K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2023

Em đi lấy chồng về nơi xứ xa,
Đêm ru điệu hát câu hò trên môi.
Miền Tây xanh sắc mây trời,
Phù sa nước nổi người ơi đừng về!
Với màu điên điển say mê,
Vàng trong ánh mắt vỗ về gót chân.
Trót thương tình nghĩa vợ chồng,
Nên bông điên điển nở cho lòng vấn vương.
Tình thương em khó mà lường.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa,
Giờ đây nhớ mẹ thương cha,
Còn đâu mà thong thả đi về nhà thăm.
Xa xăm nơi chốn bưng biền,
Ăn bông mà điên điển,
Nghiêng mình nhớ đât quê.
Chồng xa em khó mà về.

18 tháng 9 2023

Em đi lấy chồng về nơi xứ xa

Đêm ru điệu hát giọng hò trên môi

Miền Tây xanh sắc mây trời

Phù sa nước nổi người ơi đừng về!

Với màu điên điển say mê

Vàng trong ánh mắt vỗ về gót chân.

Trót thương tình nghĩa vợ chồng.

Nên bông điên điển nở cho lòng vấn vương

Tình thương em khó mà lường

Chồng gần không lấy em lấy chồng xa

Giờ đây nhớ mẹ thương cha

Còn đâu mà thong thả đi về nhà thăm

Xa xăm nơi chốn bưng biển

Ăn bông điên điển

Nghiêng mình nhớ đất quê

Chồng xa em khó mà về

30 tháng 11 2019

A. Mở bài:

- Bài thơ “khúc hát ru..” của Nguyễn Khoa Điềm ra đời ngay tại chiến khu Trị - Thiên, trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào, trìu mến.

B. Thân bài:

1. Phân tích tình cảm của người mẹ Tà Ôi trong khúc hát ru thứ nhất

a. Người mẹ Tà Ôi là một người mẹ giàu tình thương con và giàu lòng yêu nước.

- Người mẹ ấy luôn địu con trên lưng trong lúc làm việc, dù cho công việc có nặng nhọc, dù mẹ có vất vả thì em Cu Tai vẫn luôn bên mẹ:

“Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ độiNhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêngMồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”

Sự sóng đôi của từ “nghiêng” trong câu thơ giàu chất tạo hình đã vẽ lên hình ảnh người mẹ đang giã gạo chày tay trong khi đứa con nhỏ đang ngủ trên lưng, nhịp chày nghiêng, kéo theo giấc ngủ con nghiêng. Nhịp chày giã gạo thực ra nó không nghiêng nhưng vì giấc ngủ của em bé không được ngay ngắn như đặt trên giường mà phải dựa vào tấm lưng người mẹ lúc lên xuống phải chao đảo, dập dờn nên nghiêng lệch hẳn đi. Người mẹ ấy vẫn để Cu Tai có giấc ngủ trọn vẹn trên lưng mẹ. Tưởng như trong từng động tác của nhịp chày giã gạo cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngào và nhịp đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm.

- Bằng ngòi bút tả thực, tác giả giúp người đọc nhận ra mồ hôi mẹ rơi “nóng hổi”, vai mẹ gầy – bao vất vả như đọng cả trên đôi vai mẹ, nhận ra tấm lòng mẹ mênh mông trong hình ảnh mẹ con không cách xa:

“Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gốiLưng đưa nôi và tim hát thành lời”

- Nghệ thuật nhân hoá đã diễn tả sâu sắc và cảm động tình mẹ yêu con. Người mẹ Tà ôi lấy thân mình làm nôi, vai gầy làm gối và ru con không chỉ bằng lời ru thông thường như mọi lời ru của cuộc sống thanh bình mà ru con bằng lời ru thầm từ trái tim, từ tình yêu con tha thiết sâu thẳm trong lòng mẹ. Âm vang lòng mẹ cất thành lời ru đầy xúc cảm..

