K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1.0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong những câu văn sau: Một cơn gió thổi đến. Người đồng đội của tôi theo gió ra đi. Bài đọc: SAO SÁNG LẤP LÁNH Nguyễn Thị Ấm        Đó là năm 1972.        Tiểu đội trinh sát của tôi được bổ sung một lính mới, rất trẻ, vừa tròn mười tám tuổi. Cậu ta tên là Minh, người Hà Nội. Tuổi trẻ mà, chúng tôi quý...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Chỉ ra và nêu tác dụng của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong những câu văn sau: Một cơn gió thổi đến. Người đồng đội của tôi theo gió ra đi.

Bài đọc:

SAO SÁNG LẤP LÁNH

Nguyễn Thị Ấm

       Đó là năm 1972.

       Tiểu đội trinh sát của tôi được bổ sung một lính mới, rất trẻ, vừa tròn mười tám tuổi. Cậu ta tên là Minh, người Hà Nội. Tuổi trẻ mà, chúng tôi quý nhau ngay như anh em ruột thịt. Một đêm mưa rừng, cánh lính trẻ chúng tôi mắc võng nằm tán gẫu… Tôi lấy tấm hình vợ chưa cưới của mình ra cho đồng đội xem. Đến lượt Minh, cậu ta cầm tấm ảnh trên tay bỗng cười cười cất tiếng:

       – Vợ chưa cưới của tiểu đội trưởng rất đẹp… Nhưng chưa đẹp bằng người yêu của em.

       Cả tiểu đội nhao nhao:

       – Ảnh đâu!… Đưa ra đây xem nào?

       Minh gãi đầu buồn bã:

       – Các vị quên à?… Trước khi đi B, cấp trên chẳng thu hết các giấy tờ, các tấm ảnh của người thân rồi còn gì.

       – Sao mày không cố giấu lấy tấm hình của người yêu?

       – Ngày đó không biết, nghe lời cấp trên mới ngốc chứ.

       – Người yêu làm nghề gì?

       – Học sinh trường múa Việt Nam.

       – Trời!

       Tất cả trầm trồ xuýt xoa. Bởi chắc chắn rằng học sinh trường múa phải đẹp hớp hồn. Có tiếng nói lại vang lên:

       – Tên là gì?

       – Tên là Hạnh.

       – Làm quen… Và yêu như thế nào, kể cho bọn tao nghe đi.

       Minh lại cười cười.

       – Ờ thì kể. Nhưng cấm mọi người được cười đấy.

       Rồi cậu ta nhìn vào ngọn lửa bập bùng cất tiếng nói: “Hồi còn đóng quân ở gần Hà Nội, có một hôm, tớ được tranh thủ về thăm nhà. Bước chân lên chuyến xe buýt Cầu Giấy – Bờ Hồ, tớ vô tình đứng sau một cô gái mặc áo hoa. Tò mò muốn xem cô có đẹp không, nên tớ cố len lên. Chưa kịp nhìn đã va phải cô ấy. Cô gái lườm rồi đứng tránh ra. Tớ ngượng quá, ấp úng:

       – Xin lỗi!… Tôi không có tiền mua vé. Bạn có thể mua giùm tôi được không?

       Cô gái nhìn nghi ngờ. Anh bán vé tiến lại. Cô lấy tiền mua hai chiếc vé. Rồi đưa cho tớ một chiếc nhưng không nói một lời. Tớ vẫn đứng như trời trồng, thỉnh thoảng lại nhìn trộm… Một cô gái mắt to và sáng lấp lánh như sao. Xe đỗ cạnh Bờ Hồ. Cô gái bước xuống. Không hiểu sao tớ cũng bị bước theo như sắt gặp nam châm. Tớ đi sau cô khoảng mười lăm bước chân. Cô gái rẽ trái, tớ cũng rẽ trái. Cô rẽ phải, tớ cũng rẽ phải. Bỗng cô gái quay lại, cất tiếng:

       – Anh bộ đội… Tại sao anh lại đi theo em?

       Tớ cười, gãi đầu, ấp úng:

       – Tôi… tôi… muốn biết nhà… để trả tiền.

       Cô gái cười giòn:

       – Không… không phải trả tiền đâu.

