K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:      (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày,...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

     (1) Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống... Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng.

    (2) Thỉnh thoảng chúng ta vẫn gặp những người tự cho mình quyền được phán xét người khác theo một định kiến có sẵn. Những người không bao giờ chịu chấp nhận sự khác biệt. Đó không phải là điều tồi tệ nhất. Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó. Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thể thôi sợ hãi, và thử nghe theo chính mình?

(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim, Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra 2 cặp từ, cặp cụm từ đối lập được sử dụng trong đoạn (1).

Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng?

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về quan điểm của tác giả: Điều tồi tệ nhất là chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó?

Câu 5. Anh/Chị rút ra thông điệp gì cho bản thân từ văn bản trên?

0
Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả...
Đọc tiếp
Chúng ta vẫn thường nghe một người tằn tiện phán xét người khác là phung phí. Một người hào phóng đánh giá người kia là keo kiệt. Một người thích ở nhà chê bai kẻ khác bỏ bê gia đình. Và một người ưa bay nhảy chê cười người ở nhà không biết hưởng thụ cuộc sống… Chúng ta nghe những điều đó mỗi ngày, đến khi mệt mỏi, đến khi nhận ra rằng đôi khi phải phớt lờ tất cả những gì người khác nói và rút ra một kinh nghiệm là đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng. (Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2017, trang 144, 145) Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2 (0.5 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản? Câu 3 (1.0 điểm): Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? Câu 4 (1.0 điểm): Nêu bài học em rút ra cho bản thân qua văn bản trên? Câu 5 (2.0 điểm): Từ nội dung của văn bản trên, hãy viết đoạn văn diễn dịch với chủ đề: “Đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng”
1
8 tháng 2 2021

Câu 1: nghị luận

Câu 2:

Tác giả cho rằng:"Đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng" vì mỗi người có cuộc sống riêng biệt. Và chính nhờ sự khác biệt ấy mà cuộc sống trở nên đa dạng hơn. Nếu chỉ đứng từ góc nhìn của chính bản thân mình thì sẽ dễ dàng kết luận, phán xét người khác. Như vậy là sự nhìn nhận phiến diện, không khách quan.

Câu 3:

Những cặp, cụm từ đối lập: tằn tiện-phung phí, hào phóng - keo kiệt, thích ở nhà- bỏ bê gia đình, bay nhảy- không biết hưởng thụ cuộc sống

Câu 4:

Theo tác giả, điều tồi tệ nhất là khi mỗi bản thân chúng ta chấp nhận buông mình vào tấm lưới định kiến đó có nghĩa là chúng ta nghe theo và chấp nhận sự điều khiển của người khác nhằm làm người khác hài lòng. Khi sự đánh giá của người khác đã là phiến diện mà chúng ta còn chấp nhận nghe theo để làm hài lòng người khác thì còn là điều tồi tệ hơn

Câu 5:

Theo tác giả "Cuộc sống của ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều". Đây là một ý kiến đúng đắn về thái độ sống ở đời. Ở đời mỗi người có một cuộc sống và quan điểm sống hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, có những người dễ dàng phán xét người khác chỉ dựa trên quan điểm của bản thân và sự so sánh sự khác biệt với chính mình. Những định kiến mà họ đưa ra cho chúng ta chính là những tấm lưới mà bản thân ta ko nên sa ngã vào. Bởi vì từ trong chính bản thân chúng ta cũng đã có những giới hạn, định kiến mà chúng ta tự đặt ra cho mình rồi. Vậy nên, việc vượt qua được những định kiến của bản thân và người khác để sống cuộc đời do chính mình lựa chọn là điều cần thiết. Khi ấy, mỗi người sẽ nhận thức được cuộc sống còn tươi đẹp biết bao mà trước nay chúng ta vẫn bị gò bó bởi người khác và chính mình. Tóm lại, việc vượt qua được những định kiến rào cản của bản thân và những người khác chính là để sống một cuộc sống tự chủ, tự do.

