K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1

giúppp tớ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Bài viết tham khảo

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về kiến trúc

Hoàng Thành Thăng Long

       Kiến trúc kinh thành, cố đô phong kiến ở Việt Nam luôn mang theo cái gì đó rất chung và rất riêng với văn hóa kiến trúc của Trung Hoa và nó luôn thể hiện nét đẹp truyền thống, văn hóa lịch sử lâu đời của người Việt. Bên cạnh quần thể kiến trúc Cố đô Huế từ xưa, người Việt vẫn luôn tự hào với kiến trúc thành Thăng Long – tòa thành đã trải qua biết bao năm tháng của lịch sử.

       Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long luôn được gắn với một sự kiện lịch sử nổi tiếng đó là vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng kinh thành Thăng Long. Cùng với đó là hàng loạt các cung điện, lăng tẩm được xây dựng, nổi bật là công trình Điện Kính Thiên cao tới 2 tầng rộng hơn 2300 mét vuông. Thời Hậu Lê, thành Thăng Long vẫn được coi là kinh đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.

       Về vị trí, kinh thành Thăng Long tọa lạc ở phía Bắc Việt Nam và được giảm dần về diện tích qua các triều đại. Ở thời Hậu Lê, hầu như không xây dựng thêm các chùa tháp mà chủ yếu là trùng tu. Thay vào đó, hàng loạt phủ đệ mới của giới quý tộc, quan lại trung ương được xây dựng, tạo ra hình ảnh một kinh thành Thăng Long đầy quyền uy, thâm nghiêm.

       Về kiến trúc, trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được cả di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật,… tạo thành hệ thống các di tích được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta. Hiện tại, trong khu vực trung tâm Thành cổ Thăng Long - Hà Nội còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp…

       Kinh thành Thăng Long từ thời Lý được xây dựng theo cấu trúc ba vòng thành, gọi là “tam trùng thành quách”: vòng thành ngoài là La thành hay Đại La thành, vòng thành giữa là Hoàng thành (thời Lý - Trần - Lê gọi là Thăng Long thành, thời Lê còn gọi là Hoàng thành) và vòng thành trong cùng gọi là Cấm thành (hay Cung thành). Cấm thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 hầu như không thay đổi và còn bảo tồn cho đến nay hai vật chuẩn rất quan trọng: Thứ nhất là nền điện Kính Thiên xây dựng thời Lê sơ (1428) trên nền điện Càn Nguyên (sau đổi tên là điện Thiên An) thời Lý, Trần. Đó vốn là vị trí của núi Nùng (Long Đỗ - Rốn Rồng), được coi là tâm điểm của Cấm thành và Hoàng thành, nơi chung đúc khí thiêng của non sông đất nước theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền, mà di tích hiện còn là nền điện với bậc thềm và lan can đá chạm rồng thế kỷ 15. Thứ hai là cửa Đoan Môn, cửa Nam của Cấm thành thời Lý - Trần - Lê. Trên vị trí này hiện nay vẫn còn di tích cửa Đoan Môn thời Lê.

       Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), trong sách Đại Việt địa dư chí toàn biên có đoạn mô tả khá rõ ràng về Hoàng thành Thăng Long thời Lê: “Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu Kính Thiên là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên tả là Đông Trường An, ở giữa có Ngọc Giản. Trong Hoàng thành và ngoài Cung thành ở phía Đông là Thái Miếu, sau là Đông Cung”.

       Để giúp thế hệ sau và bạn bè quốc tế hiểu thêm về lịch sử Việt Nam cùng Hoàng thành Thăng Long, đêm tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” đã được tổ chức thành công. Đây không chỉ là một sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch mà nó còn là cách để thế hệ sau tôn vinh, tự hào về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình.

       Trải qua thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thuộc địa… Kinh thành Thăng Long vẫn nằm đó như một minh chứng trường tồn của lịch sử, về một thời huy hoàng đã qua đi của dân tộc. Chúng ta – thế hệ con cháu phải biết bảo tồn, gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của Hoàng thành đến thế hệ tương lai và bạn bè quốc tế.

Dưới đây là một số nguồn tham khảo để em có thể hoàn thiện bản báo cáo của mình:

1. TTXVN (2010), Thăng Long thời Lê, thời Mạc-Lê, Trung Hưng (1428-1788), Ban Tuyên giáo Trung ương.

2. Sở Du lịch Hà Nội (2020), Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cổng thông tin điện tử Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.

3. Quang Dương (2018), Hoàng thành Thăng Long – Dấu ấn văn hóa, kiến trúc độc đáo, Báo Xây dựng.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày báo cáo của em, cảm ơn thầy, cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

28 tháng 12 2018

   - Chọn đáp án C: Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước là cần kết hợp vừa tự nghiên cứu và xây dựng, vừa nhận chuyển giao kĩ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

   - Vì như vậy ta vừa có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách với các nền kinh tế phát triển, đồng thời vẫn tự lực để có thể phát triển, không phải dựa dẫm, không ỉ lại vào thế lực, đất nước nào, tăng cường địa vị của nước ta trên trường quốc tế, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 9 2023

                                                                                  BÁO CÁO

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của đất đối với thực vật

Họ và tên: Nguyễn Trần Bảo Lan

Học sinh lớp: 7A        Trường: THCS Hoàng Hoa Thám.

1. Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước) mà thực vật vẫn có thể sinh trưởng bình thường?

2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):

Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất.

3. Kế hoạch thực hiện:

- Nghiên cứu tài liệu:

+ Tìm hiểu các bài báo khoa học liên quan

+ Tham khảo phương pháp thủy canh trong nông nghiệp

- Lên kế hoạch thực hiện:

Bước 1: Lập các ô thí nghiệm: Trồng các cây rau cải (10 cây 1 lô thí nghiệm, sức sống các cây ban đầu là như nhau) trong các điều kiện khác nhau.

+ Ô 1: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước cất

+ Ô 2: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước dinh dưỡng (được bổ sung các chất cần thiết)

+ Ô 3: trồng cây trên môi trường thủy sinh (Nước dinh dưỡng) 

Bước 2: Tiến hành quan sát sinh trưởng của cây liên tục trong 10 ngày. Tiến hành xem độ xanh tốt và đo chiều cao của cây 3 ngày 1 lần, ghi chép số liệu.

Bước 3: Phân tích số liệu đã thu được và kết luận.

4. Kết quả triển khai kế hoạch:

+ Ô 1: Cây có hiện tượng héo sau 5 ngày, ngày 10 số cây chết một nửa phần còn lại sinh trưởng yếu.

+ Ô 2: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.

+ Ô 3: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.

5. Kết luận: Trong tự nhiên đất đóng vai trò là giá thể giúp cố định cây, trong đất canh tác tự nhiên có chứa các chất khoáng, các chất này hòa tan trong nước sau đó được cây hấp thụ, giúp cây sinh trưởng và phát triển.

11 tháng 11 2021

chắc chắn cậu đâng thi

 

11 tháng 11 2021

ko thi đg ôn tập

3 tháng 5 2021

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho thực vật.
- Hạn chế khai thác bừa bải các loại thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài.
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn…để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
- Tuyên truyền giáo dục rộng rải trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng..

Liên hệ bản thân em có thể làm được gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
- Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương.

Để môi trường xanh sạch, trong lành, .........

3 tháng 5 2021

Nên:

- Ngăn chặn nạn phá rừng 

- Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thức vật quý hiếm

- Xây dựng các vườn thức vật,khu bảo tồn 

- Câm buôn bán xuất khấu các loài thực vật quý hiếm

31 tháng 3 2017

- Chọn đáp án C: Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước là cần kết hợp vừa tự nghiên cứu và xây dựng, vừa nhận chuyển giao kĩ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

- Vì như vậy ta vừa có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách với các nền kinh tế phát triển, đồng thời vẫn tự lực để có thể phát triển, không phải dựa dẫm, không ỉ lại vào thế lực, đất nước nào, tăng cường địa vị của nước ta trên trường quốc tế, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại.


QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

-  Những lưu ý về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên:

+ Cần xác định được vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phù hợp và câu hỏi nghiên cứu.

+ Các kết quả nghiên cứu cần trình bày đầy đủ, ngắn gọn, thuyết phục người đọc.

+ Ngôn ngữ chính xác, khách quan. Các tài liệu tham khảo cần ghi nguồn dẫn đầy đủ.

15 tháng 12 2017

Đầu thế kỉ XX, Phan Châu Trinh nổi lên như một nhà cải cách tiêu biểu với khẩu hiệu “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Hiểu đơn giản là mở mang nhận thức, tri thức của dân; chấn hưng ý chí, chí khí, khí phách của dân; làm cho đời sống của dân được đầy đủ, hùng hậu. Chủ trương này không chỉ có giá trị với Việt Nam ở thời điểm đầu thế kỉ XX, mà còn có thể được Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay

Đáp án cần chọn là: B

- Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở; một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam- Kể được tên được một số vật liệu xây dựng nhà.- Kể tên các nguồn năng lượng thường dùng trong gia đình.- Mô tả, nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.Kể tên được các thiết bị trong ngôi nhà thông minh.- Phân biệt được một số kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.- Trình...
Đọc tiếp

- Nêu được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở; một số kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam

- Kể được tên được một số vật liệu xây dựng nhà.

- Kể tên các nguồn năng lượng thường dùng trong gia đình.

- Mô tả, nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.Kể tên được các thiết bị trong ngôi nhà thông minh.

- Phân biệt được một số kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng ở Việt Nam.

- Trình bày được lí do cần tiết kiệm năng lượng.

- Trình bày được các đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

- So sánh được sự khác nhau giữa ngôi nhà thông thường và ngôi nhà thông minh. - Biết lựa chọn vật liệu xây dựng cho phù hợp với từng bộ phận của ngôi nhà và từng kiểu nhà.

- Biết cách kết hợp các phòng trong ngôi nhà.

- Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính, dinh dưỡng từng loại, ý nghĩa đối với sức khỏe con người. 

- Nêu được vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.

- Trình bày được một số phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm phổ biến. 

- Hình thành thói quen ăn, uống khoa học; chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh.

0