K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2021

Ai đã từng một lần nghe qua truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy có lẽ sẽ không quên được tòa thành Cổ Loa kinh đô của Âu Lạc trong buổi đầu dựng nước. Em may mắn khi được đến tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa cùng với các ban trong lớp và cô giáo chủ nhiệm.

Để có được một buổi dã ngoại về lịch sử, cô chủ nhiệm lớp em đã xin phép nhà trường cùng ban phụ huynh tổ chức cho chúng em một buổi tham quan thành Cổ Loa với chủ đề “Về nguồn”. Chúng em được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía các thầy cô cũng như các bác đại diện hội phụ huynh để có thể có chuyến tham quan bổ ích.

7 giờ chuyến xe lăn bánh từ cổng trường, cả lớp em vô cùng háo hức. Em đến Cổ Loa và một ngày nắng đẹp của mùa thu, tiết trời mát mẻ. Sau gần 2 giờ di chuyển, 8 giờ 45 phút mọi người có mặt tại Cổ Loa. Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội), cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 25km về phía bắc. Khi đặt chân lên mảnh đất cố đô, em thấy được một không gian thoáng đãng, không khí trong lành. Đoàn chúng em bắt đầu được cô hướng dẫn viên trình bày những nét chính về Cổ Loa. Cô hướng dẫn viên xinh đẹp với một giọng nói ấm áp, kể cho chúng em nghe rằng: Cổ Loa là kinh đô của nhà nước phong kiến Âu Lạc. Đây là thủ đô thứ hai của Việt Nam sau Phong Châu, là thủ đô thời các vua Hùng. Qua đó, chúng em đã thấy được một Cổ Loa của mấy nghìn năm lịch sử hiện ra trước mắt cùng lòng quyết tâm đánh giặc của vua tôi nước Âu Lạc. Mối tình đáng thương của nàng công chúa Mị Châu xinh đẹp và Trọng Thuỷ, và đặc biệt cả lớp ai cũng ghi nhớ thật sâu sắc hình ảnh một Cổ Loa của 9 vòng thành được xây hình xoáy trôn ốc với sự giúp đỡ của thần Kim Quy. Từng bước chân di chuyển trên con đường khám phá tòa thành là những bước đi trở về lịch sử. Cả đoàn ai cũng lắng nghe về Cổ loa một cách say sưa.

Sau đó, cô hướng dẫn đoàn đi thăm cụm di tích Cổ Loa hiện nay với đền thờ Thục Phán An Dương Vương (đền Thượng), giếng Ngọc, am thờ Mị Châu. Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong, là tới Cổ Loa. Trung tâm của di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ An Dương Vương, đây là điện thờ chính với không khí vô cùng nghiêm trang, cổ kính. Gian chính giữa của đền có thờ bức tượng An Dương Vương trong bộ long bào uy nghi. Ngoài ra, trong đền còn thờ thần Kim Quy, cùng các vị anh hùng có công gìn giữ bảo về đất nước thời Âu Lạc.

Tiếp theo, đoàn đến thăm giếng Ngọc rồi vào dâng hương tại am công chúa Mị Châu. Đến đây, ai cũng bùi ngùi xúc động vì nghe câu chuyện tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy. Trong lòng em bỗng dâng lên một nỗi niềm xót xa, khi giờ đây giếng Ngọc rêu phong cổ kính vẫn còn, bức tượng không đầu của Mị Châu vẫn hằng ngày được hương khói. Nhưng tình yêu chân thành của nàng vẫn mãi là một chuyện tình dở dang mà đau xót. Em lại bồi hồi nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu khi viết về nàng: “Người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp/ Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu”. Am Mị Châu là điểm tham quan cuối cùng của đoàn, chúng em lên xe trở về khi chiều đã bắt đầu ngả bóng. Nhưng đọng lại trong chúng em là sự thành kính, lòng biết ơn sâu sắc với vua An Dương Vương, và lòng đầy thương cảm với nàng Mị Châu.

Vậy là chúng em đã “Về nguồn” trở lại với những ngày đầu dựng nước của vua Hùng qua buối thăm quan thành Cổ Loa vô cùng ý nghĩa. Sau chuyến đi em thấy lịch sử dân tộc là những điều thiêng liêng và vô cùng đáng trân trọng. Thế hệ trẻ ngày nay cần tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử đất nước mình để hiểu và thêm tự hào về truyền thống của quê hương.

