K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tư tưởng:

+ Phê phán các phe cánh trong triều đình phong kiến vì lối sống xa hoa hay tham vọng quyền lực gây nên cảnh loạn lạc, lôi kéo dân chúng vào vòng bạo lực can qua.

+ Phê phán những người nghệ sĩ chỉ vì muốn thi thố tài năng nghệ thuật, thực hiện mộng lớn của bản thân mà đối lập với nhân dân, bị nhân dân xem là kẻ thù.

+ Bày tỏ niềm thông cảm, ái ngại với bi kịch của người nghệ sĩ và niềm tiếc nuối mộng lớn không thành của những người nghệ sĩ kì tài như Vũ Như Tô.

- Thông điệp:

+ Niềm băn khoăn về phẩm chất của người nghệ sĩ.

+ Niềm băn khoăn về mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và nghệ sĩ, giữa cái đẹp xa xỉ, cao sang và cái có ích, thiết thực,…  

- Tư tưởng và thông điệp này vẫn còn có ý nghĩa đối với đời sống đương đại.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Luận điểm

Lí lẽ

Bằng chứng

1. Xung đột mang tính lịch sử

- Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần mà chưa làm nên sự nghiệp, đứng trước ngã rẽ: hoặc là từ chối thiên chức hoặc là tự sát hoặc tuân lệnh và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn.

- Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả bênh vực…để đạt đích.

- Cái quyền sống của nhân dân bioj hi sinh không thương tiếc…

- Ông đòi vua cho mình…với nước ngoài.

- Từ miệng Trịnh Duy Sản … của kịch Vũ Như Tô.

2. Xung đột mang tính nhân loại

Nghệ sĩ mượn tay … đã khắc họa.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Qua văn bản trên, tác giả muốn thể hiện thông điệp và tư tưởng về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, giữa lí tưởng và thực tế, giữa cá nhân và lịch sử. Tác giả muốn khuyên người đọc cần quan sát thật kỹ để có những sáng tác nghệ thuật phù hợp về mọi mặt. Đừng nên quá u mê, mê muội mà quên mất giá trị thực tế của cuộc sống. Không thể vì theo đuổi những nghệ thuật vĩ đại, cao siêu mà quên đi dẫm đạp lên lợi ích của người khác.

Cuộc đời lão Hạc bị đặt vào tình huống không lối thoát. Lão tự nguyện chấp nhận cái chết để giải thoát cuộc đời, để chấm dứt cuộc sống lay lắt và đặc biệt là để không phạm sai lầm lần thứ hai là phải tiêu vào số tiền dành dụm được cho con hay phải xà xẻo bán dần bán mòn miếng vườn đi.Mặc dù xét về một mặt nào đấy, ba mươi đồng bạc Đông Dương thời ấy rất có giá trị, ba sào vườn cũng ít nhiều giúp lão trong cảnh nghèo. Nhưng lão Hạc là con người tự trọng, con người sống có bản lĩnh, có nhân cách. Ba mươi đồng bạc ấy lão để lại nhờ bà con hàng xóm lo việc hậu sự gọi là có tí chút chứ “để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt”. Nhận thức này gắn với một nỗi đau thấm thìa về nhân tình thế thái. Miếng vườn được lão Hạc giao lại cho ông giáo bởi vì ông giáo là người “nhiều chữ nghĩa” nhưng dưới dạng văn tự sang nhượng, “để không ai còn tơ tưởng, dòm ngó đến” và để sau này con lão về có vườn mà làm.
 
Mọi tính toán của lão Hạc phải nói là rất chặt chẽ, có lí có tình, thấu đáo mọi mặt mà điều quan trọng nhất là giữ lại được nhà cửa vườn tược cho con, bởi mảnh vườn và nhà cửa ấy đều mang trong nó “công cha nghĩa mẹ”, là nghĩa là tình. Chính đứa con trai của lão cũng nhận thức được điều ấy, nhận thức được trách nhiệm làm con chưa hoàn thành của mình: “xưa nay con ở nhà mãi cũng chẳng nuôi thầy được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo”. Lão Hạc nhận thức rất rõ hoàn cảnh và tình thế mà lão bị đặt vào: già cả không ai thuê mướn nữa, nhưng già thì cũng phải ăn, mà “miệng ăn núi lỡ”. Lão chọn giải pháp tự nguyện chết để bảo toàn tất cả cho con, để khỏi phiền hà người khác. Lão đã hành động theo đạo lí “đói cho sạch, rách cho thơm” theo truyền thống “giấy rách phải giữ lấy lề”. Lão có cái tên rất đẹp, tên của một loài chim nổi tiếng về sự thủy chung, tình nghĩa. Cái tên này cũng cho thấy phẩm chất của con người lão. Lão chọn cho mình cái chết đau đớn nhất là ăn bả chó, một loại độc được gắn với cái chết vốn dành cho loài chó. Phải chăng đây cũng là hành động trả nghĩa cho “cậu Vàng”?. Câu chuyện về lão Hạc là sự tố cáo mãnh liệt nhất, cho thấy tình cảnh và số phận bi đát của người nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến nửa thuộc địa.
 
