K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
1 tháng 2

Truyện gây cười do vi phạm quy tắc hội thoại, cụ thể trong lời nói của chú tiểu vi phạm phương châm về chất. “Đậu phụ là món ăn được chế biến từ đậu tương, được ép thành bánh” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). Ta thường thấy có đậu phụ cân, đậu phụ thanh chứ không thấy có đậu phụ làng, đậu phụ chùa và càng không thể có “đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa”. Người đọc bật cười vì cách đáp của chú tiểu. Bởi chú tiểu biết chắc sư cụ xơi thịt cầy vụng mà sư cụ lại bảo ăn đậu phụ nên chú tiểu trả lời sư cụ như một sự chấp nhận câu nói của sư cụ. Cả hai nhân vật giao tiếp cùng vi phạm quy tắc hội thoại khi đã trả lời không đúng sự thật – vi phạm phương châm về chất.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Truyện gây cười do vi phạm quy tắc hội thoại, cụ thể trong lời nói của chú tiểu vi phạm phương châm về chất. “Đậu phụ là món ăn được chế biến từ đậu tương, được ép thành bánh” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). Ta thường thấy có đậu phụ cân, đậu phụ thanh chứ không thấy có đậu phụ làng, đậu phụ chùa và càng không thể có “đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa”. Người đọc bật cười vì cách đáp của chú tiểu. Bởi chú tiểu biết chắc sư cụ xơi thịt cầy vụng mà sư cụ lại bảo ăn đậu phụ nên chú tiểu trả lời sư cụ như một sự chấp nhận câu nói của sư cụ. Cả hai nhân vật giao tiếp cùng vi phạm quy tắc hội thoại khi đã trả lời không đúng sự thật – vi phạm phương châm về chất

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Tác giả sử dụng hình thức đảo ngữ: Lơ thơ cồn nhỏ, tiếng làng xa vãn chợ chiều.

- Hình thức đảo ngữ giúp nhấn mạnh hình ảnh tràng giang một buổi chiều mênh mông, vắng vẻ. Cảnh vật bên cồn thưa thớt trống trải, âm thanh của tiếng chợ chiều đã vãn bao giờ cũng chứa chất nỗi buồn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

• Hiện tượng đảo trật tự từ ngữ

- Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. (VD: SGK - tr. 6)

• Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ

- Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt. (VD: SGK - tr.6)

• Hiện tượng tách biệt

- Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc. (VD: SGK - tr.6)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

 Các ví dụ minh họa cho các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường:

- Đảo trật tự từ ngữ:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Huy Cận, Tràng giang)

- Mở rộng khả năng kết hợp của từ

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

- Tách biệt:

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.

(Nam Cao, Chí Phèo)

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám...
Đọc tiếp

So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?

Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :

- Chắc là cụ bị ốm ?

- Hay cụ đánh mất cái gì ?

- Chúng mình thử hỏi xem đi !

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này thế nào?

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Ba câu hỏi này thế nào?

1
16 tháng 2 2018

Câu các bạn hỏi cụ già :

- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?

⇒ Câu hỏi này là thể hiện thái độ lịch sự, ân cần, thể hiện thiện chí sẵn lòng giúp đỡ.

Những câu hỏi khác:

- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?

- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?

- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?

⇒ Một trong ba câu hỏi này không được tế nhị cho lắm vì câu hỏi có phần tò mò vào cuộc sống riêng tư của người khác.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

a. "Ăn ngay ở thật" - Kết hợp từ bất bình thường.

b. "Những là đắp nhớ đổi sầu" - Kết hợp từ bất bình thường.

c. Chuyển từ loại: Trăng từ danh từ thành tính từ.

d. "Càng thấy anh đứng yên" - Thay đổi trật tự từ trong câu.

e. "Đừng xanh như lá, bạc như vôi." - Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu.

NG
1 tháng 2

a. "Ăn ngay ở thật" - Kết hợp từ bất bình thường.
b. "Những là đắp nhớ đổi sầu" - Kết hợp từ bất bình thường.
c. Chuyển từ loại: Trăng từ danh từ thành tính từ.
d. "Càng thấy anh đứng yên" - Thay đổi trật tự từ trong câu.
e. "Đừng xanh như lá, bạc như vôi." - Tỉnh lược một bộ phận cấu thành câu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Nội dung

Đặc điểm

Tác dụng

Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Đảo trật tự từ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt

- Tạo ra sự sáng tạo và mới mẻ trong ngôn ngữ

- Tăng cường tính linh hoạt và đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ

- Tạo ra sự chú ý và ấn tượng nhất định

- Thể hiện giá trị cá nhân và chủ quan của người sử dụng ngôn ngữ

Biện pháp tu từ đối

- Sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau

- Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau;

- Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ lợi với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ;

- Các từ đối nhau hoặc là đồng nghĩa với nhau, hoặc là trái nghĩa với nhau, hoặc là cùng trường nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.

Việc sử dụng phép đối, tác giả muốn tạo hiệu quả về sự giống nhau hoặc trái ngươc nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.

Biện pháp tu từ lặp cấu trúc

Dùng sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp đi lặp lại những thanh điệu cùng nhóm bằng hoặc nhóm trắc

- Tăng nhạc tính, tăng tính tạo hình và biểu cảm của câu thơ.

- Nhằm nhấn mạnh nội dung, tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Một số kiểu lỗi về thành phần câu

Cách nhận biết

Cách sửa

Câu thiếu thành phần chủ ngữ

Câu không có thành phần chủ ngữ, chỉ có thành phần vị ngữ và trạng ngữ,...

Thêm thành phần chủ ngữ cho câu

Câu thiếu thành phần vị ngữ

Câu không có thành phần vị ngữ mà chỉ có thành phần chủ ngữ và trạng ngữ,...

Thêm thành phần vị ngữ cho câu

Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Câu chỉ có thành phần trạng ngữ

Thêm thành phần chủ ngữ và vị ngữ cho câu

Câu thiếu một vế của câu ghép

Câu ghép chỉ có một vế, bị thiếu mất vế sau

Thêm vế sau cho câu ghép

Câu không xác định được thành phần

Trong câu có quá nhiều chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ nhưng không được phân cách bởi các dấu câu một cách rõ ràng

Phân cách các vế trong câu bằng dấu câu.

Câu sắp xếp sai vị trí các thành phần

Câu không mang trọn vẹn ý nghĩa, khó hiểu, các thành phần trong câu được sắp xếp một cách lộn xộn

Sắp xếp lại thành phần câu theo công thức: Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ.

a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ...
Đọc tiếp
a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ: – Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông: Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông. – Trong một bài văn nghị luận: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp. b) Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây:    Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù. (Nam Cao, Chí Phèo) (Chú ý dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng,… của Chí Phèo). Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?
1
14 tháng 9 2019

- Từ “hoàng hôn” dùng trong biên bản vụ tai nạn giao thông không phù hợp, từ này thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Cụm từ “hết sức là” thường được dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận, dùng cụm từ này không phù hợp phong cách. Cần thay thế bằng từ “rất”, “vô cùng”

b, Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

- Các từ ngữ “bẩm”, “cụ”, “con”

- Các thành ngữ: “trời tru đất diệt”, “thước đất cắm dùi”

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: “sinh ra”, “có dám nói gian”, “quả”, về làng về nước”, “chả làm gì nên ăn”

- Những từ ngữ và cách nói trên không thể sử dụng trong lá đơn đề nghị:

    + Đơn từ thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, câu văn trang trọng