- Lòng yêu con gắn liền với tình thương bộ đội: “Mẹ thương A -Kay, mẹ thương bộ đội”

Điệp ngữ “mẹ thương” xuất hiện trong câu thơ ngắt hai vế đều đặn đã cho thấy người mẹ thương con như thương bộ đội, lòng yêu con gắn liền với tình yêu người kháng chiến.

- Vì thế nên trong những lời mẹ ru con ta thấy được những ước mơ của mẹ:

“Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân”

→ Người mẹ Tà Ôi mong có gạo để nuôi bộ đội, mong con khôn lớn để làm ra lúa gạo góp phần nuôi bộ đội bởi cuộc sống của những người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn. -> Điều ước ấy thật chân thật và cao quý vì đó là điều mong mỏi của người mẹ lao động nghèo cho kháng chiến.

2. Phân tích khúc hát ru thứ 2.

Hình ảnh người mẹ Tà Ôi với công việc lao động sản xuất trên chiến khu.

“Mẹ tỉa bắp trên núi Ka -lưi”Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”

- Sự tương phản giữa “lưng núi” và “lưng mẹ” gợi ra rất rõ sự nhọc nhằn, vất vả của người mẹ lao động giữa núi rừng mênh mông.

- Đặc biệt trong đoạn này có hai câu thơ rất gợi cảm:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

“Mặt trời của mẹ” là một ẩn dụ độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc. Nếu như mặt trời của bắp đem lại hạt mảy hạt chắc thì em Cu Tai là mặt trời của mẹ. Cu Tai là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính em đã góp phần sưởi ấm lòng mẹ, đã nuôi giữ lòng tin yêu, hy vọng và ý chí của mẹ trong cuộc sống.

- Sự sống của A -Kay cũng là sự sống của buôn làng. Bởi thế cũng rất tự nhiên khi: “ mẹ thương A-kay, mẹ thương làng đói”. Dân làng đang đói khổ - cuộc sống của người Tà ôi những năm chống Mĩ còn bao cơ cực, thiếu thốn, mẹ muốn cưu mang, chia sẻ. Sức mạnh của tình thương yêu cộng đồng sẽ giúp mẹ vượt lên tất cả. Bàn tay mẹ cần mẫn “trỉa bắp”, gieo mầm sự sống với niềm mong mỏi thật bình dị:

“con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều.Mai sau con lớn phát mười ka-lưi”.

Tình cảm thương yêu ấy đã thăng hoa trong những ước mơ về sự sống buôn làng – mong được mùa và chứa đựng niềm mong ước về tương lai của con- có sức khoẻ làm nương giỏi. Đó là một điều ước giản dị, chân thật, chính đáng của người mẹ Tà Ôi.

⇒ Tình thương gắn liền với những điều ước đó đã nói với ta về một người mẹ giàu tình thương người và luôn biết sống vì người khác.

3. Phân tích khúc hát ru thứ 3.

- Cảm hứng của khúc hát ru cuối gắn liền với hiện thực khốc liệt và khẩn trương của cuộc kháng chiến chống Mĩ, với nhịp sống ở chiến khu Trị - Thiên. Hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong đoạn thơ này có một sự thay đổi, không chỉ yêu thương con mà còn hành động vì tình yêu một cách dứt khoát mạnh mẽ:

“Mẹ đi chuyển lán mẹ đi đạp rừng.Mẹ địu em đi để giành trận cuốiTừ trên lưng mẹ em tới chiến trường”

- Hai động từ “đi” đã gợi tả tư thế chủ động với những công việc tiếp sức chiến đấu: “chuyển lán, đạp rừng”. Con người trong tư thế đối mặt với kẻ thù, quyết tâm chiến đấu giữ đất, giữ rừng. Người mẹ thật can đảm và dũng cảm cùng với “anh trai cầm súng, chị gái cầm chông” và “em Cu -Tai cũng theo mẹ vào trận cuối”.Những câu thơ hừng hực tinh thần bất khuất của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên, đem lại cảm hứng lạc quan của cuộc chiến đấu chống Mĩ. Sự trưởng thành từ nhận thức đến hành động của mỗi con người đã được khẳng định bằng hai câu thơ thật khoẻ khoắn:

“Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trườngTừ trong đói khổ, em vào Trường Sơn”

- Người mẹ Tà-Ôi muốn góp công sức của mình vào việc bảo vệ Tổ Quốc bởi giặc Mĩ với dã tâm “đuổi ta phải dời con suối”- không để cho gia đình, bản làng của mẹ được sống bình yên.

