K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2023

1. Bối cảnh truyện :

+ Thời gian : Buổi sáng mùa đông

+ Không gian : Qua 1 đêm mưa nào, trời bỗng đổi gió bấc, tưởng như đang ở giữa mùa đông rét mướt

a, bức tranh thiên nhiên cảnh vật

- Chi tiết :

+ Đất khô trắng, cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo

+ Trời không u ám, toàn 1 màu trắng đục

+ Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét

- Cách miêu tả : Rất chính xác, tinh tế, đặc sắc

=> Cảm nhận chung : Cách miêu tả của tác giả làm cảnh vật như nổi hình, nổi khối trước mặt người đọc. Làm người đọc thấy được cảnh thiên nhiên trong đầu mùa đông giá rét

b, Con người và cách được miêu tả

- Cuộc sống : Sơn sống trong 1 gia đình khá giả, 1 cuộc sống viễn mãn đầy đủ còn những đứa trẻ nghèo trong xóm thì đối lập hoàn toàn. Hoàn cảnh chúng nghèo không có nổi chiếc áo ấm để mặc trong mùa đông gió lạnh " ăn mặc không khác ngày thường"  "những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ"  "môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi"

=> Cho thấy sự đối lập giữa hoàn cảnh của Sơn và những đứa trẻ nghèo trong xóm

21 tháng 6 2019

Trong sáu câu thơ đầu cảnh mùa hè được miêu tả với giọng điều vui tươi, náo nức, phấn chấn.

- Tiếng kêu của chim tu hú trên đồng quê gọi bầy, nghe bồi hồi tha thiết, báo hiệu một mùa hè đã đến

- Mùa sắc tươi vui của mùa hè được thể hiện với:

- Màu vàng tươi của "lúa chiêm", màu đỏ của "trái cây", màu vàng tươi của "bắp" phơi đầy sân.

- Hơn hết còn có màu xanh của bầu trời cao lộng.

- Ngoài ra mùa hè còn thể hiện rõ rệt qua "tiếng ve ngân", "đôi con diều sáo lộng".

- Mùa hè hiện lên thật tươi vui, rạo rực, hứa hiện một mùa hè tươi đẹp.

Như vậy, một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng như hiện ra trước mặt người đọc trong bài thơ. Không gian như được mở rộng ra cả bốn phía: cao, xa, rộng, sâu. Tác giả cảm nhận mùa hè bằng tất cả các giác quan của mình, bằng sự nhạy cảm trong tâm hồn người nghệ sĩ và sự bức bối trong ý chí của người chiến sĩ.

18 tháng 9 2023

a, Những chi tiết miêu tả thiên nhiên khi gió lạnh tràn về:

+Đất khô trắng

+Cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo

+Trời không u ám, toàn một màu trắng đục

+Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét

- Cảm xúc của nhân vật Sơn về thiên nhiên và cảnh vật : 

+ "Tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi"

+ "Sơn cũng thấy lạnh, vội vơ lấy cái chăn trùm lên đầu rồi cất tiếng gọi chị"

- Sơn được mọi người trong gia đình yêu thương, quan tâm chăm sóc

-  Chi tiết khắc họa tính cách nhân vật Sơn:

+ "Sơn vẫn thân mật chơi đùa"

+ "không kiêu kì và khinh khỉnh như các em họ của Sơn"

=> Cuộc sống ra đình Sơn khá giả, 1 cuộc sống viễn mãn

- Cuộc sống của các bạn nhỏ xóm chợ :

+ Cách ăn mặc : Vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ, qua những chỗ rách, da thịt thâm đi

+ Bộ dạng : Ăn mặc không khác ngày thường, mỗi cơn gió đến, chúng nó run lên, hàm răng đập vào nhau

+ Thái độ : Tỏ thái độ vui mừng khi thấy chị em Sơn nhưng vẫn đứng xa, không dám vồ vập

- Hiên là bạn nhỏ được chú ý nhất. Vì Hiên là đứa con gái hàng xóm bạn chơi với Lan và Duyên. Và cách ăn mặc của cô bé giống những đứa trẻ hàng xóm kia; đứng co ro bên cột quán, mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay

 

26 tháng 6 2019

Tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa hè rạo rực, mê say:

  Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:

   + Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.

   + Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.

   + Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.

   → Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.

16 tháng 9 2023

Các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta”

Nhận xét mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”

- Tả thiên nhiên:

+ Suối: chảy rì rầm, nghe như tiếng đàn cầm.

+ Đá: đá mọc rêu phơi

+ Rừng thông: thông mọc rất nhiều và dày tạo bóng mát để nhân vật “ta” nằm.

+ Cây trúc bóng râm: trúc rậm thành bóng râm mát, là nơi tác giả ngâm thơ.