15 tháng 5 2021

1. Em hãy kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử - cố đô Huế (Chuẩn):

Em thường được nghe rất nhiều người nói về vẻ đẹp của cố đô Huế, cũng đã từng biết đến nơi này qua sách vở, và càng đọc càng tìm hiểu em lại càng khao khát có một lần được đặt chân đến vùng đất Huế mộng mơ vớ điệu Nam ai, Nam bình, với những nàng thơ thướt tha trong tà áo dài tím. Biết được niềm mong ước của em thế nên kỳ nghỉ hè vừa rồi, bố mẹ đã dẫn em về Huế chơi, coi như là phần thưởng cho tấm giấy khen học sinh giỏi mà em đạt được sau một năm học chăm chỉ.

Nhà em ở Đà Nẵng, thế nên cả nhà quyết định đi tàu ra Huế, để được thưởng thức cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời đảm bảo an toàn. Cố đô Huế từng là thủ đô của Việt Nam dưới triều đại của nhà Nguyễn, cũng là nơi kết thúc chế độ phong kiến ngàn năm của Việt Nam ta. Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới cần được bảo tồn vì lợi ích của nhân loại. Bắt đầu chuyến viếng thăm, gia đình em ghé thăm Kinh thành Huế đầu tiên, khu di tích hiện lên với một vẻ trẫm tĩnh, mang đậm hơi thở lịch sử suốt mấy trăm năm, tường thành phủ kín rêu xanh bước. Khi tiến thẳng vào trong khu vực đại nội là hình ảnh của các công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi, dù bị thời gian mài mòn và chiến tranh tàn phá nhưng nó vẫn giữ được cái vẻ uy nghiêm, mang đậm dấu ấn văn hóa triều đại một thời. Em dừng bước trước cổng Ngọ môn quan, bức tường thành nhuốm màu thời gian, với lớp rêu phong xanh mờ, là một trong 4 cổng lớn nhất của Hoàng thành. Bao gồm hai phần là đài - cổng theo hình khối hộp vuông và phần phía trên là lầu Ngũ Phụng, với lối kiến trúc truyền thống trang trí bằng hình phụng thanh thoát tao nhã, lại lợp bằng ngói lưu ly vàng và xanh trông bề thế và đẹp vô cùng. Bên cạnh Ngọ Môn chính là một dòng kênh đào nhỏ nước rất trong và xanh, vừa để tạo cảnh quan cũng là để bảo vệ cho hoàng thành bên trong. Khi tiến vào đại nội, em hết sức ngỡ ngàng và sung sướng trước quang cảnh trước mắt, dường như bấy nhiêu câu từ trong sách vở cũng chẳng thể diễn tả nổi cái vẻ đẹp mang dấu ấn thời gian, đã từng chứng kiến  một thời rực rỡ của các ông hoàng bà chúa này. Đình đài lầu các phân bố rộng khắp nơi, trong đó phải kể đến Điện Thái Hòa, nơi vua và các quan cùng nhau bàn bạc việc nước. Với lối kiến trúc trùng thềm điệp ốc, sơn son thiếp vàng, chạm trổ hình rồng vờn mây đặc sắc, mái điện cũng được lợp ngói lưu ly vàng, làm nổi bật lên cái vẻ uy nghiêm và rực rỡ của nơi tập trung quyền lực em thượng. Về phần phục vụ ăn ở sinh hoạt cho hoàng tộc thì bao gồm có cung Diên Thọ, là nơi ở của Hoàng thái hậu các đời, cung Trường Sanh với khu vực hoa viên rộng lớn là nơi để vua chúa vãn cảnh, thư giãn, sau cũng trở thành chỗ ở cho hậu cung. Điện Kiến Trung là nơi ăn ở sinh hoạt của vua, Điện Cần Chánh là nơi để tiếp đãi yến tiệc, Thái Bình Lâu có thể xem như là thư phòng riêng của nhà vua, Duyệt Thị Đường là nơi vua và các quan xem biểu diễn tuồng chèo, nhã nhạc,... Về thờ cúng thì có Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân. Điểm chung là tất cả đều được xây dựng bằng lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam, lấy hình rồng phượng làm chủ đạo trang trí, bên cạnh đó còn chạm trổ một số các bài thơ văn cổ, mái được lợp hầu hết bằng ngói lưu ly vàng hoặc xanh. Ngoài ra còn có một số các lư, đỉnh lớn bằng đồng dựng trong miếu thờ, hoặc ở các cung điện,... Trong khuôn khổ cố đô còn có các lăng tẩm của các vị vua nhiều đời, xây với lối kiến trúc phương Đông điển hình, nằm ở vị trí đắc địa, phong thủy hữu tình, ví như lăng Tự Đức, Lăng Khải Định.