Việc lão Hạc xin bả chó của Binh Tư là một chi tiết tạo nên bước ngoặt của câu chuyện. Để xin dược bả chó cho mình, lão đã phải đánh lừa Binh Tư, vì chỉ có Binh Tư mới có và có thể có loại bả chó mạnh nhất. Nhưng khi xin Binh Tư cũng phải hứa hẹn “chia phần” với hắn, bởi vì lão không có tiền để mua, mà phải xin, mà phải xin được một liều lượng vừa đủ, không ít quá. Việc xin bả chó này không chỉ đánh lừa Binh Tư mà còn tác động vào những suy nghĩ vốn tốt đẹp trước đây của nhân vật “tôi” về lão. Vì thế, cuộc đời quả thật “cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” trở thành hình thức mở đầu cho sự suy luận về cuộc đời của ông giáo. Binh Tư vốn “làm nghề ăn trộm” nên những người lương thiện như lão Hạc thì hắn không ưa, vì thế khi lão Hạc xin bả chó, lại kèm theo gợi ý chia phần thì hắn đồng ý ngay. Hơn thế hắn coi lão Hạc cũng là loại “mạt cưa mướp đắng” như hắn. Cái buồn về đời không phải là sự tha hóa nhân cách của lão Hạc mà điều buồn bã là lão muốn sống nhưng không đủ điều kiện để kéo dài cuộc sống, lão phải chấp nhận cái chết tự nguyện, tự mình kết liễu cuộc đời mình.
 
Nguyên nhân cái chết của lão Hạc chỉ có hai người hiểu: đó là nhân vật “tôi” và “Binh Tư”. Đối với nhân vật “tôi”, cái chết đau đớn vật vã của lão Hạc gợi nên nỗi đau về nhân phẩm bị xúc phạm. Lão Hạc là một nhân cách cao quý, đáng trọng nhưng không được sống trong điều kiện tối thiểu, vì thế “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Chắc chắn trước cái chêt của lão Hạc, Binh Tư cũng nhận thức ra được phẩm chất cao quý, nghĩa tình thủy chung trước sau như một của lão, một con người giàu tình cảm mà khi phải bán con chó đi đã không cầm được nước mắt đã khóc “hu hu” trước mặt một người không phải là ruột rà thân thích của mình, đã xót xa ân hận vì “già bằng ngần này tuổi đầu rồi mà còn đi lừa một con chó”.
 
Cái chết vật vã đau đớn ấy cũng là một hình thức mà lão Hạc chọn để tự trừng phạt mình vĩ tội lừa dối “cậu Vàng” của lão.