- Tả con người: ngồi lên đá như ngồi chiếu êm; nằm

+ Một khung cảnh thú vị và nên thơ, thiên nhiên giống như người bạn, người tri kỷ.

+ Nhấn mạnh sự có mặt của “ta” trước cảnh đẹp của Côn Sơn.

+ Sử dụng nhiều từ khẳng định tư thế làm chủ của tác giả trước thiên nhiên Côn Sơn

=> Cảnh thiên nhiên đẹp được cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế.

18 tháng 11 2019

a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

17 tháng 12 2019

Bài thơ hay và hấp dẫn ở việc tạo ra những đối lập về hình ảnh, tâm trạng, cảm xúc đối xứng trong bố cục của bài thơ.

  - Tác giả dựng cảnh tương phản:

   + Ban đầu cảnh cho chữ đông vui tấp nập.

   + Càng về sau cảnh buồn bã, lạnh nhạt, hiu quạnh.

   + Một bên nét chữ như rồng bay phượng múa.

   + Một bên giấy đỏ buồn, mực sầu, cảnh hiu quạnh.

  - Cái kết đầu cuối tương ứng:

   + Vẫn là cảnh ngày tết, không gian mùa xuân có hoa đào nở.

   + Ông đồ mờ nhạt dần, cuối cùng thì không thấy nữa.

   + "ông đồ xưa" không còn tồn tại nữa.

  - Tác giả tái hiện lại những hoài niệm về thời "vàng son xưa cũ" của một thế hệ nhà Nho đẹp nhưng dần phai mờ.

  - Ngôn ngữ bình dị, trong sáng nhưng hàm súc, đầy dư vị.

    → Tác giả tái hiện được vẻ đẹp của cảnh cho chữ, hình tượng ông đồ xưa với bàn tay tài hoa- giá trị tinh thần truyền thống đẹp- đang dần mai một trong đời sống. Sự nuối tiếc, hoài cổ cảnh cũ người xưa.

7 tháng 11 2021

có ai chơi free fire ở đây ko

14 tháng 1 2023

Bạn tóm tắt lại nhé (Tham khảo):

Thế Lữ là một cây bút tiêu biểu của phong trào thơ Mới ở Việt Nam, ông có những sáng tác tiêu biểu, góp phần to lớn làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thế Lữ, đó là bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ mượn lời của một con hổ sa cơ, bị giam giữ trong lồng sắt, tác giả đã thể hiện được tâm sự, niềm u uất của cả một thế hệ bị giam cầm nô lệ với khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ thể hiện được tâm trạng của cả thế hệ người, hơn nữa nó còn khơi dậy tinh thần yêu nước, khát khao độc lập, tự do mạnh mẽ của toàn dân tộc.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thế Lữ đã vẽ ra không gian nhỏ hẹp mà đầy tù túng, bức bối nơi con hổ bị giam cầm. Nỗi cô đơn, sự bực bội, phẫn uất của con hổ được thể hiện trọn vẹn. Qua hình ảnh đó ta có thể cảm nhận được phần nào tình cảnh mất tự do cũng như tâm trạng đầy phẫn uất của chúa sơn lâm rừng già: 

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ 

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”

Thế Lữ đã sử dụng động từ “gậm” để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. “Khối căm hờn” là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn”gậm” trong mình. “Trong cũi sắt” lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, con hổ chỉ có thể “nằm dài” trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ “trông ngày tháng dần qua.

Càng tù túng bao nhiêu, càng uất hận bao nhiêu thì sự khinh bỉ dành cho những con người ngoài kia càng nhiều bấy nhiêu “Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ”. “Lũ người” ở đây ta có thể hiểu là những người đã bắt giam, đẩy con hổ vào chốn tù đầy mất tự do này. Thế giới của con người và loài vật hoàn toàn khác nhau, nhưng vì sự tham lam, tham vọng không bờ bến của con người mà con hổ phải chịu cảnh giam hãm phi lí này, lũ người này trong cái nhìn của con hổ chỉ là lũ “ngạo mạn ngẩn ngơ”, cậy vào sức mạnh mà dương dương tự đắc, không biết xấu hổ. Đặt câu thơ vào trong mối quan hệ với con người ta có thể thấy Thế Lữ thể hiện niềm phẫn uất khi lũ quân cướp nước trắng trợn xâm phạm hòa bình, độc lập của dân tộc, đẩy nhân dân vào cuộc sống tù túng, mất tự do. Nhà thơ cũng thể hiện rõ thái độ của mình ở đây, đó là sự coi thường, chế giễu những hành động phi lí của chúng: “khinh”, “giễu”,“Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm” câu thơ là sự thể hiện cái tinh thần ngạo nghễ, kiêu hùng của con hổ về chốn “oai linh rừng thẳm”.

Chúc bạn học tốt

10 tháng 9 2021

Câu hỏi dài quá