K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

b, Thân bài(2) Trước hết, “học tập” có nghĩa là tiếp thu kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng và kiến thức cho bản thân. Còn “lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Tính từ “tốt” ý chỉ hành động học tập, lao động đạt được chất lượng cao hơn mức bình thường. Từ đó, Bác Hồ muốn khuyên nhủ...
Đọc tiếp

b, Thân bài

(2) Trước hết, “học tập” có nghĩa là tiếp thu kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng và kiến thức cho bản thân. Còn “lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các loại sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Tính từ “tốt” ý chỉ hành động học tập, lao động đạt được chất lượng cao hơn mức bình thường. Từ đó, Bác Hồ muốn khuyên nhủ học sinh cần phải cố gắng học tập, lao động thật tốt để tương lai có thể trở thành người có ích cho xã hội.

- Đoạn văn (2) giải thích từ ngữ nào trong lời răn dạy của Bác? Mục đích của việc giải thích từ ngữ để rút ra được nội dung gì?

 

(3) Có thể khẳng định rằng, lời răn dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn. Kiến thức giống như một đại dương mênh mông. Để có được hiểu biết, chúng ta chỉ có tích cực học tập mới có thể trang bị hành trang vững chắc cho tương lai, hoàn thiện bản thân và gặt hái thành công. Bác Hồ chính là một tấm gương sáng ngời. Từ khi còn nhỏ, Bác đã kế thừa truyền thống hiếu học của gia đình, mà tích cực học tập. Cho đến khi trưởng thành, trong suốt ba mươi năm bôn ba nước ngoài, Bác vẫn không ngừng học hỏi để tích lũy một vốn kiến thức phong phú. Bác thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga…

- Trong đoạn văn (3) ý kiến của người viết đồng tình hay phản đối với vấn đề trong đời sống từ câu dạy của Bác? Điều đó thể hiện ở câu văn nào?

 

- Người viết đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để làm nổi bật ý kiến, hãy tìm:

+ Câu văn nêu lí lẽ của người viết để làm sáng tỏ ý kiến:

 

+ Câu văn nêu bằng chứng của người viết để thuyết phục người đọc đồng tình:

 

+ Những câu văn phân tích dẫn chứng:

 

(4) Cùng với học tập tốt, học sinh cần lao động để rèn luyện sức khỏe, tính tự lập trong cuộc sống. Bản thân Bác Hồ cũng là một con người yêu lao động. Bác luôn chủ động làm việc. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều không cần người khác giúp đỡ. Bởi vậy, xung quanh Bác cũng rất ít người giúp việc.

- Người viết tiếp tục đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để làm nổi bật ý kiến nào, hãy tìm:

+ Ý kiến người viết muốn bàn luận: 

+ Câu văn nêu lí lẽ của người viết để làm sáng tỏ ý kiến: 

+ Câu văn nêu bằng chứng của người viết để thuyết phục người đọc đồng tình: ……………..

+ Những câu văn phân tích dẫn chứng:

…………………………………………………

(5) Chúng ta hãy học tập Bác Hồ, tích cực học tập và lao động để trang bị cho bản thân hành trang bước vào tương lai. Biết tự giác trong học tập, lao động sẽ giúp bản thân trở thành một người chủ động, sáng tạo và càng ngày càng tiến bộ trên con đường học thức. Tự mình học tập, tự mình làm việc là một quá trình tất yếu nếu bạn khát vọng làm được những những điều lớn lao trong cuộc sống này.

 Đoạn văn (5) tác giả đã rút ra bài học nhận thức và hành động nào?

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

0
8 tháng 9 2023

Kế hoạch của em trong học tập và rèn luyện là một phần quan trọng để hoàn thiện và nâng cao kiến thức, khả năng và kỹ năng của mình. Để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai, em có thể xây dựng kế hoạch như sau:

Xác định mục tiêu: Đầu tiên, em nên xác định mục tiêu học tập và rèn luyện của mình. Điều này giúp em có hướng đi rõ ràng và tập trung vào những gì quan trọng nhất.

Lập kế hoạch học tập: Em nên lập kế hoạch học tập hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Xác định thời gian cụ thể để học các môn học chính, đặc biệt là những môn em quan tâm và muốn phát triển.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Để rèn luyện kỹ năng mềm và mở rộng kiến thức, em nên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện, hoặc các khóa học bổ sung.