⇒ Từ tình thương con, thương bộ đội đến tình thương làng, thương đất nước, ta thấy tình thương của mẹ ngày càng rộng mở, người mẹ thật giàu đức hi sinh.

- Đó là cơ sở cho những ước mơ thật đẹp:

“Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ.Mai sau con lớn làm người Tự do”

Trong tình cảm của người Tà -ôi cũng như của những người con Miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ thì Bác Hồ - người cha của dân tộc luôn là nguồn động viên, là biểu tượng của chiến thắng, là hình ảnh của đất nước tự do. Bởi vậy mong được gặp Bác là cảm xúc thường trực,dù cho lúc này Bác đã mất, bởi lẽ chỉ có thống nhất mẹ mới được ra với Bác. Giấc mơ đẹp gắn liền với ước mơ giành trọn vẹn non sông, thoả lòng Bác mong. Lời ru kết lại cùng hình ảnh em Cu -Tai của tương lai là “người Tự do” của một đất nước hoà bình. Đó cũng là mong ước chung của nhân dân, của những người Việt Nam yêu nước.

⇒ Người mẹ Tà Ôi quả là một người mẹ yêu nước nồng nà và luôn tha thiết với độc lập tự do của Tổ Quốc.

C. Kết luận:

- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra được những cảm xúc đồng điệu với bao người con miền Nam anh dũng thời chống Mĩ, nói lên trọn vẹn vẻ đẹp và tâm tư của người dân tộc miền Tây Thừa Thiên trung dũng kiên cường, thuỷ chung với cách mạng. Cảm xúc bình dị trong sáng với hình tượng người mẹ đã làm nên sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Từ ngôn ngữ đến hình ảnh thơ đều đậm chất dân tộc, đem đến cho người đọc những cảm nhận đặc biệt thương mến cùng hoà theo lời ru cho giấc ngủ thanh bình của em bé Tà ôi.

- Bài thơ toát lên tinh thần lạc quan cách mạng, kết đọng những ân tình sâu lắng của nhà thơ về nhân dân đất nước cũng như niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

27 tháng 4 2023

Để phân tích bài thơ, ta nắm rõ các ý sau:

- Nội dung thơ, khái quát đoạn thơ:

+ Tình cảm của tác giả về cái đẹp những trái tim của tổ quốc.

+ Sự thấu cảm, sự yêu thương của tác giả về những hình ảnh người con gái đẹp đẽ vừa nuôi con vừa chiến đấu vì tổ quốc.

- Thủ pháp nghệ thuật: điệp ngữ "đất nước", "của"

+ nhân hóa "gọi tên"

+ so sánh "như"

+ ẩn dụ, hoán dụ: "hoa hồng", "sắt thép" 

- Thể thơ tự do không gò bó cảm xúc tác giả, từ đó người thoải mái dâng những lời nói trong tấm lòng của mình về những người con gái anh hùng đẹp đẽ vào thơ.

- Những tương quan suy nghĩ của tác giả về "Đất nước":

+ từ thơ ca, từ diệu cảnh thiên nhiên mà kiến tạo nên một đất nước xinh đẹp.

+ được dòng sông làm trở nên mát rượi, mượt mà. 

=> phép ẩn dụ đến những con người đóng góp tài năng, sức trí của mình cho tổ quốc.

+ cuối cùng, đất nước được bảo vệ nhờ người mẹ vừa nuôi nấng con mình vừa vắt dòng sữa ấy nuôi lấy sự tự do độc lập của quê hương đất nước.

- Đi sâu vào phân tích như sau:

+ Ngay từ câu thơ đầu, tác giả mạnh mẽ nói rằng đất nước là của thi ca, của 4 mùa hoa nở thể hiện nên cái nhìn tổng quát và lăng kính sâu sắc của người.

