K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
18 tháng 10 2023

                                                                Hà Nội, ngày … tháng … năm …

Cô Hà Lê thân mén!

Em là Ngọc Hân - học sinh cũ lớp 3G được cô chủ nhiệm năm ngoái đây ạ. Năm nay, em đã chuyển sang ngôi trường mới, nhưng em vẫn rất nhớ và biết ơn cô. Vì vậy, em viết lá thư này để được hỏi thăm và chúc mừng cô nhân ngày Nhà giáo.

Dạo này cô vẫn khỏe chứ ạ? Cô vẫn đến trường và dạy dỗ các bạn nhỏ như trước nhỉ? Các em học sinh mới năm nay có ngoan và vâng lời cô không ạ? Vườn hoa hồng do cô trồng và chăm sóc cạnh thư viện năm nay có lẽ đã cao hơn và nở nhiều hoa rồi cô nhỉ? 

Ở trường mới, em đã làm quen được với các bạn và thầy cô. Việc học tập của em cũng đã ổn định rồi. Nhờ cô quan tâm dạy dỗ, mà em không gặp nhiều khó khăn về bài vở. Em biết ơn cô lắm. Nhân ngày 20-11 sắp tới, em chúc cô luôn mạnh khỏe, yêu đời và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp trồng người.

                                                                                     Học sinh cũ

                                                                                      Ngọc Hân

NG
14 tháng 10 2023

HS chủ động hoàn thành bài tập.

NG
13 tháng 10 2023

Học sinh tự chỉnh sửa lại bài viết của mình sau khi đã tiến hành các hoạt động 1, 2, 3 và viết lại mở bài, kết luận

NG
13 tháng 10 2023

1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,... 
2. 

1. Mở bài:

Tên truyện: Người ăn xin

Nhân vật: cậu bé và người ăn xi

2. Thân bài:

Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ

Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả

Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ

Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động

3. Kết bài:

Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.

Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.Lưu ý:– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?• Kể câu chuyện bằng lời của mình.• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Lưu ý:

– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?

– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?

• Kể câu chuyện bằng lời của mình.

• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.

• Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động... của nhân vật.

• Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.

– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?

2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.

Gợi ý:

1
NG
26 tháng 11 2023

1.

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

-  Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

-  Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.

Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

15 tháng 5 2021

Tui lop 6 ma chua dc hc bai nay nha

15 tháng 5 2021

lớp tôi có bạn tả được 10 điểm đấy

27 tháng 9 2023

tham khảo:

Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em. Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng. Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến. Em đã đọc lại câu chuyện rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui. Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ. Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.

15 tháng 4

d

 

 

 

 

15 tháng 8 2019
Tập làm văn: Chọn một trong hai đề (5 điểm)

- Hs nêu lí do và mục đích viết thư (0,5 điểm)

- Thăm hỏi tình hình người viết thư (1,5 điểm)

- Thông báo tình hình của người viết thư (1,5 điểm)

- Cuối thư (Ghi lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn của người viết thư, chữ kí và họ tên của người viết thư (1,5 điểm)

- Hs viết sai lỗi chính tả toàn bài trừ 0,5 điểm.

Bài mẫu:

Đề 1:

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20....

Ông bà kính mến.

      Nhân dịp đầu năm mới. Cháu xin phép được thay mặt bố mẹ cháu gửi đến ông bà lời chúc đầu năm mới.

      Chúc ông bà luôn mạnh khoẻ, sống lâu để mỗi năm vào dịp hè cháu lại được vào thành phố mang tên Bác gặp mặt ông bà.

      Không biết ở trong ấy ông bà và chú thím Vinh đón xuân có vui không? Ngoài này thì mấy ngày giáp Tết rét đậm, nhưng từ chiều mồng một trở đi trời ấm dần, không khí xuân tràn đầy đường làng. Hai cây gạo đầu xóm đã bắt đầu nở hoa. Cây thị nhà ta đang trút lá để trổ nụ.

      Mỗi lần Tết đến nhìn cây đào ông trồng trưởc cửa nhà rực rỡ màu đỏ, cháu nhớ ông da diết. Còn mỗi lẩn gói bánh mật, làm chè Lam, là cháu lại nhớ đến tay bà sao mà khéo thế!

      Quê làng ta năm nay ăn Tết vui lắm vì đã cấy xong lúa chiêm cánh đồng dưới, tra xong ngô, đỗ ở cánh đồng màu nên mọi người có thì giờ rảnh rang sắm Tết.

      Trước khi đừng bút, một lần nữa cho cháu chúc sức khoẻ ông, bà sang năm mới sẽ vui vẻ, khoẻ mạnh để bố mẹ và các cháu yên tâm làm việc và học tập.

Cháu của ông bà

Hằng Phương

Đề 2:

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...

Bạn Phương Anh yêu quý!

      Mình nhận được thư của bạn gửi cho mình từ tuần trước nhưng do mình bận về quê thăm ông bà nên chưa viết thư trả lời cho bạn ngay được. Hôm nay nhân dịp năm học mới mình viết thư thăm bạn để bạn khỏi mong.

