bệnh tôi cho họ ở nhà mình, cấp cho họ cơm cháo và chữa trị không lấy tiền.

Đối với những bệnh nhân máu mủ tanh tưởi hoặc bị cả những chứng bệnh lây truyền, nhiều thầy thuốc khác né tránh, từ chối. Tôi nghĩ: Nếu ai cũng né tránh kọ thì ai sẽ chữa cho họ?, và thế là tôi nhận chữa trị cho tất cả mọi người. Vì thế, bệnh nhân đến nhà tôi chữa bệnh rất khá đông, các giường bệnh lúc nào cũng chật người.

Một số người cho rằng tôi dại, số khác lại nghĩ tôi gàn dở. Mặc những lời gièm pha, tôi chỉ cặm cụi chữa bệnh cứu người.

Rồi liền mấy năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, bệnh nhân quá nhiều, những nhà dưỡng bệnh cũ không đủ, tôi phải dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật đến ở có khi có tới hơn ngàn người.

Một hôm, tôi đang nghỉ thì có tiếng gõ cửa gấp. Tôi bảo người nhà ra mời vào. Trông thấy tôi, người đó quỳ sụp lạy và cầu xin:

-     Thưa đại nhân, vợ con bệnh quá nguy kịch, máu chảy như xối, mặt mày xanh lét. Cúi xin đại nhân sinh phúc cứu giúp! Gia đình con xin đội ơn ngài!

Tôi bảo người đó đứng lên rồi sửa soạn đi ngay. Vừa ra đến cửa thì gặp sứ giả do nhà vua sai tởi, truyền rằng:

-      Trong cung có bậc quý nhân bị sốt, Anh Tông hoàng đê lệnh cho ngài đến khám.

Tôi thưa:

-      Nhờ đại nhân tâu lại với Chúa thượng, bệnh đó không nguy kịch, có thể chữa sau. Nay mệnh sống của vợ người đàn ông này chỉ trong khoảnh khắc. Tôi hãy cứu họ trước, lát sẽ đên vương phủ.

Quan Trung sứ tức giận nói:

-       Phận làm tôi sao ông dám trái lệnh chúa thượng? Ông định cứu tính mạng người ta mà không định cứu tính mạng

mình chăng?

Tôi biết làm như vậy là khi quân phạm thượng, có thể sẽ rước họa vào thân. Nhưng tính mạng người đàn bà kia kể như trứng đang ở dưới chân voi, tôi không thể suy tính thiệt hơn. Là thầy thuốc tôi không thể bỏ mặc, thấy người sắp chết mà không cứu.

Tôi đành đáp:

-       Bẩm đại nhân, tôi biết thế là đắc tội với Chúa thượng, nhưng cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông - vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông vào Chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.

Nói rồi, tôi quả quyết đi cứu người đàn bà kia. Thật may, tôi đến vừa kịp.

Sau khi người đàn bà qua cơn nguy hiểm, tôi dặn dò người nhà cách chăm sóc, thuốc thang cho người bệnh rồi lập tức tới vương phủ yết kiến. Trông thấy tôi, hoàng đế Anh Tông quở trách:

-      Sao khanh dám coi thường lệnh Trẫm đến vậy? Khanh có biết thế là mắc tội chết không?

Tôi quỳ lạy:

-      Muôn tâu Chúa thượng, hạ thần có tội, xin Chúa thượng giáng tội. Nhưng hạ thần cũng vì bổn phận của người thầy thuốc thương xót kẻ sắp chết vì bệnh tật nguy kịch mà đành làm trái lệnh Chúa thượng, cúi xin Người anh minh khoan dung kẻ có tội như hạ thần đây. Được như thê thì hạ thần vô cùng cảm kích và đội ơn sâu, mà mong báo đáp Chúa thượng suốt đời.

Hoàng đế Anh Tông nghe xong, ngài mừng rỡ nói:

-       Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp, lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi.

Lời khen của nhà vua khiến tôi vô cùng cảm động và sung sướng. Tôi sung sướng không phải vì được một bậc quân vương khen là giỏi và nhân đức, mà tôi mừng vì xã tắc có một vị hoàng đế anh minh, khoan từ nhân thứ như ngài trị vì. Đó thật là phúc cho trăm họ.

