K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2017

a, Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy (0,5 điểm)

    Trăng cứ tròn vành vạnh

    Kể chi người vô tình

    Ánh trăng im phăng phắc

    Đủ cho ta giật mình

b, Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng.

Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi.

Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi.

→ Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người.

Biện pháp tu từ được sử dụng:

Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc.

c, Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

23 tháng 2 2023

MB: Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh và khổ cuối bài thơ 

TB: Phân tích khổ thơ: 

‘’Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ 

=> Câu đầu bài thơ, nhà thơ đã gợi nên nỗi nhớ quê hương da diết, sâu nặng, luôn ghi nhớ trong lòng 

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi 

=> Những dấu hiệu quen thuộc của làng chài ven biển: con thuyền, đàn cá và dòng nước. Điều này chứng tỏ tình yêu quê hương từ những điều nhỏ nhặt, đơn giản nhất của nhà thơ. 

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi 

=> Tác giả luôn hình dung trong đầu hình ảnh quen thuộc của quê hương với con thuyền ra khơi. Hình ảnh con người lao động hăng say. 

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá 

=> Phải là người tinh tế, có cách cách nhìn sâu sắc thì tác giả mới có thể cảm nhận được những dấu hiệu đặc biệt của quê hương. Quê hương với tác giả là mùi nồng mặn của nước biển, của từng mẻ cá 

Nêu cảm nhận của em về cả đoạn thơ? 

KB: Khẳng định lại vấn đề 

_mingnguyet.hoc24_ 

8 tháng 8 2018

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình

Khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là triết lí mang hàm ý độc đáo, sâu sắc của bài thơ. Đúng vậy,nghệ thuật ẩn dụ "trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho 1 quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ. Phép nhân hóa "trăng im phăng phắc" cho thấy trăng là 1 người bạn, 1 nhân chứng nghĩa tình mà hết sức nghiêm khắc. Trăng ko một lời trách cứ, bao dung, độ lượng. Tấm lòng bao dung, độ lượng mà nghiêm khắc ấy đã nhắc nhở nhà thơ và tất cả chúng ta ko bao h lãng quên quá khứ. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưnng quá khứ thì luôn tròn đầy, thủy chung và bất diệt. Ở trong câu thơ cuối, nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật đối lập: cái tròn vành vạnh của vầng trăng đối lập vs sự bạc bẽo, vô tình của cong người; cái im phăng phắc của vầng trăng đối lập vs sự giật mình của con người. Cái giật mình nhìn lại thức tỉnh của con người thật đáng quý. Giật mình để nhìn lại chính mình, để cố gắng sống tốt hơn. Cái giật mình của ăn năn tự trách, giật mình để nhắc nhở bản thân ko đc lãng quên quá khứ nghĩa tình. Hình ảnh vầng trăng cuối bài thơ đột ngột bừng sáng thành ánh trăng vô cùng độc đáo, sâu sắc. Ánh tăng là tia sáng tỏa ra từ vầng trăng. Ánh trăng có khả năng soi rọi đến những góc khuất tăm tối nhất của tâm hồn con người, ánh trăng khiếm con người bừng tỉnh nhận ra sai lầm của mình. Trăng cảm hóa con người và nhắc nhở con người phải luôn luôn nhớ về quá khứ, trân trọng quá khứ. Ánh trăng nói riêng và bài thơ nói chung nhắc nhở chúng ta phải sống đúng đạo lí dân tộc: Uống nc nhớ nguồn.
*Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn của con người, làm thay đổi con người và xã hội theo hướng tích cực. Bài thơ "Ánh trăng" vs đặc sắc riêng biệt về nghệ thuật và nội dung đã hoàn thành nhân vật đó. Bài thơ hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lí về cuộc sống và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội chúng ta.

9 tháng 8 2018

bài này mik đọc r

Gợi ý dành cho bạn: 

-  Câu thơ 1: “Đêm nay rừng hoang sương muối”:

+ Khung cảnh, điều kiện chiến đấu vất vả, gian khổ ( Chốn rừng hoang vu, vắng vẻ, về đêm sương muối giăng đầy vừa lạnh lẽo, lại gây hại cho cơ thể. Đó là một nơi mà nhân dân ta vẫn gọi với cái tên rừng thiêng nước độc )

+ Người lính phải đứng canh giữa đất trời vào đêm khuya khi thời tiết buốt giá và khắp nơi bị sương mù bao phủ. Các anh phải đối chọi với cái rét, cái lạnh, cái đáng sợ của rừng già để giữ vững độc lập tự do cho tổ quốc.

=> Khó khăn chồng chấp khó khăn, gian khổ chồng chất gian khổ.

- Câu thơ 2: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

+ Những người chiến sĩ luôn kề vai sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng chung lí tưởng, mục đích cao đẹp.

=> Chính hoàn cảnh éo le này lại làm họ trở nên gắn kết hơn, tình đồng chí, đồng đội cũng vì thế thăng hoa. 

Câu thơ 3: “Đầu súng trăng treo” - đây là một hình ảnh thơ vô cùng lãng mạn:

+ Khẩu súng trên vai người chiến sĩ chĩa mũi lên tưởng như chiếc giá đỡ, đúng lúc trăng sáng tròn phía xa xa đi qua ngỡ như đầu súng trăng treo.

=> Câu thơ vừa thực vừa ảo cho ta nhiều cảm xúc mới mẻ. Khoảng cách giữa bầu trời và mặt đất, giữa con người và thiên nhiên đã được xích lại gần gũi hơn bởi một từ "treo". Cây súng cũng là biểu tượng cho lực lượng chiến đấu bảo vệ hoà bình, trăng là biểu tượng cùa hoà bình. Hai hình ảnh tưởng chừng như tương phản ấy, lại gắn kết với nhau. 

Nhận xét về nghệ thuật + nội dung: 

- Nghệ thuật: sự kết hợp giữa bút pháp tả thực và lãng mạn vừa xa vừa gần, nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng 1 cách tinh tế.

- Nội dung: Ba câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng nội dung sâu sắc. Qua ba câu thơ nói riêng và cả bài thơ "Đồng chí" nói chung giúp ta hiểu được phần nào về cuộc sống người lính nghèo và hoàn cảnh chiến đấu gian khổ. Dẫu có thế nào họ vẫn sẽ luôn sát cánh bên nhau bảo vệ hòa bình độc lập tổ quốc --> chúng ta cần biết ghi nhớ công ơn và sự hi sinh của họ

27 tháng 11 2016

Khổ thơ cuối thể hiện rõ nhất tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của nhà thơ:

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình

+ “Trăng cứ tròn vành vạnh” : Thể hiện sự trong sáng,tròn đầy,thuỷ chung.

+ “Ánh trăng im phăng phắc”: Đó là sự im lặng nghiêm khắc mà nhân hậu,bao dung.

+ “Đủ cho ta giật mình”: Giật mình vì trăng đầy đặn nghĩa tình,mà mình lại có lúc quên trăng;giật mình vì trăng bao dung,nhân hậu,mà mình lại là kẻ vô tình;giật mình vì đã có lúc mình quên bạn bè,quên quá khứ.

=> Qua đây bài thơ nhắc nhở mọi người phải biết hướng về quá khứ, phải thuỷ chung với quá khứ.

27 tháng 11 2016

Thanks you very much!