       Rồi cô chạy vụt vào sau một cái cổng sắt. Mặt tớ đỏ bừng, bước đi như người say rượu.

       Chiều hôm sau, tớ quay lại để trả tiền vé xe buýt. Gặp cô gái, tớ liều lĩnh mời cô đi xem phim. Cô đã nhận lời… Và chúng tớ yêu nhau…”.

       Đêm đó, khi cơn mưa rừng vừa tạnh, những người lính chúng tôi cứ nhìn những vì sao lấp lánh trên bầu trời... mà không ngủ được.

       Sáu tháng sau, một đêm tháng Mười, tôi và Minh được phái đi trinh sát cảng Cửa Việt. Sau ba tiếng đồng hồ tiếp cận mục tiêu, hai đứa rút ra ngoài. Ba giờ sáng, chúng tôi cố gắng băng ngang qua những đồi cát trắng mênh mông để trở về cứ. Bỗng một loạt pháo dàn từ biển bắn vào. Tôi bò xoài lăn mình trên cát để tránh. Sau loạt đạn, tôi chồm dậy cất tiếng gọi. Không có tiếng trả lời. Tôi vùng dậy chạy ngay đến chỗ Minh. Cậu ta nằm úp sấp. Một mảnh pháo đã cắm vào ổ bụng. Máu trào qua lớp áo. Tôi băng bó rồi cõng Minh đi thật nhanh. Máu từ vết thương trào ra thấm ướt lưng tôi rồi nhễu xuống cát trắng. Bỗng Minh tỉnh lại thều thào:

       – Anh!… Để em xuống đi… Em không sống được nữa đâu.

       Tôi khẽ đặt Minh nằm xuống đồi cát. Minh nhìn tôi, giọng đứt đoạn:

       – Anh chôn em tại đây… Cố về đơn vị nhanh kẻo trời sáng.

       Gió biển thổi vù vù. Người Minh lạnh toát. Tôi nắm lấy tay Minh cuống cuồng:

       – Thế!… Thế! Em có nhắn gì cho Hạnh?

       Minh cố cười:

       – Chuyện… chuyện đó em tưởng tượng đấy! Em chưa được cô gái nào yêu cả. Cũng tại em mồ côi cha mẹ nên không còn người thân nào hết…

       Nước mắt tôi trào ra. Bỗng Minh lại lên tiếng:

       – Em có một lá thư… ở trong túi áo ngực. Bao giờ hoà bình, anh đem bỏ vào thùng thư hộ em…

       Một cơn gió thổi đến. Người đồng đội của tôi theo gió ra đi. Tôi sờ túi áo ngực của Minh, thấy một mảnh giấy gấp làm tư. Tôi vội vã bấm đèn pin để đọc. Trong tờ giấy chỉ có mỗi một dòng chữ liêu xiêu: “Hạnh ơi!… Anh cô đơn lắm…”. Và kí tên.

       Ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi theo đoàn quân ào ạt tiến về giải phóng Sài Gòn. Năm giờ chiều, thành phố tràn ngập cờ hoa. Tôi thẫn thờ ra chợ mua một cái phong bì. Rồi bỏ lá thư bị vương máu vào trong. Bên ngoài bì thư tôi viết: Gửi Hạnh – Học sinh trường múa Việt Nam – Khu Cầu Giấy, Hà Nội.

       Những người lính trong tiểu đội của tôi tin rằng… lá thư đó đã đến tay cô gái có đôi mắt như vì sao sáng lấp lánh.

 (Theo isach.infor)

* Tác giả, tác phẩm

Nhà văn Nguyễn Thị Ấm, quê ở Long An, sinh sống, làm việc và viết văn tại Hà Nội. Đây là một trong những cây bút nữ tiêu biểu xuất hiện trong giai đoạn đổi mới của nền văn học Việt Nam (1986). Một số truyện ngắn của Nguyễn Thị Ấm: Giấc ngủ nơi trần thế, Sao sáng lấp lánh, Người đến từ phía cánh rừng, Tự do cho một kiếp người,…

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

• Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ

- Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. (VD: SGK - tr. 6)

• Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ

- Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt. (VD: SGK - tr.6)

• Hiện tượng tách biệt

- Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc. (VD: SGK - tr.6)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Nội dung

Đặc điểm

Tác dụng

Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Đảo trật tự từ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt

- Tạo ra sự sáng tạo và mới mẻ trong ngôn ngữ

- Tăng cường tính linh hoạt và đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ

- Tạo ra sự chú ý và ấn tượng nhất định

- Thể hiện giá trị cá nhân và chủ quan của người sử dụng ngôn ngữ

Biện pháp tu từ đối

- Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau

- Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau;

- Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ lợi với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ;

- Các từ đối nhau hoặc là đồng nghĩa với nhau, hoặc là trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

Việc sử dụng phép đối, tác giả muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngươc nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc

Dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc

- Tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.

- Nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Một số kiểu lỗi về thành phần câu

Cách nhận biết

Cách sửa

Câu thiếu thành phần chủ ngữ

Câu không có thành phần chủ ngữ, chỉ có thành phần vị ngữ và trạng ngữ,...

Thêm thành phần chủ ngữ cho câu

Câu thiếu thành phần vị ngữ

Câu không có thành phần vị ngữ mà chỉ có thành phần chủ ngữ và trạng ngữ,...

Thêm thành phần vị ngữ cho câu

Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Câu chỉ có thành phần trạng ngữ

Thêm thành phần chủ ngữ và vị ngữ cho câu

Câu thiếu một vế của câu ghép

Câu ghép chỉ có một vế, bị thiếu mất vế sau

Thêm vế sau cho câu ghép

Câu không xác định được thành phần

Trong câu có quá nhiều chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ nhưng không được phân cách bởi các dấu câu một cách rõ ràng

Phân cách các vế trong câu bằng dấu câu.

Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần

Câu không mang trọn vẹn ý nghĩa, khó hiểu, các thành phần trong câu được sắp xếp một cách lộn xộn

Sắp xếp lại thành phần câu theo công thức: Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Tác giả sử dụng hình thức đảo ngữ: Lơ thơ cồn nhỏ, tiếng làng xa vãn chợ chiều.

- Hình thức đảo ngữ giúp nhấn mạnh hình ảnh tràng giang một buổi chiều mênh mông, vắng vẻ. Cảnh vật bên cồn thưa thớt trống trải, âm thanh của tiếng chợ chiều đã vãn bao giờ cũng chứa chất nỗi buồn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

 Các ví dụ minh họa cho các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường:

- Đảo trật tự từ ngữ:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Huy Cận, Tràng giang)

- Mở rộng khả năng kết hợp của từ

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

- Tách biệt:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

(Nam Cao, Chí Phèo)

5 tháng 5 2018

a, Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu”- Nguyễn Khuyến:

- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, làng quê phá vỡ tính quy phạm văn trung đại

+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động

- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt

+ Các từ ngữ: sử dụng vần điệu đem lại bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng

b, Điển tích, điển cố

- Truyện Lục Vân Tiên

+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn ⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông quán

- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương

* Bài ca ngất ngưởng

- Phơi phới ngọn đông phong, Hàn Dũ… người sống tiêu dao ngoài danh lợi, thể hiện sự ngất ngưởng bản thân sánh với những bậc tiền bối

* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:

- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi: Cao Bá Quát thể hiện sự chán ghét danh lợi tầm thường

c, Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát

+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ

+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi

+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp

- Các tác phẩm có tên thể loại gắn với tên tác phẩm

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

+ Bài ca ngất ngưởng

+ Chiếu dời đô

+ Bình Ngô đại cáo

+ Hịch tướng sĩ

+ Hoàng lê nhất thống chí

+ Thượng kinh kí sự

+ Vũ trung tùy bút

- Đặc điểm hình thức thơ Đường

+ Quy tắc phức tạp được thể hiện 5 điều: Luật, Niêm, Vần, Đối, Bố cục

+ Nguyên tắc đối âm, đối ý, ý nghĩa lần lượt là những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3… của các câu trên đối với câu dưới về cả âm và ý

+ Người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật ( chữ thứ nhất, ba, năm không cần theo luật)

* Đối trong thơ thất ngôn bát cú

+ Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng, trắc và dùng các chữ 2-4-6 và 7 xây dựng luật

+ Nếu chữ thứ 2 câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là “luật bằng”, nếu là thanh trắc gọi là “luật trắc”

+ Chữ thứ 2 và thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Một câu thơ Đường không theo quy định được gọi “thất luật”

- Đối ý: trong thơ Đường luật ý nghĩa câu 3- 4 đối nhau, câu 5-6 đối nhau

+ Thường đối về sự tương phản, sự tương đương trong cách dùng từ ngữ

+ Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh

+ Thơ Đường các câu 3- 4 hoặc 5- 6 không đối nhau thì được gọi là “thất đối”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

a. - Hiện tượng đảo trật tự cú pháp của hai câu: “xanh om” và “trắng xóa” được đặt lên đầu câu thơ.

