K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2021

Câu 1

- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lời.

- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

- Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây diện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

- Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào đánh thuế nhẹ hoặc được miễn thuế, hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam đánh thuế cao.

* Nhận xét:

Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp, từ đó dẫn đến nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Câu 2

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:

- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.

- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.

=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:

- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”

- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.

- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

 

14 tháng 2 2017

- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

- Công nghiệp: Khai thác mỏ, xuất khẩu kiếm lời.

- Thương nghiệp: Độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, nguyên liệu, thu thuế.

- Giao thông vận tải: Xây dựng đường sá, cầu cống, bến cảng, đường dây diện thoại vừa để vươn tới các vùng nguyên liệu, vừa để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

- Tài chính: Đánh thuế nặng để giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào đánh thuế nhẹ hoặc được miễn thuế, hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam đánh thuế cao.

* Nhận xét:

Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp, từ đó dẫn đến nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

25 tháng 4 2022

 THAM KHẢO

*  Về chính trị: 

- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì theo chế độ bảo hộ, Nam Kì theo chế độ thuộc địa.

- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

Về kinh tế

- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.

- Công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.

+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...

- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.

- Về thương nghiệp:Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.

- Về tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...

* Về văn hóa và giáo dục 

- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.

- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít. Đặc biệt càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.

- Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ cai trị.

10 tháng 5 2021

1. 

* Cuối thế kỉ XIX một trào lưu cải cách diễn ra rầm rộ ở VIệt Nam nhưng kết cục là không được thực hiện, rốt cuộc cơ hội duy tân bị bỏ qua. Nguyên nhân:

 

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

 

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

 

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

 

- Triều đình phong kiến đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách: thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao lưu với nước ngoài

 

- Tiềm lực kinh tế - xã hội của VN lúc đó không có đủ cơ sở để tiến hành cải cách.

Bây giờ , người dân đc đóng góp ý kiến để xây dựng bộ máy nhà nước , xã hội.

10 tháng 5 2021

1. 

* Cuối thế kỉ XIX một trào lưu cải cách diễn ra rầm rộ ở VIệt Nam nhưng kết cục là không được thực hiện, rốt cuộc cơ hội duy tân bị bỏ qua. Nguyên nhân:

 

- Các đề nghị cải cách có những hạn chế:

 

+ Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.

 

+ Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

 

- Triều đình phong kiến đứng đầu là vua Tự Đức bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách: thực hiện chính sách "bế quan tỏa cảng" không giao lưu với nước ngoài

 

- Tiềm lực kinh tế - xã hội của VN lúc đó không có đủ cơ sở để tiến hành cải cách.

Bây giờ , người dân đc đóng góp ý kiến để xây dựng bộ máy nhà nước , xã hội.

9 tháng 5 2022

Chính sách khai thác :

- Nông nghiệp : đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.

- Công nghiệp : khai thác than và kim loại, đầu tư vào một số ngành : xi măng, điện, ...

- Giao thông vận tải : xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt.

- Thương nghiệp : độc chiếm thị trường Việt Nam, đề ra các thứ thuế mới.

Nhận xét : Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc.

NG
13 tháng 10 2023

Các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỷ XX tại Việt Nam được triển khai nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích của Pháp, bao gồm:

- Hệ thống thuế cao: Thực dân Pháp áp đặt các loại thuế nặng nề, như thuế đất, thuế sản xuất và thuế nhập khẩu, để tăng thu ngân sách và chi trả cho quan chức Pháp.

- Khai thác tài nguyên: Pháp khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam, bao gồm cao su, gỗ, than và cá, để cung cấp cho công nghiệp và thỏa mãn nhu cầu của nước chủ quản.

- Hệ thống lao động cưỡng bức: Người Việt bị buộc phải làm việc trong hệ thống đồn điền, mỏ và nhà máy của Pháp, không nhận được công bằng và bị áp bức nhằm khai thác sức lao động rẻ tiền.

- Đàn áp nền văn hóa và giáo dục: Chính sách này nhằm làm suy yếu và xóa bỏ bản sắc văn hóa và giáo dục của người Việt, thay thế bằng các giáo trình Pháp và kiến thức châu Âu.

Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế Việt Nam rất tiêu cực. Việt Nam bị biến thành một quốc gia nông nghiệp xuất khẩu, phụ thuộc vào thị trường Pháp và bị cản trở phát triển công nghiệp và hạ tầng. Các ngành sản xuất và nông nghiệp truyền thống của Việt Nam bị đẩy lùi để làm chỗ cho nhu cầu xuất khẩu của Pháp. Sự khai thác tài nguyên thiên nhiên không bền vững đã gây tổn hại môi trường và suy giảm nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam. Đồng thời, chính sách lao động cưỡng bức đã làm gia tăng sự bất bình đẳng và đóng góp vào sự suy thoái kinh tế và xã hội của Việt Nam.

4 tháng 2 2021

– Về chính sách của thực dân Pháp:

 + Pháp đã sử dụng nhiều thủ đoạn chính trị thâm độc kết hợp sức mạnh quân sự để từng bước xâm lược, biến Việt Nam thành thuộc địa.

  – Về chính sách của triều đình Huế: Trước hành động xâm lược ngày càng trắng trợ của thực dân Pháp, triều đình Huế vẫn thi hành các chính sách đối lỗi thời, phản động; vẫn nuôi hi vọng có thể lấy lại những vùng đất đã mất thông qua con đường “thương thuyết, hòa bình”.

 →  Chính sách này của triều đình Huế đã thể hiện thái độ thỏa hiệp với thực dân Pháp xâm lược và tạo cho Pháp nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước xâm lược tiếp theo.

4 tháng 2 2021

Cảm ơn bạn nha haha