Tìm kiếm cơ hội thực tập: Để có kinh nghiệm thực tế và nắm bắt được yêu cầu của thị trường lao động, em nên tìm kiếm cơ hội thực tập trong lĩnh vực mình quan tâm.

Định hướng nghề nghiệp: Em nên tìm hiểu về các ngành nghề và lĩnh vực mà em quan tâm. Xác định được mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp em có hướng đi rõ ràng và tập trung vào việc phát triển những kỹ năng cần thiết.

Liên tục nâng cao kiến thức: Hãy luôn cập nhật và nâng cao kiến thức của mình thông qua việc đọc sách, tham gia khóa học trực tuyến, và tham gia các diễn đàn chuyên ngành.

Định kỳ đánh giá và điều chỉnh: Em nên định kỳ đánh giá kế hoạch của mình và điều chỉnh nếu cần thiết. Điều này giúp em đảm bảo rằng kế hoạch của mình luôn phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế.

Theo các nghiên cứu và các sách từ điển thì học tập là:Học và luyện tập để hiểu biết, để có các kỹ năng, để gặt hái được tri thức cho bản thân.Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các thông tin khác...
Đọc tiếp

Theo các nghiên cứu và các sách từ điển thì học tập là:

Học và luyện tập để hiểu biết, để có các kỹ năng, để gặt hái được tri thức cho bản thân.

Học hay còn gọi là học tập, học hành, học hỏi là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích và có thể liên quan đến việc tổng hợp các thông tin khác nhau.

Học và rèn luyện để hiểu biết, trang bị các kỹ năng và tri thức: kết quả học tập, siêng năng học tập. Làm theo gương tốt: học tập lẫn nhau, học tập kinh nghiệm.

Ngoài ra, nếu định nghĩa theo các nhà tâm lý thì học tập là một sự thay đổi tương đối lâu dài về hành vi, là kết quả của các trãi nghiệm.

Học tập là hiểu sâu, hiểu rộng hơn vấn đề, lĩnh vực mà ta muốn biết. Giúp ta trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, làm tăng sự sáng tạo và trí tuệ, để chúng ta áp dụng được vào đời sống và xã hội.

0
28 tháng 11 2023

a)

->Theo em ý kiế trên là không đúng vì học sinh cũng phải biết làm những công việc như dọn nhà, ...vì trẻ em phải biết yêu thương ba mẹ, giúp ba mẹ làm việc nhà, người lớn làm việc lớn trẻ nhỏ làm việc nhỏ

28 tháng 11 2023

b)Tinh thần tự giác của con người là một phẩm chất quan trọng, đóng vai trò quyết định trong cuộc sống hàng ngày. Nó không chỉ đơn thuần là việc tự phấn đấu, tự rèn luyện, mà còn là động lực để hoàn thiện bản thân, đạt được mục tiêu và sống một cuộc sống ý nghĩa hơn. Tự giác không chỉ dừng lại ở việc tự điều khiển, tự quản lý bản thân mà còn thể hiện qua việc chịu trách nhiệm với hành động và quyết định của mình. Nó là việc nhận thức rõ ràng về những gì cần làm và làm những việc đó mà không cần sự ép buộc từ bên ngoài. Tinh thần này giúp con người không ngừng học hỏi, cải thiện bản thân và đối mặt với thách thức một cách tích cực. Trong cuộc sống hiện đại, tinh thần tự giác đóng vai trò quan trọng để vượt qua những khó khăn và áp lực. Nó là động lực giúp con người vươn lên sau những thất bại, học từ những sai lầm và không ngừng nỗ lực để tiến xa hơn. Tự giác cũng là yếu tố quan trọng xác định sự thành công của mỗi người, bởi nó định hình tư duy tích cực và quyết tâm mạnh mẽ để đạt được mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, tinh thần tự giác không phải lúc nào cũng dễ dàng duy trì. Đôi khi, cuộc sống có thể đưa ra những cám dỗ, khó khăn hay sự lười biếng làm cho chúng ta lạc quan và không còn ham học hỏi nữa. Để duy trì tinh thần này, việc tự đặt ra các mục tiêu cụ thể, lập kế hoạch và duy trì động lực trong lòng sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi trở ngại. Ngoài ra, tinh thần tự giác cũng phản ánh trong việc giúp đỡ người khác và góp phần vào cộng đồng. Việc tự giác không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn lan tỏa những giá trị tích cực cho xã hội. Sự tự giác trong việc giúp đỡ người khác không chỉ là hành động tốt mà còn tạo ra một chuỗi phản ứng tích cực, lan tỏa yêu thương và sự đồng cảm trong cộng đồng. Trên hết, tinh thần tự giác là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Việc không ngừng rèn luyện, không ngừng nỗ lực và không ngừng học hỏi sẽ giúp chúng ta trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân, đem lại niềm vui và ý nghĩa sâu sắc trong mỗi bước đi của cuộc sống. Tinh thần tự giác không chỉ là một phẩm chất cá nhân mà còn là nền tảng xây dựng một cộng đồng tích cực và hạnh phúc. Hãy giữ lửa này luôn bùng cháy trong lòng và lan tỏa nó ra xung quanh, để cuộc sống trở nên giàu có hơn với ý nghĩa và niềm vui không ngừng.