=> Tình tứ đưa thơ vào đất nước, đưa thiên nhiên vào đất nước rồi tự tác giả ngẫm nghĩ thơ thẩn khi đọc trang Kiều.

+ Một hoạt cảnh dễ dàng đốc thúc một tâm hồn nhạy cảm nghệ thuật viết ra một tác phẩm thi ca: đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian.

-> Câu nói ẩn dụ đến những người con gái đẹp của đất nước là tâm hồn, là hạt ngọc trân quý của đất nước xưa nay.

+ "Nghe xôn xao trong gió nội mây ngàn":

-> diệu cảnh hiện ra qua từ "gió nội mây ngàn" bằng một cảm xúc "xôn xao": ta thấy được một suy nghĩ nào được tác giả cảm nhận thấy từ hình ảnh đẹp đẽ là gió nội nhẹ nhàng đi vào đất trời và những đám mây bảng lảng.

Đấy làm mẫu 2 câu đầu thôi còn lại cứ phân tích theo hiểu biết xh, văn học của 1 người hs lớp 12 đi. Nói chung là nhớ liên hệ thêm hình ảnh người con gái trong văn học, những câu nói hay về tình yêu nước=)

Đặt 1 câu ghép nêu cảm nhận của em về biển Trường Sa sau khi đọc bài                 Trường Sa biển có hai màuRời thềm lục địa Vũng Tàu với màu biển thoáng xanh, theo tàu thẳng tiến khơi xa ra quần đảo Trường Sa nước mình, bạn sẽ được mục kích vùng biển tổ quốc bao la hai màu. Chúng đan vào nhau như tấm thảm đại dương bát ngát, xanh lá cây trong vắt gương soi từng mảng san hô nhấp...
Đọc tiếp

Đặt 1 câu ghép nêu cảm nhận của em về biển Trường Sa sau khi đọc bài
                 Trường Sa biển có hai màu
Rời thềm lục địa Vũng Tàu với màu biển thoáng xanh, theo tàu thẳng tiến khơi xa ra quần đảo Trường Sa nước mình, bạn sẽ được mục kích vùng biển tổ quốc bao la hai màu. Chúng đan vào nhau như tấm thảm đại dương bát ngát, xanh lá cây trong vắt gương soi từng mảng san hô nhấp nhô khổng lồ và xanh dương sẫm màu là hai vạn dặm dưới đáy biển dạt dào tôm cá. Hoàng hôn nhuộm ráng cam đỏ rực biển chiều, lấp lánh hàng đàn cá chuồn búng mình ngoạn mục trên mặt sóng lô xô…
Đi với hai màu biển là hàng trăm đảo nổi đảo chìm của quần đảo Trường Sa trải dài trên vùng biển rộng gần 200.000km2.Thiên nhiên đảo nổi thật bình yên với bạt ngàn rừng cây xanh chắn gió, ngan ngát muôn loài hoa dại và những chú chim én bay là là mặt đất rất dạn hơi người. "Trùm" cây xanh ở Trường Sa là họ hàng nhà phong ba bão táp có tán rộng; lá to, dày; hoa trắng li ti ken dày quanh cuống lá. Cây phong ba mọc khắp nơi, làm "người hùng" trên bãi chắn sóng, toả bóng mát nơi thao trường, là dáng xanh duyên dáng trong doanh trại bộ đội, xoè tán chở che cho trẻ con trên đảo chơi lò cò, bắn bi, đuổi bắt…
Đảo nổi Sơn Ca ngày đầu hè vàng ruôm ánh nắng bên giàn mướp trĩu trái có đàn bướm trắng chấp chới bay, người lính trẻ đâu đấy vừa hát nghêu ngao vừa lau súng.Doanh trại kiên cố hoặc nguyên sơ trên đảo chìm đều có nhiều lính trẻ  đang sống và làm việc. Những chàng trai trẻ mắt sáng môi tươi vào đời phơi phới một tình yêu.
Trường Sa xa ngái nhưng cũng thật gần trong những ai đã một lần đặt chân đến đảo nổi đảo chìm lô xô sóng bạc.
Ở nơi xa ấy, giữa tiếng gà gáy trưa bên triền cát tím màu hoa muống biển, có những người lính dãi dầu nắng mưa căng mình giữ đảo.Ở nơi xa ấy, nơi bọn trẻ hồn nhiên rượt đuổi nhau quanh cột mốc chủ quyền biển đảo, là sự sống nghiêng mình kính cẩn trước một tình yêu bất biến.Ở nơi xa ấy, nơi chót vót những ngọn đèn biển chong mình thao thức, có dải mây trời vắt ngang để minh chứng rằng sông núi nước Nam…