19 tháng 5 2021

"Đừng bao giờ phán xét người khác một cách dễ dàng", thật vậy! Con người chúng ta chẳng ai khi sinh ra là đã thập toàn thập mĩ, vì vậy đừng nhìn vào những gì mà bản thân đang có mà đánh giá rằng người khác thiếu sót. Bởi lẽ đôi khi họ đang có những điều mà chúng ta chưa có được, chính góc nhìn hạn hẹp, phiến diện, một chiều đã che lấp đi những điều mà chúng ta nên trân trọng ở họ. Ta nghĩ mình hào phóng, rộng rãi nhưng cũng đừng vội cho rằng người khác keo kiệt, hẹp hồi, những điều ta dễ thấy chưa chắc đã là mọi sự thật về họ. Ngược lại, khi nghe một ai đó phán xét về mình, ta khoan hãy nóng vội mà phản biện, vì bản thân mình ra sao chỉ có chính mình là người hiểu rõ nhất. Và hãy xem đó là một bài học về cách nhìn nhận và phán xét. Cuộc đời cũng giống như một thước phim, muốn hiểu rõ về một người hãy nhìn nhận thật kĩ càng, cặn kẽ về hành động, tư duy, suy nghĩ của người đó một cách toàn diện, đa chiều. Khi đó ta sẽ rút ra được cho mình kết luận đúng đắn, chính xác nhất về họ. Đồng thời đó còn là cách để ta nhận ra được những thiếu sót của bản thân, thấy mình chưa thật sự hoàn thiện, từ đó trau dồi, phấn đấu từng ngày.

. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, tình yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (...) Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.

 (Trích cho đi là còn mãi, A Zim, Jaman và Harvey MeKinnon, NXB 2010)

Câu 1. (2,0 điểm)

a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Nghị luận

b/ Tìm biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó?

Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ.

 c/ Cho biết câu văn sau thuộc kiểu hành động nói nào

 “Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này”.

Câu 2. (1,0 điểm) Trật tự từ trong câu in đậm sau thể hiện điều gì?

Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn.

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 4 (1,0 điểm). Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn khoảng từ (3-5 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương?

Tình yêu thương là sự quan tâm và tình cảm thiêng liêng giữa con người và con người với nhau. Nó là một phẩm chất cao quý của mỗi con người, giúp nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho chúng ta trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Tình yêu thương còn có khả năng hàn gắn những nỗi đau và vết thương trong tâm hồn, giúp cho xã hội phát triển tốt hơn. Có nhiều ví dụ thể hiện tình yêu thương, từ những phong trào giúp đỡ đồng bào trong các vùng bị tàn phá đến những hành động giúp đỡ những người nghèo khó trong cộng đồng. Tình yêu thương không chỉ là một yếu tố quan trọng để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn, mà còn là một giá trị cần được trân trọng và nuôi dưỡng trong mỗi con người.

 


0
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:(1)        Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý...
Đọc tiếp

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu sau:

(1)        Tiếng Việt mình sâu sắc. Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác. Nhìn những anh chị bại liệt cũng trở thành hiệp sĩ công nghệ thông tin giúp đời. Biết những người khiếm thị cũng làm được nghề sửa chữa điện tử, để có ích và giúp người. Lòng tự hứa không thể là hạt lép. Chẳng có lý do gì để không là hạt giống tốt cho mùa sau.

(2)        Từ đó ta có bài học về nết tốt của hạt: Kiên trì, nhẫn nại, và lòng dũng cảm. Cũng như ta học về việc sống hết mình của hạt thóc: sớm cho mùa vàng, dám chịu xay giã giần sàng. Gạo nuôi người, cám bã nuôi heo, rơm tặng người bạn trâu. Và đến cọng rơm thừa cũng bện thành con cúi giữ lửa suốt đêm trường. Và sưởi ấm cánh đồng mùa đông gió bấc.

(3) Mỗi khi ta cằn cỗi, hãy nhớ ta là hạt. Ta lại nghĩ về khoảng xanh ngoài ban công, cũng như bạn thấy những mầm cây đội lên từ khối bê tông đường nhựa. Để không cho những khiếm khuyết tự bào mòn hay những nỗi buồn tự hủy.

 (Đoàn Công Lê Huy, Gửi em mây trắng, NXB Kim Đồng, 2016)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Câu  : Dựa vào bài viết, hãy cho biết hạt thóc đã sống hết mình như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn (1)

Câu 4: Thông điệp mà em tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

0
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Hiện tại được ươm mầm từ quá khứ. Chúng ta sống không thể không có quá khứ. Với một số người, quá khứ là chất chồng những đớn đau tủi nhục, là bóng tối mà họ bất lực không tìm được lối ra. Với tôi, quá khứ đồng nghĩa với cảm giác bị hắt hủi và xa lánh trong chính tổ ấm của mình. Cũng vì thế, khi gần gũi với một...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Hiện tại được ươm mầm từ quá khứ. Chúng ta sống không thể không có quá khứ. Với một số người, quá khứ là chất chồng những đớn đau tủi nhục, là bóng tối mà họ bất lực không tìm được lối ra. Với tôi, quá khứ đồng nghĩa với cảm giác bị hắt hủi và xa lánh trong chính tổ ấm của mình. Cũng vì thế, khi gần gũi với một người nào đó, tôi thường nảy sinh nhiều trạng thái cảm xúc mâu thuẫn nhau. Thậm chí, chỉ cần nghĩ đến việc làm sao để không gượng gạo khi ở bên người thân cũng đủ khiến tôi rối trí. Tôi tự tạo cho mình một vỏ bọc khó chịu để tránh tiếp xúc với người khác. Nhưng rồi, năm tháng giúp tôi hiểu rằng quá khứ khốn khổ tựa như loài ký sinh cần phải loại bỏ. Tôi cố gắng cởi mở và thân thiện hơn với mọi người.

