K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 9 2016

- Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả vào thời điểm lúc về chiều, tức là khi đó trời đã sắp tối.

- Cảnh vật ở thời điểm đó được tác giả miêu tả bằng việc cảm nhận qua các hình ảnh trước xóm sau thôn chìm dần trong màn sương khói. Dường như bóng chiều, sắc chiều gợi cảm giác huyền ảo nửa thực nửa mơ, yên ả và trầm lặng. Đó chính là cảnh tượng bao quát của phủ Thiên Trường lúc chiều tà.

- Hai câu cuối với các hình ảnh: trẻ dần trâu về nhà trong tiếng sáo, từng đôi cò trắng sà xuống giữa cánh đồng. Đây là hai hình ảnh tiêu biểu được tác giả lựa chọn đế khắc hoạ cho cảnh đồng quê lúc về chiều. Âm thanh tiếng sáo, màu sắc của cánh cò trắng là cả một sự hoà hợp tuyệt diệu của khúc nhạc đồng quê với cảnh thanh bình của quê hương đất nước.

22 tháng 3 2019

Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê lúc hoàng hôn, chiều xuống. Những hình ảnh và âm thanh gợi lên khung cảnh ấy:

- Hình ảnh: tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia,

- Sắc màu thôn quê buổi chiều tà: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh.

  Về thể thơ, bài"Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Đương trông ra"giống với bài thơ nào đã học?Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?Cụm từ "Nửa như có nửa như không"bán vô bán hữu)có nghĩa là gì?Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ 2 này?Trong bài thơ, cảnh vật đc miêu tả vào...
Đọc tiếp
  1.   Về thể thơ, bài"Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Đương trông ra"giống với bài thơ nào đã học?Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?
  2. Cụm từ "Nửa như có nửa như không"bán vô bán hữu)có nghĩa là gì?Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ 2 này?
  3. Trong bài thơ, cảnh vật đc miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì?(về ánh sáng, amm thanh, màu sắc và cảnh vật)
  4. Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?
  5. *Sau khi hiểu đc giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?
  • Soạn dùm mình bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra"nha,càng ngắn gọn càng tốt nha,mình tick cho
1
6 tháng 10 2016
1. Về thể thơ, bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra giống với bài thơ nào? Nêu đặc điểm của thể thơ đó thể hiện trong bài này.Gợi ý: Kiểm tra về số câu, số chữ xem bài thơ này giống bài thơ nào trong hai bài thơ luật Đường đã học? Chú ý từ cuối của các câu 1, 2, 4 để chỉ ra cách hiệp vần của bài thơ.2. Cụm từ bán vô bán hữu (nửa như có nửa như không) có nghĩa là phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.3. Trong bài thơ, cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà (lúc hoàng hôn). Trong khung cảnh có thể nghe thấy tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia, các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.4. Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Xóm thôn mờ mờ sương khói hoà trong tiếng sáo của trẻ chăn trâu văng vẳng cùng từng đôi cò trắng đang xoè cánh đậu xuống đồng. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say xưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vượng bận binh đao.5.* Tác giả cảu bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công
26 tháng 9 2016

Câu 1 :

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.

- Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

Câu 2 :

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

Câu 3 :

Thông qua các chi tiết trên, Bà Huyện Thanh Quan đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên giữa núi đèo bát ngát, hoang sơ. Bức tranh đó dù có sự xuất hiện của bóng dáng con người và hình ảnh của cuộc sông nhưng vẫn heo hút, vắng lặng, hoang vu đồng thời xoáy sâu thêm tâm trạng buồn bã, cô đơn của tác giả với nỗi nhớ da diết.

26 tháng 9 2016

thất  ngôn tứ tuyệt là:

Một bài có 4 câu mỗi câu có  7 tiếng 

Đường Luật là thơ nhà Đường

25 tháng 9 2016

1)

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ. Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

25 tháng 9 2016

2)

Bức tranh Đèo Ngang được tác giả thông qua các chi tiết:

- Không gian: Đèo Ngang

- Thời gian: bóng xế tà.