- Dựa vào hình thức câu để kết luận như vậy. 

b. - Hiện tượng đảo trật tự cú pháp ở câu thơ thứ hai khi thành phần chủ ngữ đặt cuối câu còn thành phần vị ngữ (động từ) đảo lên vị trí đầu câu. 

ĐỀ BÀI: I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sông Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai Bầy chim sẻ ngoài sân Gió mát...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI: I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sông Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai Bầy chim sẻ ngoài sân Gió mát và trong Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống      vẫn ăn         vẫn thở              như mọi người Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu Một vết bùn khô trên mặt đá Không có ai chia tay Cũng nhớ một tiếng còi tàu. Mẹ tôi thức khuya dậy sớm Năm nay ngoài năm mươi tuổi Chồng chết đã mười mấy năm Thuở tôi mới đọc được i tờ Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần Nước sông gạo chợ Ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ Sống qua ngày nên phải nghiến răng Cũng không vui nên mẹ ít khi cười Những buổi trưa buổi tối Ngồi một mình hay khóc Vẫn thở dài mà không nói ra Thương con không cha Hẩm hiu côi cút Tôi yêu đất nước này xót xa Mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng … Mẹ thương con nên cách trở sông đò Hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc Đêm nào mẹ cũng khóc Đêm nào mẹ cũng khấn thầm Mong con khôn lớn cất mặt với đời Tôi yêu đất nước này khôn nguôi” Trích “Bài thơ của một người yêu nước mình”_ Trần Vàng Sao. 19/12/1967 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Tình yêu của tác giả gắn liền với ký ức tuổi thơ như thế nào?(0.5 điểm) Câu 3. Trong những ký ức đó, hình ảnh nào thân thương nhất ? Vì sao ?(1 .0 điểm) Câu 4. Điều người Mẹ trong đoạn thơ mong ước nhất là gì ? Vì sao người Mẹ lại có mong ước đó ?(1.0 điểm)

0
Bài 1. Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau. Nêu tác dụng.1. Hôm nay. Văn đã là tiến sĩ.2. Anh ấy đi khi nào?- Hôm nay.3. Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.4. Cốm thường có vào mùa nào?- Mùa thu.5. Chao ôi! Ước gì có thể bay lên trời như những ngọn gió!6. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại.7. Buổi...
Đọc tiếp

Bài 1. Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong nhng trường hợp sau. Nêu tác dụng.

1. Hôm nay. Văn đã là tiến sĩ.

2. Anh ấy đi khi nào?

- Hôm nay.

3. Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.

4. Cốm thường có vào mùa nào?

- Mùa thu.

5. Chao ôi! Ước gì có thể bay lên trời như những ngọn gió!

6. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại.

7. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên:

- Cá heo!

Thì ra cá heo thấy chiến sĩ hò hát vui quá, gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.

8. Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo…

9. Những mái hiên dột nát. Những mảng bờ tường. Những cây bàng. Những cây cột điện.

10. Đương ngày mùa. Tiếng giục. Tiếng gọi. Tiếng người. Tiếng trâu. Tiếng máy cày.

1
6 tháng 2 2022

Câu đặc biệt: 1, 3, 5, 6, 7, 9, 10.

Câu rút gọn: Những câu còn lại

Tác dụng: Dùng để lược bớt phần chủ ngữ để tránh bị lập lại

Dùng để thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng và xác định thời gian, nơi chốn. 

6 tháng 2 2022

Cảm ơn nha

 

a, vật tác dụng là chân gà, vật chịu tác dụng là bê tông, tên là lực tác dụng                b,vật tác dụng là gió, vật chịu tác dụng là chiếc lá, tên lực ko tiếp xúc                           c,vật tác dụng là ng ném bóng, lực chịu tác dụng là bóng te-nít, tên lực đàn hồi