Thật vậy, dù là quá khứ hay hiện tại, chúng ta cũng đừng ngần ngại đối mặt với chúng. Nói mình không có quá khứ nghĩa là ta đang tự lừa dối bản thân. Ngược lại, nếu chỉ biết sống với quá khứ, ta sẽ làm hại chính mình bởi điều đó đồng nghĩa với việc phủ nhận cuộc sống hiện tại. Tốt nhất, hai mảng cuộc sống đó cần được cân bằng.

Phán xét quá khứ là một việc làm vô nghĩa và lãng phí thời gian, bởi chẳng bao giờ ta có thể thay đổi được những chuyện đã qua. Tuy nhiên, nếu ta dám đương đầu với những nỗi đau, sự xấu hổ, giận dữ như chúng vốn có, ta sẽ tích lũy cho mình nhiều bài học quý và thanh thản hơn khi nhìn lại chúng. Khi đã sẵn sàng chấp nhận quá khứ, ta sẽ không bị quá khứ dằn vặt thêm nữa.

(Trích Quên hôm qua sống cho ngày mai - Tian Dayton, Ph.D, biên dịch: Thu Trang - Minh Tươi, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr.06)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (0,5 điểm)

2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: năm tháng giúp tôi hiểu rằng quá khứ khốn khổ tựa như loài ký sinh cần phải loại bỏ. (0,5 điểm)

          3. Tại sao tác giả nhận định: nếu chỉ biết sống với quá khứ, ta sẽ làm hại chính mình bởi điều đó đồng nghĩa với việc phủ nhận cuộc sống hiện tại?  (1 điểm)

4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Vì sao chọn thông điệp đó? (1 điểm)

 

Phn II. Làm văn (7,0 điểm).

Cảm nhận của anh/chị về cảnh cho chữ trong tác phẩm "Chữ người tử tù" (Nguyễn Tuân)

0
I. PHẢN ĐỌC HIẾU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ATM gao, truyện cổ tích thời 4.0 Giữa đại dịch COVID-19, mot số địa phương ở nrớc ta xuất hiện máy ATM gao hỗ trợ người nghèo trong xã hội. Người khởi xướng và thực hiện máy ATM gao đầu tiên ở nước ta, anh Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: đói ăn có thể khiến người ta quản trí. Nghỉ đến ai đó vì thiếu một bữa ăn mà thấy minh vào...
Đọc tiếp

I. PHẢN ĐỌC HIẾU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: ATM gao, truyện cổ tích thời 4.0 Giữa đại dịch COVID-19, mot số địa phương ở nrớc ta xuất hiện máy ATM gao hỗ trợ người nghèo trong xã hội. Người khởi xướng và thực hiện máy ATM gao đầu tiên ở nước ta, anh Hoàng Tuấn Anh chia sẻ: đói ăn có thể khiến người ta quản trí. Nghỉ đến ai đó vì thiếu một bữa ăn mà thấy minh vào đường cũng phái sa ngà, anh tự càm thấy thôi thúc minh phải đưa một bản tay cho họ năm. Và anh triển khai máy ATM gao tức thì. Ngay sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đổng lòng làm ATM gạo ở nhiều địa phương, cấp phát miễn phí hàng chục tấn gạo cho vạn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Nhữmg dóng gạo chảy ra từ các máy ATM không chỉ đem lại cho người có hoàn cảnh khó khăn bữa com mà con khẳng định quyết tâm không ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch COVID-19. Các máy ATM gao đang mọc lên nối tiếp nhau ở nhiều néo đường đất nước là một hình ảnh đẹp, xúc động, là câu chuyện cổ tích thời 4.0 giữa mùa COVID-19 được viết nên bởi sự sáng tạo và truyển thống tương thân tương ái của người Việt. (Theo Phạm Quỳnh – Sức khỏe và đời sống 20/04/2020)
Câu 1 (0,5 điêm): Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chinh của văn bản.
Câu 2 (0,5 điêm): Nội dung chính của văn bán.
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong câu văn: "Ngay sau đó, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung sức, đồng lòng làm ATM gao ở nhiểu địa phương, cấp phát miễn phi hàng chục tấn gạo cho vạn người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn".
Câu 4 (1,0 điêm): Thái độ của tác giả được thế hiện trong văn bản và bải học em rút ra cho bản thân.