Từ đấy, tôi lại dốc vào phụng sự hoàng đế Anh Tông và chữa bệnh cứu người.



 

27 tháng 12 2020

Nội dung cải cách:

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.

a) Về chính trị:

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

b) Về kinh tế tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

 

c) Về xã hội:

- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

d) Về văn hoá, giáo dục:

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Nhận xét:

- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

=> Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông

27 tháng 12 2020

Nội dung cải cách:

Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.

a) Về chính trị:

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

b) Về kinh tế tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

 

c) Về xã hội:

- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

d) Về văn hoá, giáo dục:

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Nhận xét:

- Trong tình trạng đất nước khủng hoảng, Hồ Quý Ly đã mạnh dạn khởi xướng và tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều mặt. Cuộc cải cách của ông có nhiều mặt tiến bộ giúp đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

=> Ông là một nhà yêu nước có tài năng, có hoài bão, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.

- Hạn chế và sai lầm lớn nhất của ông là để đất nước rơi vào ách đô hộ của nhà Minh do đường lối kháng chiến sai lầm và cũng do những hạn chế trong cuộc cải cách của ông

giúp mk nha mn

11 tháng 5 2022

Đánh dấu ranh giới Giữa các từ ngữ có chức vụ trong câu bn nha

9 tháng 8 2023

Tham khảo: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền

- Tên danh nhân: Ngô Quyền

- Câu chuyện:

+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm  (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).

+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.

+ Sau chiến thắng vang dội  trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền  lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…

25 tháng 11 2023

Tham khảo!

Tiến sĩ Vũ Tông Phan là một nhân vật điển hình cho người Hà Nội ở thế kỉ XIX bởi sự nghiệp sáng tạo thi ca, hoạt động văn hoá, nhất là làm giáo dục, tất cả đều vì Hà Nội, cho Hà Nội.

Ngược dòng thời gian vào thế kỉ 19, năm 1831 khi Vũ Tông Phan từ Huế ra nhận chức Giáo thụ phủ Thuận An, lúc bấy giờ thuộc về Bắc Ninh, khi ra đến Hà Nội, cụ thấy quang cảnh Hà Nội như thế này: “Nay đương phát sinh nơi đô thành, nhiều hạng dân du thực du thủ đi học thì cốt giật tiếng nho, đi buôn chửa giàu đã khoe của, cư dân thường túm tụm ba hoa, bộ hành áo quần cực diêm dúa, sòng bạc tràn lan khắp gần xa…”.

Trước tình cảnh này, Vũ Tông Phan có bàn bạc với những người bạn thân thiết là: Ngô Thế Vinh, Tiến sĩ Lê Duy Trung, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu… tập hợp được 1 nhóm sĩ phu và đề xuất phải chấn hưng văn hóa, giáo dục Thăng Long-Hà Nội. Họ đã đưa văn hóa, giáo dục Thăng Long từ chỗ hoang tàn ở buổi đầu năm 1831 (như cụ Phan đã miêu tả) mà chỉ 30 năm sau thôi một ký giả nước ngoài khi đến đây đã phải viết lên tờ Thông tin Bắc Kỳ: Thành phố này không còn là kinh đô nữa nhưng vẫn đứng đầu cả nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục và phồn vinh đông đúc.

30 tháng 3 2017

a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:

   + Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật

   + Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.

   + Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật

b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.

   + Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)

- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.

   + Trang quý và lo lắng cho bạn

   + Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ

- Câu chuyện diễn ra:

   + Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.

   + Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa

   + Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:

   + Miêu tả cảnh ngày sinh nhật

   + Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi

   + Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang

   + Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.

c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.