         1. Phần lí thuyết:  a. Trình bày khái niệm và biểu hiện của việc tôn trọng kỉ luật? Nêu 2 hành vi của học sinh thể hiện việc thực hiện tốt kỉ luật. b. Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm cho con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?  c. Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử sẽ giúp ích gì cho chúng ta? Để sống lịch sự, tế nhị các...
Đọc tiếp

 

 

       1. Phần lí thuyết: 

 a. Trình bày khái niệm và biểu hiện của việc tôn trọng kỉ luật? Nêu 2 hành vi của học sinh thể hiện việc thực hiện tốt kỉ luật.

 b. Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm cho con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 

 c. Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử sẽ giúp ích gì cho chúng ta? Để sống lịch sự, tế nhị các em cần phải rèn luyện như thế nào?

 d. Hãy kể 3 hành vi thể hiện sự lịch sự, tế nhị của học sinh trong giao tiếp? Rút ra bài học cho bản thân trong quá trình giao tiếp với mọi              người xung quanh? 

 e. Trình bày khái niệm và ý nghĩa về mục đích học tập của học sinh? Để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành người cong dân có ích cho gia đình và xã hội, mỗi học sinh cần rèn luyện bản thân như thế nào?

       2. Phần bài tập tính huống: 

  a. Biểu hiện của việc sống tích cực, tựa giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 

  b. Ý nghĩa của việc sống tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

  c. Phân biệt hành vi tích cực, tự giác với hành vi lười biếng, ỷ lại trong học sinh hiện nay.

                                                             Giúp với mai mk thi rồi

 

 

1
29 tháng 11 2018

a, Tôn trọng kỷ luật là biết chấp hành quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi mọi lúc

Biểu hiện của việc tôn trọng kỷ luật là tự giác chấp hành sự phân công

Hành vi: Đi học đúng giờ , học bài và làm bài đầy đủ, .....

b, Không vì kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu 1 tập thể làm việc ko có tổ chức, kỉ luật,ai muốn làm gì thì làm sẽ trở thành hỗn loạn. Khi đó, mọi người khó có thể làm việc được. Nếu tg 1 tổ chức mọi người biết tôn trọng kỷ luật thì sẽ yên tâm và có tự do khi làm việc

xác định luận điểm chính, luận điểm phụ, luận cứ trong bài văn sau :''Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người...
Đọc tiếp

xác định luận điểm chính, luận điểm phụ, luận cứ trong bài văn sau :

''Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

1
31 tháng 1 2019

ai nhanh mình k cho

25 tháng 4 2019
STT Các lĩnh vực Nội dung công việc Biện pháp thực hiện Thời gian tiến hành Dự kiến kết quả
1 Học tập

- Đến trường học

- Làm bài tập và học bài cũ.

- Tự đi xe đạp

- Tự làm bài tập toán, anh văn, ôn bài.

- 6h30ph.

14 - 16h30ph

Làm hết bài tập và học thuộc bài cũ, chuẩn bị bài mới.
2 Lao động

- Dọn dẹp nhà, rửa cốc chén.

- Nấu cơm, giặt áo quần.

- Chăm sóc cây cảnh, hoa

- Tự quét dọn,rửa cốc chén.

- Tự nấu cơm và giặt áo quần.

- Tưới cây, nhổ cỏ, bón phân

- 5h30ph

- 17h

- 17h30ph

Nhà cửa, cốc chén sạch sẽ. Giúp bố mẹ có một bữa cơm ngon. Cây xanh tốt
3 Hoạt động tập thể

- Sinh hoạt sao nhi đồng.

