K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2023

Ái chà câu này " ối giồi ôi " nha:)
 

Kính thưa các đại biểu và đại diện của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc,

Tôi xin được bắt đầu bài phát biểu này bằng việc nhắc lại mục tiêu chung của chúng ta: tạo ra một thế giới không chiến tranh, hòa bình và hợp tác phát triển. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần tập trung vào một số khía cạnh quan trọng.

Thứ nhất, chúng ta cần thúc đẩy sự hiểu biết và đồng thuận giữa các quốc gia. Điều này có thể được đạt thông qua việc tăng cường giao lưu văn hóa, giáo dục và trao đổi dân cư. Chúng ta cần xây dựng một nền tảng văn hóa đa dạng và tôn trọng sự khác biệt, từ đó tạo ra sự tin tưởng và sự đồng lòng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Thứ hai, chúng ta cần tăng cường vai trò của Liên Hợp Quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các quốc gia thành viên cần tham gia tích cực vào các hoạt động duy trì hòa bình, như giám sát và giải quyết xung đột, trọng tài quốc tế và sự hòa giải. Chúng ta cần đảm bảo rằng Liên Hợp Quốc có đủ nguồn lực và quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả.

Thứ ba, chúng ta cần tăng cường hợp tác phát triển và giảm bớt bất bình đẳng. Các quốc gia cần hỗ trợ nhau trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống. Chúng ta cần tạo ra môi trường thuận lợi cho việc chia sẻ công nghệ, đầu tư và trao đổi thương mại, từ đó tạo ra sự phát triển bền vững và công bằng cho tất cả các quốc gia.

Cuối cùng, chúng ta cần thúc đẩy giáo dục và nhân văn hóa để xây dựng một thế hệ trẻ nhạy bén với giá trị hòa bình và tôn trọng nhân quyền. Chúng ta cần đảm bảo rằng giáo dục được đưa vào trung tâm của các chính sách phát triển, và tạo ra một môi trường học tập khuyến khích sự đa dạng, sáng tạo và tư duy phản biện.

Qua những nỗ lực này, chúng ta có thể xây dựng một thế giới không chiến tranh, hòa bình và hợp tác phát triển. Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cùng đoàn kết, hợp tác và cam kết để đạt được mục tiêu cao cả này. Chúng ta không thể đứng lặng trước những thách thức toàn cầu, và chỉ thông qua sự đoàn kết và hợp tác chúng ta mới có thể mang lại hòa bình và sự phát triển cho

Not me làm

29 tháng 10 2023

Aỏ thật đấy

27 tháng 12 2018

Đáp án C

Liên Hợp quốc hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:

- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).

Trong đó, nguyên tắc cơ bản nhất, có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới là chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). Đây là 5 nước đại diện cho cả hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.

23 tháng 12 2019

Chọn đáp án D.

Bộ máy tổ chức của Liên Hợp quốc gồm 6 cơ quan chính, trong đó Hội đồng bảo an là cơ quan giữ vai trò trọng yếu để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Ban thư kí là cơ quan hành chính, đứng đầu là tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. Trụ sở của Liên Hợp quốc đặt tại Niu Yooc– Mĩ.

2 tháng 12 2017

Đáp án D

Bộ máy tổ chức của Liên Hợp quốc gồm 6 cơ quan chính, trong đó Hội đồng bảo an là cơ quan giữ vai trò trọng yếu để duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Ban thư kí là cơ quan hành chính, đứng đầu là tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. Trụ sở của Liên Hợp quốc đặt tại Niu Yooc– Mĩ.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐCTrong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC

Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.

Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.

Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.

(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,

NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ

A. 194.

B. 149.

C. 195.

D. 159.

1
7 tháng 2 2019

Đáp án B

Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: “Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. 

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). 

Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí. 

Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định. 

Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. 

Ban Thư kí: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. 

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc (Mĩ). 

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…”

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua hội nghị nào:

A. Hội nghị Ianta.

B. Hội nghị Xan Phranxico.

C. Hội nghị Pốtxđam.

D. Hội nghị Pari.

1
22 tháng 8 2017

Đáp án B

Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực

Cho các nhận định sau:   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những...
Đọc tiếp

Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định.

C. 3 nhận định.

D. 4 nhận định.

1
11 tháng 10 2018

Đáp án D

Cho các nhận định sau:   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những...
Đọc tiếp

Cho các nhận định sau:

   1. Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

   2. Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh.

   3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

   4. Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về phe phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các dân tộc đã kiên cường chống chủ nghĩa phát xít, bảo về hòa bình thế giới.

   Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

A. 1 nhận định.

B. 2 nhận định.

C. 3 nhận định.

D. 4 nhận định.

1
12 tháng 4 2018

Đáp án D

27 tháng 11 2017

Đáp án D