Mặc dù rất mệt vì phải di chuyển liên tục, bởi sự rộng lớn của hoàng thành và cố đô nhưng em rất vui và rất hạnh phúc khi được ghé thăm nơi mà mình hằng mơ ước bấy lâu. Chuyến đi chơi không chỉ giúp em thư giãn sau một năm học vất vả mà còn khiến em học hỏi được thêm nhiều kiến thức lịch sử. 

*Mạng*

#CinDy

6 tháng 5 2022

Vào ngày lễ Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm qua, tôi được bố mẹ đưa đi viếng lăng Bác. Đó là một chuyến đi vô cùng thú vị, để lại nhiều dấu ấn trong tâm trí tôi.

Khi đi trên đường, tôi cảm thấy háo hức vì đã lâu rồi tôi chưa từng đi đến nơi này. Sau nửa tiếng thì xe đến nơi, khi bước xuống xe tôi cảm thấy rất ngạc nhiên bởi không gian rộng và sự trang nghiêm ở đây. Xung quanh là những cây cờ đỏ sao vàng được cắm hai bên với những chậu hoa nở rực rỡ. Đường vào lăng có rất nhiều chú lính đang đứng canh, vẻ mặt của các chú uy nghiêm với một khẩu súng trên vai. Hai bên lăng là hai cây đại rất to. Sau khi xếp hàng thì gia đình tôi đã được vào trong lăng, không gian nơi đây trầm một cách lạ thường và có một bầu không khí rất lạnh. Tiến vào căn phòng của Bác, tôi thấy vẻ mặt của Bác hiền từ làm sao, vầng trán Bác cao và rộng, chòm râu dài. Đôi môi Bác như đang mỉm cười. Vì vẫn còn nhiều khách ở bên ngoài nên gia đình tôi đã ra về sớm hơn một dự định. Nhưng sau khi thăm lăng Bác, bố mẹ còn đưa em đến thăm nhà sàn - nơi Bác từng sống và làm việc. Những kỷ vật như đôi dép, chiếc mũ cối, bàn ghế bằng tre, nứa… của Bác vẫn nằm đó. Chắc chắn ai nhìn thấy cũng sẽ vô cùng cảm động. Bên cạnh nhà sàn là vườn cây, ao cá của Bác.

 Dù chuyến đi này ngắn ngủi nhưng để lại rất nhiều ấn tượng,chuyến đi này đã cho tôi biết một phần cuộc sống của Bác. Để rồi sau này, cảm giác tự hào và xúc động khi vào lăng viếng Bác vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí tôi.

                            văn mik làm từ đầu kì II

8 tháng 6 2022

sao bài của bạn lúc sưng tôi , lúc xưng em vậy ?

 

Vào ngày lễ Quốc khánh mùng 2 tháng 9 năm qua, tôi được bố mẹ đưa đi viếng lăng Bác. Đó là một chuyến đi vô cùng thú vị, để lại nhiều dấu ấn trong tâm trí tôi.

Khi đi trên đường, tôi cảm thấy háo hức vì đã lâu rồi tôi chưa từng đi đến nơi này. Sau nửa tiếng thì xe đến nơi, khi bước xuống xe tôi cảm thấy rất ngạc nhiên bởi không gian rộng và sự trang nghiêm ở đây. Xung quanh là những cây cờ đỏ sao vàng được cắm hai bên với những chậu hoa nở rực rỡ. Đường vào lăng có rất nhiều chú lính đang đứng canh, vẻ mặt của các chú uy nghiêm với một khẩu súng trên vai. Hai bên lăng là hai cây đại rất to. Sau khi xếp hàng thì gia đình tôi đã được vào trong lăng, không gian nơi đây trầm một cách lạ thường và có một bầu không khí rất lạnh. Tiến vào căn phòng của Bác, tôi thấy vẻ mặt của Bác hiền từ làm sao, vầng trán Bác cao và rộng, chòm râu dài. Đôi môi Bác như đang mỉm cười. Vì vẫn còn nhiều khách ở bên ngoài nên gia đình tôi đã ra về sớm hơn một dự định. Nhưng sau khi thăm lăng Bác, bố mẹ còn đưa em đến thăm nhà sàn - nơi Bác từng sống và làm việc. Những kỷ vật như đôi dép, chiếc mũ cối, bàn ghế bằng tre, nứa… của Bác vẫn nằm đó. Chắc chắn ai nhìn thấy cũng sẽ vô cùng cảm động. Bên cạnh nhà sàn là vườn cây, ao cá của Bác.