28 tháng 10 2021

1. Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

2. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống nhục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.

còn giấy rách phải giữ lấy lề thì mik chịu

chúc bạn học tốt

nhớ kích đúng cho mik nha

28 tháng 10 2021
Con người ta sống trên đời cần đến danh tiếng để làm gì, danh tiếng là cái gì mà khiến cho chúng ta chao đảo theo nó có những người còn bất chấp để đạt được nó để trở thành một kẻ hám danh. Suy cho cùng thì con người chúng ta muốn có danh tiếng vì muôn được sống một cách vinh quang. Trái ngược với vinh là nhục. Hai phạm trù ấy tưởng chừng tách rời nhau nhưng lại không phải thế, mặt khác nó còn gắn bó chặt chẽ, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vinh có nghĩa là vinh quang, đó là trạng thái con người trở nên đẹp đẽ trước mắt mọi người, được mọi người yêu quý kính trọng. Nhục là chỉ một trạng thái, đó là sự nhục nhã. Sự nhục nhã, cảm giác nhục nhã chỉ đến với một người khi lòng tự trọng của người đó bị tổn thương, bị thử thách. Vậy vinh và nhục trong cuộc sống được biểu hiện như thế nào? Vinh và nhục đi liền với nhau như thành công và thất bại vậy chính vì thế hai phạm trù này cũng thường được nhắc đến cùng nhau. Nếu thất bại và thành công có câu “ thất bại là mẹ thành công” thì vinh và nhục có câu “ chết vinh còn hơn sống nhục”. vinh và nhục được thể hiện rất rõ trong cuộc sống. Đối với một người học sinh thì vinh là khi họ được những điểm mười, có thành tích học tập cao và đạo đức tốt. Còn nhục là những cậu học sinh cá biệt, học kém lại có nghịch tợn, dính vào những tệ nạn xã hội mà lại hư nữa. đó chính là biểu hiện của vinh nhục trong học đường. Đối với những người tri thức thì vinh nhục thể hiện còn rõ ràng hơn cả những cô câu học sinh. Vì khi đó người ta đã trưởng thành và rất mong muốn thành đạt vậy nên họ rất thích được vinh quang và không thích nhục nhã. Sự vinh quang của một nhà giáo là họ được cấp trên tin tưởng giao phó công việc giảng dạy những lớp có chất lượng cao, vinh quang khi được học sinh ai ai cũng muốn được học thầy cô đó. Đó chính là một sự vinh quang của họ. Còn nhục thì là bị khiển trách suốt ngày vì chất lượng dậy của bạn bị các học sinh và phụ huynh phàn nàn. Hay đối với một thương nhân vinh là khi họ buôn bán được, uy tín và chất lượng được các bạn trong giới đồng nghiệp tin cậy mến yêu, được lòng người tiêu dùng. Còn nhục khi bị chê trách buôn bán thô lỗ mà còn bị người ta trả lại hàng và mắng cho một trận té tát. Nói tóm lại mỗi ngành nghề nếu tốt mà được mọi người tin cậy, quý trọng thì đó là vinh, còn làm không ra gì bị khiển trách chê cười đó là nhục. Đó là cá nhân mỗi người còn đối với vận mệnh quốc gia thì nhục khi đất nước bị xâm lăng, nhân dân bị những bọn xâm lược ấy bóc xương lột da ăn thịt bằng cách bóc lột thậm tệ. Một đất nước bị như thế mà không có bất cứ một hành động nào đấu tranh thì đó là chấp nhận sống nhục nhã. Nhưng khi họ đứng dậy để chiến đấu và chiến thắng thì đó là vinh. Lịch sử Việt Nam đã cho thấy nhân dân ta đã phải sống một cảnh nhục nhã như thế nào, nhất là nạn đói năm 1945. Nhưng nhân dân ta đứng dậy đấu tranh và chiến thắng vẻ vang. Vinh và nhục luôn đi liền với nhau, nói chung nói về vinh và nhục trong cuộc sống thì rất nhiều và cũng có nhiều luồng ý kiến. nhưng tóm lại một điều rằng khi bạn vượt lên được chính mình thì đó là vinh quang rồi. Trong cuộc đời mỗi con người ai chẳng có lúc này lúc nọ. Nó giống như câu “ sông có khúc, người có lúc” không ai nhục mãi, không ai vinh mai, ít nhất trong cuộc đời đều phải chịu nhục một lần. Chẳng thế mà như Bác Hồ của chúng ta vinh quang cả một dân tộc thế nhưng cũng có lúc bị nhục nhã chịu cảnh tù đày đó thôi. Chính vì thế mỗi chúng ta không thấy vinh mà vui mừng không lo nghĩ, không thấy nhục mà kêu than bất cần. Hãy luôn sống hết mình làm theo những chuẩn mực đạo đức là được.