0
Phần I: Đọc, hiểu văn bảnCâu 1. (3,0 điểm)                             Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc, hiểu văn bản

Câu 1. (3,0 điểm)

                            Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

                                                    Ta nghe hè dậy bên lòng

                                           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

                                                   Ngột làm sao, chết uất thôi

                                            Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

                                                 (Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

a. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (1đ)

b. Khi nhà thơ viết: Ta nghe hè dậy bên lòng, em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn?

Từ đó có thể hình dung tâm trạng của tác giả như thế nào? (2đ)

0
Ngữ Văn ​· Lớp 1MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ EM CẦN GẤP EM XIN CẢM ƠN NHIỀU ( CÂU 4 CÂU 5 KHÔNG CHÉP MẠNG NHA) I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Diễn viên hài Steve Martin khuyên các tài năng trẻ: “ Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn”. Câu nói thật sự ý nghĩa. Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại . Nếu bạn thực hiện bất...
Đọc tiếp

Ngữ Văn· Lớp 1

MỌI NGƯỜI GIÚP EM VỚI Ạ EM CẦN GẤP EM XIN CẢM ƠN NHIỀU ( CÂU 4 CÂU 5 KHÔNG CHÉP MẠNG NHA) I. ĐỌC HIỂU : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Diễn viên hài Steve Martin khuyên các tài năng trẻ: “ Hãy giỏi đến mức người ta không thể ngó lơ bạn”. Câu nói thật sự ý nghĩa. Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại . Nếu bạn thực hiện bất cứ công việc nào một cách tuyệt vời, luôn luôn tìm kiếm sự vượt trội, luôn ở vị trí xuất sắc, bạn không thể vuột mất chiến thắng cuối cùng. Nhà văn Jerry Garcia từng nói: “Bạn không chỉ muốn thành người giỏi nhất. Bạn còn muốn được thiên hạ công nhận là người duy nhất thực hiện điều ấy” Đôi khi thất vọng sẽ đến. Điều này xảy ra cho tất cả mọi người. Ta cố gắng hết sức, trung thành với giấc mơ và theo đuổi lý tưởng. Thế mà chẳng có gì xảy ra. Nhưng mọi lựa chọn đều giá trị. Mọi bước đi đều quan trọng. Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. Hãy kiên nhẫn. Tin tưởng. Hãy giống như người thợ cắt đá , đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương, người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ. Sự thật là thế! ( Trích “ Đời ngắn đừng ngủ dài” – RoBin Sharma ) 1. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên. 2. Câu 2. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của nhà văn Jerry Garcia có tác dụng gì ? 3. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn : Hãy giống như người thợ cắt đá , đều đặn từng nhịp, ngày qua ngày. Cuối cùng, một nhát cắt duy nhất sẽ phá vỡ tảng đá và lộ ra viên kim cương, người tràn đầy nhiệt huyết và tận tâm với việc mình làm không bao giờ bị chối bỏ (1,0 đ ) 4. Câu 4. Anh / chị hãy trình bày cách hiểu của bản thân về câu nói : Cuộc sống vẫn diễn ra theo cách của nó, không phải theo cách của ta. 5. Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về suy nghĩ của RoBin Sharma: Cuộc sống chỉ ưu đãi những ai tận lực. Bạn càng cho đi, cuộc đời càng gửi lại

0
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2: Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào...
Đọc tiếp

PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 2:

 

Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

 

(Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán)

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn? Cho biết nội dung của đoạn trích ?

 

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn ?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

 

Câu 1( 2đ): Viết đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) trình bày cảm nhận về hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích ở phần đọc – hiểu ?

 

Câu 2: (5đ) Thuyết minh về một thứ đồ dùng mà em yêu thích trong cuộc sống ?( ko chép trên mạng)

2
10 tháng 1 2022

tách ra đi em ới , người ta nhìn muốn nản ko ai làm âubucminh

10 tháng 1 2022

tách r đấy chi lolang

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi...
Đọc tiếp

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm tới nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Quan tâm tới tha nhân(*) làm cho cuộc sống trở nên thân thiết, gần gũi, ấm áp tình người. Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người khác đang bí lối… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có. (3) Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa hình thức, qua loa, lấy lệ. Cần có ý thức về trách nhiệm quan tâm đến người thân và tha nhân trong xã hội. Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực.

                                          (Trích báo Thể thao - Văn hóa, ngày 20/01/2015) (*) tha nhân: người khác

Câu hỏi:

a. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

b. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn (1) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

c. (1.0 điểm) Hãy nêu ý chính của đoạn (2).

d. (1.0 điểm) Kể ra 3 hành động “quan tâm đến tha nhân” mà mỗi học sinh nên thực hiện mỗi ngày

0