 Dù chuyến đi này ngắn ngủi nhưng để lại rất nhiều ấn tượng,chuyến đi này đã cho tôi biết một phần cuộc sống của Bác. Để rồi sau này, cảm giác tự hào và xúc động khi vào lăng viếng Bác vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí tôi.

11 tháng 10 2016

Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em.

Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vạng lên. Trên sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh, cỏ còn đẫm ướt sương mai mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hòa trên mặt sông.

Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Gác em té nước vào nhau cười như nắc nẻ. Chúng lặn hụp khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm ấy. Sông dịu dàng với chúng như một bà mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những bà mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hay những buổi tối sáng trăng, em và các bạn bơi thuyền lênh đênh trên mặt sông câu cá, cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền ca hát, ngâm thơ cho nhau nghe. Buổi tối dưới trăng, em và chúng bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo rồi mặc cho nó trôi lênh đênh. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ.

Gió mát, trăng sáng, trời nước mênh mông, chúng em thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy, mọi người đều ngơ ngác, không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm ả chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn mặt sông một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, dấu tích còn để lại đến ngày nay. Mọi người vừa chèo vừa ngắm cảnh, chẳng mấy chốc thuyền đã về đến bến.

Dòng sông Hồng này đã để lại trong em những kỉ niệm êm đềm. Nhớ ngày nào em mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm. Em sợ và hét lên, mếu máo khóc. Hồi em học lớp Một, em đã để lại ở con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó, em chưa biết bơi, các bạn rủ ra sông tắm, Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra xa. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thế nào lấv lại được. Tiếc quá, em nhào ra, hẫng chân, chới với giữa sông. Lũ bạn em đều không ai biết bơi kêu cứu toáng lên.

Vừa lúc ấy, thầy giáo em đi qua, thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt nước, bèn nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm chỏm tóc kéo vào đến chỗ cạn rồi bế thốc em chạy lên bờ. Thầy dốc người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Mãi một lúc sau, em mới tỉnh (nghe các bạn kể lại). Thầy bế em về nhà. Về đến nhà, bố mẹ em đưa em đến trạm xá. Hái ngay sau em về và lại cùng các bạn ra sông tắm như ngày nào. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Dòng sông ơi! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy, sông ạ!

Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu, sông trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ, sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông Hồng quê hương tôi là thế đấy. 

Bạn có thể tham khảo bài viết này. Chúc bạn học tốt!

11 tháng 10 2016
BÀI 1:Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Không biết cây phượng đó được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì đã thấy cây, đã già, già lắm.Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Chà! Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu ấy. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mỗi độ mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Đến hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.Tôi rất yêu quý cây phượng lâu năm này. Hàng ngày cây giúp chúng tôi có chỗ học tập, vui chơi thật thoáng mát. Mỗi độ hoa nở là chúng tôi lại được ngửi mùi thơm  quyến rũ, ngắm màu đỏ rực đầy nhiệt huyết của tuổi học trò. Mai này xa ngôi trường yêu dấu, tôi sẽ mãi không quên được nó. BÀI 2:

Con sông Hồng chảy qua quê hương em, giữa các bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em.

Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vạng lên. Trên sông tấp nập những đoàn thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ, trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương đêm như những hạt ngọc bé xíu long lanh, cỏ còn đẫm ướt sương mai mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hòa trên mặt sông.

Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Gác em té nước vào nhau cười như nắc nẻ. Chúng lặn hụp khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm ấy. Sông dịu dàng với chúng như một bà mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những bà mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hay những buổi tối sáng trăng, em và các bạn bơi thuyền lênh đênh trên mặt sông câu cá, cất vó hoặc nằm trên sạp thuyền ca hát, ngâm thơ cho nhau nghe. Buổi tối dưới trăng, em và chúng bạn bơi thuyền ra giữa sông, buông chèo rồi mặc cho nó trôi lênh đênh. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ.

Gió mát, trăng sáng, trời nước mênh mông, chúng em thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy, mọi người đều ngơ ngác, không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm ả chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn mặt sông một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, dấu tích còn để lại đến ngày nay. Mọi người vừa chèo vừa ngắm cảnh, chẳng mấy chốc thuyền đã về đến bến.

