K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2

Xa xa, thấp thoáng ,cánh buồm

5 tháng 1 2022

em đang cần gấp trước 6h ngày mai

 

Đoạn thơ sau trong Truyện Kiều:             Buồn trông cửa bể chiều hôm,        Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?              Buồn trông ngọn nước mới sa,            Hoa trôi man mác biết là về đâu?               Buồn trông nội cỏ rầu rầu,         Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.               Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,          Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.a) Là đoạn tả cảnh để gián tiếp miêu...
Đọc tiếp

Đoạn thơ sau trong Truyện Kiều:

             Buồn trông cửa bể chiều hôm,

        Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

              Buồn trông ngọn nước mới sa,

            Hoa trôi man mác biết là về đâu?

               Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

         Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

               Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

          Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

a) Là đoạn tả cảnh để gián tiếp miêu tả nội tâm nhân vật. Em hãy tìm mối quan hệ của cảnh và nội tâm nhân vật trong đoạn thơ

b) Hai câu thơ cuối gợi liên tưởng gì về tâm trạng hiện tại và tương lai của Thúy Kiều?

c) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

d) Giải thích nghĩa của từ duềnh

e) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

1
14 tháng 4 2021

Câu 1:

+) "Buồn trông của bể chiều hôm/Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa": Cảnh - Kiều nhìn ra phía cửa sổ dưới trời hoàng hôn, thấy con thuyền đang đi xa dần <=> Tình - Kiều thấy rằng con đường trở về của mình ngày càng thu hẹp và xa dần.

+) "Buồn trông ngọn nước mới sa/Hoa trôi man mác biết là về đâu": Cảnh - Kiều nhìn thấy những cánh hoa mỏng manh trôi theo ngọn nước mới sa <=> Tình - Kiều xót thương cho thân phận chìm nổi bất định của mình, không biết cuộc đời nàng sẽ đi về đâu.

+) "Buồn trông nội cỏ rầu rầu/Chân mây mặt đất một màu xanh xanh": Cảnh - Kiều thấy xa kia là thảm cỏ rộng và xanh rầu, hoang vắng, cô đơn <=> Tình - Kiều cảm thấy cuộc đời mình âm u, sầu muộn, cô đơn, đồng thời dự cảm về một cuộc đời không mấy tốt đẹp và ảm đạm của nàng về sau này.

+) "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi": Cảnh - Là tâm cảnh của Kiều, Kiều tưởng tượng mình đang ngồi giữa biển khơi, sóng ầm ầm như muốn nhấn chìm nàng xuống <=> Tình - Kiều có dự cảm không mấy tốt đẹp về tương lai sau này của mình, sẽ bị người đời đày đọa và làm cho tủi nhục.

12 tháng 5 2021

TK

Qua tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã gián tiếp miêu tả tâm trạng Kiều bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc. Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng ngoài biển xa mênh mông trong buổi chiều ta gợi lên không gian xa lắc của quê nhà và không khí tĩnh lặng, qua đó thể hiện rõ nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng Kiều. Còn hình ảnh “hoa trôi man mác” là hình ảnh tả thực về những bông hoa trôi nổi, bấp bênh trên mặt nước, bị sóng biển vùi dập, xô đẩy, qua đó diễn tả tâm trạng buồn tủi và những dự cảm tinh tế về tương lai không biết sẽ đi đâu về đâu của Thúy Kiều? Ôi cánh hoa mỏng manh như nâng Kiều đang ôm nỗi lo về số phận vô định trên dòng đời. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” kéo dài đến tận “chân mây” vẫn chỉ một màu xanh đang héo úa ấy đã vẽ lên một cảnh tượng u ám, héo hắt, nó gợi cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn triền miên, vô vọng của Thúy Kiều. Hai câu thơ cuối cùng tả cảnh "gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” gợi lên rất rõ cả hình ảnh, cả âm thanh của phong ba bão táp hung dữ sắp ập đến cuộc đời Kiều, khiến ta cảm thấy nỗi lo sợ hãi hùng trong lòng người con gái tài hóa trước bao tai họa ào ạt giáng xuống đời nàng. Thêm vào đó, Nguyễn Du còn dùng điệp ngữ “buồn trông” đặt ở đầu những câu thơ nhằm liên kết các hình ảnh trong cả đoạn thơ thành một chuỗi cảnh sầu thảm. Hơn nữa, từ “buồn trông” mang hai thanh bằng lặp đi lặp lại bốn lần trong bốn cặp thơ lục bát tạo nên âm hưởng trầm, buồn diễn tả nỗi sầu như kéo dài dằng dặc của nhân vật. Tám Câu thơ, bốn hình ảnh thiên nhiên, bốn điệp ngữ đã diễn tả thật phong phú, tinh tế mọi sắc thái nội tâm Thúy Kiều.

12 tháng 5 2021

thanks

 

21 tháng 8 2023

Khoanh đc ko bn

21 tháng 8 2023

ko

15 tháng 10 2021

Điệp ngữ: buồn trông.

Tác dụng: cho thấy nỗi buồn man mác, sự cô đơn tuyệt vọng và buồn bã của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

25 tháng 5 2021

a, -Điệp ngữ: "buồn trông" (x2)

- Câu hỏi tu từ (x2)

b, Tác phẩm "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Truyện Kiều), tác giả: Nguyễn Du

c, Đoạn thơ trên còn là sự thông cảm, thấu hiểu của Nguyễn Du dành cho nhân vật, vì chỉ có như vậy ông mới sử dụng được bút pháp tả cảnh ngụ tình xuất sắc và chân thực đến thế

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- BPTT lặp cấu trúc: sự lặp lại kết cấu ngữ pháp “Buồn trông + …" ở các dòng thơ

(1) Buồn trông cửa bể chiều hôm

(2) Buồn trông ngọn nước mới sa,

(3) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

(4) Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

- Tác dụng: Diễn tả nỗi buồn triền miên, không dứt của Thuý Kiều khi xa nhà.