- Trực sao đỏ; Trực ATGT

Mỗi tháng một lần

- Mỗi tháng một lần

- Ngày thứ 5 của tuần đầu

- Theo kế hoạch của trường.

- Hỗ trợ cho Liên đội ở trường tiểu học.

- Góp phần giữ gìn kỉ luật trật tự ở trường học.

4 Sinh hoạt cá nhân

- Chơi cầu lông

- Ăn nghỉ

- Xem ti vi

- Chơi cầu lông với bạn sau giờ học.

- Sau giờ đi học và sau giờ chiều

- 16h30ph

- 12h

- 18h-19h

- 19h-19h30

Sức khỏe tốt, tnh thần sảng khoái
20 tháng 6 2021

Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy, các hành động nhận thức phổ biến trong học tập Vật lý là biện pháp thực hiện nhiệm vụ:
Chọn một:
a. trang bị kiến thức cơ bản;
b. phát triển năng lực tư duy;
c. giáo dục kỹ thuật tổng hợp.
d. giáo dục thế giới quan khoa học;

1. Khái niệm, ý nghĩa của lòng yêu thương con người , Biểu hiện lòng yêu thươngcon người , cách rèn luyện để có lòng yêu thương con người , bài tập tình huống, liênhệ thực tế.2. Khái niệm, ý nghĩa của siêng năng kiên trì ,biểu hiện siêng năng kiên trì trong họctập và trong cuộc sống, cách rèn luyện siêng năng kiên trì bài tập tình huống, liên hệthực tế.3.Khái niệm, ý nghĩa của tôn...
Đọc tiếp

1. Khái niệm, ý nghĩa của lòng yêu thương con người , Biểu hiện lòng yêu thương
con người , cách rèn luyện để có lòng yêu thương con người , bài tập tình huống, liên
hệ thực tế.

2. Khái niệm, ý nghĩa của siêng năng kiên trì ,biểu hiện siêng năng kiên trì trong học
tập và trong cuộc sống, cách rèn luyện siêng năng kiên trì bài tập tình huống, liên hệ
thực tế.

3.Khái niệm, ý nghĩa của tôn trọng sự thật ,biểu hiện tôn trọng sự thật trong học tập
và trong cuộc sống,cách rèn luyện tôn trọng sự thật bài tập tình huống, liên hệ thực
tế.

4. Khái niệm, ý nghĩa của việc tự lập.Liệt kê biểu hiện của người có tính tự lập .
Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và của người khác. Lên kế hoạch để tự
lập. Bài tập tình huống, liên hệ thực tế.

5. Khái niệm, ý nghĩa của việc tự nhận thức về bản thân. Tự nhận thức được điểm
mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm và các mối quan hệ của bản thân. Lên kế
hoạch để tự nhận thức và tôn trọng bản thân. Xây dựng kế hoạch SWOT ( nhận thức
và phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân ). Bài tập tình huống, liên hệ
thực tế.

0
        1. Phần lý thuyết: c. Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử sẽ giúp ích gì cho chúng ta? Để sống lịch sự, tế nhị các em cần phải rèn luyện như thế nào? d. Hãy kể 3 hành vi thể hiện sự lịch sự, tế nhị của học sinh trong giao tiếp? Rút ra bài học cho bản thân trong quá trình giao tiếp với mọi              người xung quanh?  e. Trình bày khái niệm và ý nghĩa về mục đích học tập...
Đọc tiếp

        1. Phần lý thuyết:

 c. Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử sẽ giúp ích gì cho chúng ta? Để sống lịch sự, tế nhị các em cần phải rèn luyện như thế nào?

 d. Hãy kể 3 hành vi thể hiện sự lịch sự, tế nhị của học sinh trong giao tiếp? Rút ra bài học cho bản thân trong quá trình giao tiếp với mọi              người xung quanh? 

 e. Trình bày khái niệm và ý nghĩa về mục đích học tập của học sinh? Để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành người cong dân có ích cho gia đình và xã hội, mỗi học sinh cần rèn luyện bản thân như thế nào?

          2. Phần bài tập tính huống: 

  a. Biểu hiện của việc sống tích cực, tựa giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 

  b. Ý nghĩa của việc sống tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

  c. Phân biệt hành vi tích cực, tự giác với hành vi lười biếng, ỷ lại trong học sinh hiện nay.

                                                             Giúp với mai mk thi rồi

0