Dòng sông Hồng này đã để lại trong em những kỉ niệm êm đềm. Nhớ ngày nào em mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm. Em sợ và hét lên, mếu máo khóc. Hồi em học lớp Một, em đã để lại ở con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó, em chưa biết bơi, các bạn rủ ra sông tắm, Chúng em đùa nghịch ở ngay cạnh bờ chứ không dám ra xa. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thế nào lấv lại được. Tiếc quá, em nhào ra, hẫng chân, chới với giữa sông. Lũ bạn em đều không ai biết bơi kêu cứu toáng lên.

Vừa lúc ấy, thầy giáo em đi qua, thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt nước, bèn nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm chỏm tóc kéo vào đến chỗ cạn rồi bế thốc em chạy lên bờ. Thầy dốc người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Mãi một lúc sau, em mới tỉnh (nghe các bạn kể lại). Thầy bế em về nhà. Về đến nhà, bố mẹ em đưa em đến trạm xá. Hái ngay sau em về và lại cùng các bạn ra sông tắm như ngày nào. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Dòng sông ơi! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy, sông ạ!

Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước, dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng dịu, sông trắng xóa những đợt mưa rào mùa hạ, sông đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Con sông Hồng quê hương tôi là thế đấy.

VD: tả cảnh Nha Trang

Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập.

Cả gia đình em đã ngồi bắt xe khách đến Đà Lạt. Suốt chặng đường, em đã được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên xung quanh đầy tươi đẹp. Ba giờ chiều thì xe đến địa phận thành phố Đà Lạt. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau. Điểm du lịch đầu tiên là thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.

Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi. Sau đó, suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…

Mọi người trong gia đình đã chụp rất nhiều ảnh kỉ niệm. Em còn được đi chợ Đà Lạt. Ở đây bán rất nhiều loài hoa như hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba mẹ em mua rất nhiều đồ về để làm quà cho mọi người.

Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh.

Học tốt

11 tháng 11 2021
Đảo chè Trong kỳ nghỉ vừa qua tôi được bố mẹ đưa đi đảo chè chơi rất thích tôi còn được mọi người cho hái chè cùng họ
26 tháng 1 2021

Trong văn bản "Sông nước Cà Mau", dưới ngòi bút tài tình của Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hóa: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ...Những dòng sông, kênh rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn hiện lên biết bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hiền hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm, Cảm giác được chu du giữa một vùng sông nước như thế mới thú vị làm sao.

9 tháng 11 2019

Với thành tích học tập tốt, hè năm ngoái bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi biển Vũng Tàu diễm lệ và tràn đầy sức sống. Tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được sau một quá trình phấn đấu.

Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành. Vừa đi đường, vừa ngắm cảnh, cuối cùng chúng tôi cũng đến biển. Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống làm tôi đứng mê mẩn quên cả lời mẹ dặn dò khi xuống tắm.

Cái mùi mặn mặn của biển trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc tôi khiến tôi cảm thấy rất thích thú. Khi gia đình tôi nhận phòng, nhìn từ cửa sổ tầng năm tôi ngắm được toàn cảnh thành phố Vũng Tàu thân yêu, đây là một thành phố xinh đẹp và phát triển, đúng là một thành phố du lịch.

Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như cá được gặp nước, tôi đã mong chờ giây phút này lâu lắm rồi!

Bờ cát mềm mịn, mát lạnh khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung. Bước ra xa một chút là bàn chân tôi đã chạm những ngọn sóng tràn bờ. Những ngọn sóng nghịch ngợm  vỗ đến chân tôi từng đợt, từng đợt một.

Nước biển mát vô cùng! Biển mênh mông vô tận. Biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đỏ, cái màu hồng nhạt,… thật đẹp, tôi sẽ gom chúng lại để về nhà làm vòng đeo hoặc trang trí căn phòng nhỏ. 

Phóng tầm mắt nhìn về bãi biển, những chiếc dù đủ màu nhìn sống động như những cây kẹo mút khổng lồ. Du khách về đây tắm biển rất đông, có cả du khách trong nước và du khách nước ngoài.Tất cả họ đều rất vui vẻ và thân thiện, dường như trở về đây để quên đi những mệt mỏi, để tận hưởng cuộc sống nên gương mặt ai cũng sảng khoái và vui vẻ.

Trên bãi biển, du khách chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền, bóng nước. Xa xa, nhiều du khách đi thuyền buồm và lướt ván, những đứa trẻ thì xây lâu đài cát hoặc chạy nhảy tung tăng đùa với những con sóng. Cả gia đình tôi cùng nhau tắm biển, cùng nhau vui chơi thật vui vẻ.

Đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngoài, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hoàng hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ.