1. Đặt vấn đề:Trong các thể loại văn học,truyện ngắn giữ vai trò xung kích trong việc phản ánh đời sống hiện thực. Mỗi truyện ngắn luôn thể hiện những trăn trở của người nghệ sĩ về cuộc đời,con người và các truyện ngắn ấy luôn để lại cho người đọc những bài học qua sự chia sẻ,gửi gắm của nhà văn. Bàn về truyện ngắn,có ý kiến cho rằng :"...",đến với tác phẩm "..." của NMC,ta sẽ hiểu rõ hơn đặc điểm nổi bật của truyện ngắn cũng như thái độ của người cầm bút khi viết về con người và cuộc sống.2. Giải quyết vấn đề:a. Giới thuyết:- Ý kiến trên đã khẳng định vai trò của truyện ngắn : Truyện ngắn tuy khuôn khổ ngắn,ít nhân vật,sự kiện chỉ là những mảnh nhỏ,là lát cắt của đời sống nhưng lại phản ảnh những nét bản chât của đời sống một cách cô đọng và hàm súc,có tính gợi mở,mang ấn tượng rât đậm.- Muốn làm được điều đó,người viết truyện ngắn phải có tài nắm bắt những hiện tượng tưởng nhỏ nhặt bình thường trong cuộng sống nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao,sâu sắc. Nhà văn phải dồn nén ý tưởng trong một khuôn khổ hạn chế nên truyện ngắn thường tạo đượng tình huống chứa đựng nhiều ý nghĩa,lối hành văn ngắn gọn,tiết chế nhất.- Truyện ngắn "..." của NMC: được viết sau năm 1975. Tác phẩm viết về đề tài thế sự,một bức tranh cuộc sống thời hậu chiến ở một làng chài miền Trung. Cụ thể hơn là bi kịch của một gia đình cùng với những chi tiết éo le nhưng qua đó gợi nên tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Thông qua tác phẩm,nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh.b. Phân tích:b.1.Đặc điểm của truyện ngắn:So với tiểu thuyết,truyện ngắn chỉ là một lắt cắt của một hoàn cảnh. Chính vì thế truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian,không gian hạn chế,nhân vật rất ít,nhà văn thường hướng đến việc phát hiện và khám phá đời sống. Việc khắc họa một hiện tượng,một nét bản chất qua hình tượng nhân vật và tình huống chi tiết.b.2.Phân tích tác phẩm:-Truyện ngắn "..." tập trung xây dựng tình huống nhận thức: Phùng trở về vùng biển miền Trung để chụp bức ảnh tĩnh vật thuyền và biển. Trong truyến đi ấy,anh không chỉ chụp được bức ảnh đẹp để có những cảm nhận về cái đẹp nghệ thuật mà còn thấy một cảnh ngộ đau lòng về cuộc sống của một đôi vợ chồng hàng chài,bi kịch ấy bắt nguồn từ chính sự đói nghèo.- Là một nghệ sĩ,Phùng rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Anh cảm thấy câu nói của người xưa :" Nghệ thuật là cái đẹp,là đạo đức". Chính nhờ được chứng kiến một cảnh tượng tuyệt mĩ của tạo hóa mà tâm hồn Phùng như được gột rửa tinh khôi. Qua chi tiết này,NMC muốn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp: Trong cuộc sống,con người cần biết vươn mình lên để khám phá cuộc sống,biết yêu quý cái đẹp hiện hữu trước mắt. Đặc biệt với giới văn nghệ sĩ cần biết khám phá chất thơ của hiện thực để làm đẹp hơn cho đời.-Tuy nhiên, truyện ngắn "..." tập trung vào tình huống éo le của bi kịch gia đình hàng chài. Từ con thuyền đẹp như mơ đó bước ra là những người xấu xí (gã chồng vũ phu,nhẫn tâm dánh đập người vớ... Người đàn bà cam chịu,nhẫn nhục...Đứa con vì bênh mẹ đã lao vào đánh cha mình...).+ Có thể nói nhà văn đã lựa chọn một cảnh ngộ tiêu biểu cho cuộc sống bất hạnh của người lao động hàng chài. Câu chuyện về người phụ nữ mà Phùng được nghe giúp người đọc hiểu về cuộc đời bà (lai lịch,số phậm,tính cách). Đây là một phát hiện,một khám phá mang tính bản chất về cuộc sống thời hậu chiến. Cuộc sống sau chiến tranh bộn bề lo toan trở thành đề tai nổi bật trong nhiều tác phẩm của các nhà văn thời kì này.+ Ngoài ra,NMC còn viết về vấn đề bạo lực gia đình nảy sinh từ sự nghèo khổ. Vấn đề nhà văn đặt ra ở đây là một cuộc chiến đấu mới đầy cam go,quyết liệu và không kém gì hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ vừa xảy ra mới đây - đó là cuộc chiến chống đói nghèo và tha hóa con người.=> Thông điệp thẩm mĩ của tác giả: nhà văn phải là người gắn bó với cuộc đời,đừng tạo cho mình một khoảng cách mà hãy đứng giữa dòng chảy cuộc sống để khám phá,phát hiện thêm các vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Chỉ có như vậy mới mong hiểu đúng được bản chất của cuộc sống vốn phức tạp,phong phú,muôn màu.c. Nâng cao:- Truyện ngắn có dung lượng không nhiều,nhân vật ít,xảy ra trong một không gian và thời gian hạn chế nên đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn những chi tiết cô đúc,giọng văn chứa nhiều hàm ý để phản ánh bản chất cuộc sống và gửi gắm những trăn trở,suy nghĩ của mình về con người.- Truyện ngắn "..." là một bức thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến mỗi người : Hãy biết lắng nghe cuộc sống. Truyện ngắn đã tạo ra sự chia sẻ,đồng của về những vấn đề mà nhà văn chưa nói hết.3. Kết thúc vấn đề:Ý kiến trên đã cho ta thấy rõ đặc điểm nổi bật của truyện ngắn,từ đó thấy được trách nhiệm của nhà văn và việc tiếp nhận đúng đắn nơi bạn đọc.Văn học phản ánh cuộc sống,vì thế thông qua một truyện ngắn nhà văn cũng muốn đối thoại,chia sẻ với bạn đọng những trăn trở,suy tư với bạn đọc các vấn đề nhân sinh.