      Dạo này bạn có khỏe không? Mọi người trong gia đình bạn vẫn khỏe cả chứ? Hè vừa rồi được nghỉ khá lâu như vậy bạn có đi đâu chơi cùng gia đình không, bạn đã làm những gì trong kỳ nghỉ hè vừa rồi vậy?

      Năm học mới lại đến nữa rồi Phương Anh nhỉ? Năm nay bạn không đi học cùng mình nữa, mình nhớ bạn lắm đó. Trường mới chuyển đến của bạn là gì nhỉ? Trường mới có ở gần nhà bạn không? Còn tình hình học tập ở trường mới, lớp mới của bạn như thế nào rồi? bạn kể cho mình nghe với nhé!

      Mà Phương Anh đã làm quen hết các bạn trong lớp mới chưa. Bạn đã quen được người bạn thân nào chưa đó! Lớp học mới của bạn có vui không? Các bạn ở lớp mới có học tốt như lớp cũ của bọn mình không?

      Còn mình và mọi người trong nhà vẫn khỏe. Hè vừa rồi bọn mình được nhà trường tổ chức cho đi chơi dã ngoại rất vui. Vào năm học mới, lớp cũ của bọn mình có thêm 4 bạn mới nữa đấy. Lớp mình vẫn rất vui và học tập tốt, tháng nào cũng xếp hạng nhất toàn khối đó Phương Anh. Mình vẫn rất cố gắng học tập, mình có tin vui báo cho Phương Anh biết là mình được chọn vào đội bồi dưỡng thi học sinh giỏi của trường đấy, mình sẽ cố gắng học thật tốt để đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi tới. Mình cũng mong thư tới sẽ nhận được nhiều tin vui từ bạn.

      Phương Anh ơi! thư đã dài rồi, mình dừng bút nhé. Mình chúc bạn và cả gia đình bạn luôn khỏe mạnh, chúc bạn học thật giỏi nhé!

      Mình mong sớm nhận được hồi âm từ bạn!

Bạn thân của Phương Anh

Minh Tinh

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.1. Chuẩn bị.- Chọn một nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ) đã mang lại cho em nhiều cảm xúc (ví dụ: Ma-ri-a trong Nhà phát minh 6 tuổi, người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến, người bà trong Quả ngọt cuối mùa, chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng,...),- Điều gì ở nhân vật gây ấn...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một nhân vật trong câu chuyện hoặc bài thơ đã đọc, đã nghe.

1. Chuẩn bị.

- Chọn một nhân vật (trong câu chuyện hoặc bài thơ) đã mang lại cho em nhiều cảm xúc (ví dụ: Ma-ri-a trong Nhà phát minh 6 tuổi, người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến, người bà trong Quả ngọt cuối mùa, chú gà con trong Bầu trời trong quả trứng,...),

- Điều gì ở nhân vật gây ấn tượng với em (ngoại hình, tính cách, suy nghĩ, hành động,...)

- Tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật đó như thế nào? 

2. Tìm ý.

3. Góp ý và chỉnh sửa.

- Bố cục đoạn văn đầy đủ, rõ ràng.

- Thông tin về nhân vật được chọn lọc kĩ, thể hiện đúng đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm.

- Tình cảm, cảm xúc của em được nêu cụ thể.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

1.
Bài tham khảo:

- Chọn một nhân vật: Nhân vật người nhạc sĩ trong Ông Bụt đã đến.

- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: Tính cách ấm áp và nhân hậu và cách hành động mua chậu lan mà không cần ai biết của ông.

- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất mến mộ và kính trọng ông nhạc sĩ.
2.

Mở đầu: Trong các câu chuyện, bài thơ em đã đọc, đã nghe, em thích nhất là nhân vật ông nhạc sĩ trong câu chuyện Ông bụt đã đến. Đó là ông bụt thật sự trong suy nghĩ của em.

Triển khai:

- Điều ở nhân vật gây ấn tượng với em: 

+ Ông nhạc sĩ là người có tính cách ấm áp, nhân hậu, vị tha và cao thượng.

+ Khi biết Mai đã làm gãy nhành hoa, ông không trách mắng Mai mà âm thầm lắng nghe nguyện vọng của Mai, mua chậu lan mới thay thế mà không cần ai biết đến.

+ Em đã đọc lại câu chuyện nhân vật rất nhiều lần và tưởng tượng nếu em gặp ông thì em sẽ rất vui.

- Tình cảm, cảm xúc của em đối với nhận vật: Em rất cảm phục và kính trọng ông nhạc sĩ.

Kết thúc: Ông nhạc sĩ như là ông Bụt trong tâm trí của em vậy. Em rất yêu mến ông. Em nhất định sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể gặp được ông Bụt trong tương lai.
3.
Em tiến hành góp ý cho đoạn văn của bạn và chỉnh sửa bài văn của bản thân nếu có

24 tháng 1

có bài văn nào vừa dài vừa hay không ạ?