Biển chiều thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trên bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm thấy tiếc nuối. Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ thưởng cho tôi những chuyến du lịch tiếp theo. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim tôi như một kỉ niệm đẹp.

9 tháng 11 2019

Trong kì nghỉ hè vừa qua, ba cho em đi chơi Đà Lạt một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì em đã cố gắng học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc.

Ba em chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước, ba đã mua vé ở Trung tâm du lịch Lửa Việt. Sáng thứ sáu, mẹ ra tận nơi xe đậu, tiễn hai cha con lên đường. Trên xe đã gần đủ người, anh lái xe nhấn còi báo hiệu cho du khách biết rằng sắp tới giờ xe chạy. Đúng 5 giờ 30 phút, xe rời bến.

Thành phố lúc sớm mai thật quang đãng, mát mẻ. Trên đường, người và xe cộ còn thưa thớt. Ra khỏi thành phố, xe rẽ ra quốc lộ I và bắt đầu tăng tốc. Em ngồi ghế sát cửa sổ nên tha hồ ngắm phong cảnh hai bên đường. Chẳng mấy chốc, xe đã tới ngã ba đi Đà Lạt. Từ đây, quốc lộ 20 uốn mình chạy giữa một màu xanh bát ngát của những rừng cao su nối tiếp nhau.

Phong cảnh mỗi lúc một khác. Chiếc xe lên dốc, xuống đèo liên tục. Có những đèo rất cao và dài hàng chục cây số. Anh lái xe bình tĩnh và khéo léo lái xe qua những chặng đường cheo leo, nguy hiểm, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Hành khách tỏ vẻ rất yên tâm, hoàn toàn trông cậy vào tay lái thành thạo của anh. Một số người ngả đầu vào thành ghế ngủ ngon lành.

Ba giờ chiều, xe đã tới địa phận thành phố Đà Lạt, điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước. Từ xa, em đã nhìn thấy những đồi thông nối tiếp nhau. Tài xế dừng lại cho du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Pren. Nước từ trên cao xối xuống như một tấm rèm màu trắng khổng lồ. Tiếng thác đổ đều đều, triệu triệu bụi nước li ti óng ánh.

Càng tiến vào gần thành phố, khung cảnh càng hấp dẫn hơn. Ồ! Quả là một cảnh tượng lạ lùng bày ra trước mắt như trong một câu chuyện thần tiên. Giữa rừng thông, thấp thoáng những ngôi nhà mái nhọn, lợp ngói đỏ tươi trông như những lâu đài huyền bí. Nửa giờ sau, xe đỗ trước cửa khách sạn Anh Đào. Khách sạn nhỏ nhưng xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi.

Bữa ăn đầu tiên, cha con em được thưởng thức những món ăn cao nguyên thật ngon miệng. Đêm hôm ấy, em kéo chiếc chăn bông lên tận cổ và ngủ một giấc say sưa. Suốt mấy ngày ở đây, em được đi thăm rất nhiều cảnh đẹp của Đà Lạt như hồ Xuân Hương, thác Cam Ly, đồi Cù, Đồi thông hai mộ, thung lũng Tình Yêu, hồ Đa Thiện, thiền viện Trúc Lâm…

Ba chụp cho em rất nhiều ảnh. Em thích nhất là kiểu cưỡi ngựa trên đỉnh đồi, dưới gốc thông cổ thụ. Tới công viên thành phố, em vui sướng vịn vai chú gấu đen khổng lồ nhồi bông ngay gần cổng để ba chụp ảnh. Em say mê ngắm chim, ngắm thú, ngắm hoa quên cả thời gian.

Rồi ba đưa em đi chợ Đà Lạt. Em sững sờ trước sự phong phú, tươi đẹp của các loài hoa xứ lạnh: hồng nhung, hồng vàng, lay-ơn, thược dược, cẩm chướng, phong lan, địa lan,… và bao nhiêu loại cúc khác nhau. Trái cây cũng thật hấp dẫn: mận, đào, dâu tây, cam, bơ, nho, táo,… thứ gì cũng ngon, cũng rẻ. Ba em mua mấy hộp mứt dâu và một túi xách đầy những trái bơ sắp chín. Chắc là mẹ và bé Hồng rất thích.

Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Lạt, trở về với mái ấm gia đình. Lúc xe rời bến, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những rừng thông, ngọn núi, con đường, những thung lũng mờ sương, những mái nhà xinh xắn và những vườn hoa rực rỡ… Tạm biệt nhé, Đà Lạt! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại!

Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!