- Cảnh vật: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

- Âm thanh: tiếng quốc kêu, tiếng chim đa đa khắc khoải, mệt mỏi.

- Hình ảnh cuộc sống con người: tiều vài chú, chợ mấy nhà.

- Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.

- Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

18 tháng 9 2023

1. Bối cảnh truyện :

+ Thời gian : Buổi sáng mùa đông

+ Không gian : Qua 1 đêm mưa nào, trời bỗng đổi gió bấc, tưởng như đang ở giữa mùa đông rét mướt

a, bức tranh thiên nhiên cảnh vật

- Chi tiết :

+ Đất khô trắng, cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo

+ Trời không u ám, toàn 1 màu trắng đục

+ Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét

- Cách miêu tả : Rất chính xác, tinh tế, đặc sắc

=> Cảm nhận chung : Cách miêu tả của tác giả làm cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mặt người đọc. Làm người đọc thấy được cảnh thiên nhiên trong đầu mùa đông giá rét

b, Con người và cách được miêu tả

- Cuộc sống : Sơn sống trong 1 gia đình khá giả, 1 cuộc sống viễn mãn đầy đủ còn những đứa trẻ nghèo trong xóm thì đối lập hoàn toàn. Hoàn cảnh chúng nghèo không có nổi chiếc áo ấm để mặc trong mùa đông gió lạnh " ăn mặc không khác ngày thường"  "những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ"  "môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi"

=> Cho thấy sự đối lập giữa hoàn cảnh của Sơn và những đứa trẻ nghèo trong xóm

Sông nước Cà Mau Câu 1. a) Đọc văn bản trong SGK (từ đầu đến “một màu xanh đơn điệu”) và tìm các chi tiết miêu tả về địa hình, màu sắc, âm thanh của thiên nhiên và cảm giác của nhân vật “tôi” trước cảnh thiên nhiên đó. b) Để khắc họa những chi tiết đó, theo em tác giả đã vận dụng các giác quan nào để cảm nhận, điều đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu...
Đọc tiếp

Sông nước Cà Mau

Câu 1.

a) Đọc văn bản trong SGK (từ đầu đến “một màu xanh đơn điệu”) và tìm các chi tiết miêu tả về địa hình, màu sắc, âm thanh của thiên nhiên và cảm giác của nhân vật “tôi” trước cảnh thiên nhiên đó.

b) Để khắc họa những chi tiết đó, theo em tác giả đã vận dụng các giác quan nào để cảm nhận, điều đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả?

Câu 2. Đọc đoạn văn từ “Từ khi qua Chà Là” đến “khói sóng ban mai”.

a) Liệt kê những địa danh được nhắc đến trong bài và nhận xét về cách đặt tên các địa danh đó.

b) Đọc và tìm các chi tiết miêu tả cảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn.

Câu 3. Đọc đoạn văn từ “Chợ Năm Căn” đến “vùng rừng Cà Mau” và thực hiện yêu cầu:

a) Ghi lại các chi tiết nói lên sự trù phú và độc đáo của chợ Năm Căn.

b) Qua cách miêu tả của tác giả, em hình dung như thế nào về chợ Năm Căn?

c) Kể ra ít nhất 2 điều em học được từ nghệ thuật tả cảnh của tác giả.

 

0
10 tháng 12 2021

ko bt

10 tháng 12 2019

Bốn câu thơ đầu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:

    + Hình ảnh chim én đưa thoi giữa trời xuân trong sáng

    + Cỏ xanh non tới chân trời, điểm xuyết hoa lê trắng

    + Không gian mùa xuân khoáng đạt, rộng rãi

- Màu sắc có sư hài hòa gợi lên vẻ tinh khôi, mới mẻ, tràn đầy sức sống của mùa xuân

- Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh, cái hồn cảnh vật