18 tháng 9 2019

- Thời tiết Sài Gòn đa dạng, dễ thay đổi:

     + Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt

     + Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh

→ Những nét đặc trưng, riêng biệt độc đáo, hấp dẫn của Sài Gòn

- Nhịp sống của thành phố trẻ Sài Gòn đa dạng, nhộn nhịp

     + Ban ngày thành phố náo động, dập dìu xe cộ

 

     + Buổi sáng tĩnh lặng với không khí mát dịu, thanh sạch, đêm khuya thưa thớt tiếng ồn

- Tác giả bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha với thành phố Sài Gòn:

 + Tình yêu sâu sắc, nồng nhiệt, tác giả khẳng định “tôi yêu Sài Gòn da diết” mọi không gian, thời điểm, từ thiên nhiên tới con người.

     + Thể hiện tình yêu trực tiếp và gián tiếp, điệp từ yêu được lặp 6 lần mở ra không gian, cảnh vật, nét riêng của phố phường.

     + Niềm yêu thương dành cho thành phố trẻ đang trên đà phát triển.

10 tháng 10 2018

Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn hôn quân bạo chúa cùng phe cánh của chúng được giải quyết triệt để theo quan niệm của nhân dân:

+ Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ – tự sát, đám cung nữ kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ

- Mâu thuẫn thứ hai quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích của nhân dân chưa được tác giả giải quyết triệt để:

+ Vũ Như Tô tới lúc chết cũng không nhận ra lỗi lầm của mình

+ Vũ Như Tô không đứng về phía hôn quân, nhưng lại muốn lợi dụng quyền uy, tiền bạc của hắn để thực hiện ước mơ của mình

- Những câu hỏi không có đáp án:

+ Vũ Như Tô có công hay tội, ông đúng hay người giết ông đúng

- Tác giả thể hiện tâm tư qua lời đề từ, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm, điều này là cách lí giải hợp lí

 Giúp em vớiNhận xét về truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ sói và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Hãy trả lời các câu hỏi trên bằng một đoạn văn từ 8 - 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân, chú...
Đọc tiếp

 

Giúp em với
Nhận xét về truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ sói và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh nghìn sầu muôn thảm của nhân dân. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Hãy trả lời các câu hỏi trên bằng một đoạn văn từ 8 - 10 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân, chú thích).

@font-face {font-family:"Cambria Math"; panose-1:2 4 5 3 5 4 6 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:roman; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:3 0 0 0 1 0;}@font-face {font-family:Calibri; panose-1:2 15 5 2 2 2 4 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-469750017 -1073732485 9 0 511 0;}p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-unhide:no; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; margin-top:0in; margin-right:0in; margin-bottom:8.0pt; margin-left:0in; line-height:107%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri",sans-serif; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-fareast-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}p {mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-margin-top-alt:auto; margin-right:0in; mso-margin-bottom-alt:auto; margin-left:0in; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman",serif; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";}.MsoChpDefault {mso-style-type:export-only; mso-default-props:yes; font-family:"Calibri",sans-serif; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-fareast-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}.MsoPapDefault {mso-style-type:export-only; margin-bottom:8.0pt; line-height:107%;}div.WordSection1 {page:WordSection1;}

0