1
21 tháng 3 2018

chịu luôn

Đặt 1 câu ghép nêu cảm nhận của em về biển Trường Sa sau khi đọc bài                 Trường Sa biển có hai màuRời thềm lục địa Vũng Tàu với màu biển thoáng xanh, theo tàu thẳng tiến khơi xa ra quần đảo Trường Sa nước mình, bạn sẽ được mục kích vùng biển tổ quốc bao la hai màu. Chúng đan vào nhau như tấm thảm đại dương bát ngát, xanh lá cây trong vắt gương soi từng mảng san hô nhấp...
Đọc tiếp

Đặt 1 câu ghép nêu cảm nhận của em về biển Trường Sa sau khi đọc bài
                 Trường Sa biển có hai màu
Rời thềm lục địa Vũng Tàu với màu biển thoáng xanh, theo tàu thẳng tiến khơi xa ra quần đảo Trường Sa nước mình, bạn sẽ được mục kích vùng biển tổ quốc bao la hai màu. Chúng đan vào nhau như tấm thảm đại dương bát ngát, xanh lá cây trong vắt gương soi từng mảng san hô nhấp nhô khổng lồ và xanh dương sẫm màu là hai vạn dặm dưới đáy biển dạt dào tôm cá. Hoàng hôn nhuộm ráng cam đỏ rực biển chiều, lấp lánh hàng đàn cá chuồn búng mình ngoạn mục trên mặt sóng lô xô…
Đi với hai màu biển là hàng trăm đảo nổi đảo chìm của quần đảo Trường Sa trải dài trên vùng biển rộng gần 200.000km2.Thiên nhiên đảo nổi thật bình yên với bạt ngàn rừng cây xanh chắn gió, ngan ngát muôn loài hoa dại và những chú chim én bay là là mặt đất rất dạn hơi người. "Trùm" cây xanh ở Trường Sa là họ hàng nhà phong ba bão táp có tán rộng; lá to, dày; hoa trắng li ti ken dày quanh cuống lá. Cây phong ba mọc khắp nơi, làm "người hùng" trên bãi chắn sóng, toả bóng mát nơi thao trường, là dáng xanh duyên dáng trong doanh trại bộ đội, xoè tán chở che cho trẻ con trên đảo chơi lò cò, bắn bi, đuổi bắt…
Đảo nổi Sơn Ca ngày đầu hè vàng ruôm ánh nắng bên giàn mướp trĩu trái có đàn bướm trắng chấp chới bay, người lính trẻ đâu đấy vừa hát nghêu ngao vừa lau súng.Doanh trại kiên cố hoặc nguyên sơ trên đảo chìm đều có nhiều lính trẻ  đang sống và làm việc. Những chàng trai trẻ mắt sáng môi tươi vào đời phơi phới một tình yêu.
Trường Sa xa ngái nhưng cũng thật gần trong những ai đã một lần đặt chân đến đảo nổi đảo chìm lô xô sóng bạc.
Ở nơi xa ấy, giữa tiếng gà gáy trưa bên triền cát tím màu hoa muống biển, có những người lính dãi dầu nắng mưa căng mình giữ đảo.Ở nơi xa ấy, nơi bọn trẻ hồn nhiên rượt đuổi nhau quanh cột mốc chủ quyền biển đảo, là sự sống nghiêng mình kính cẩn trước một tình yêu bất biến.Ở nơi xa ấy, nơi chót vót những ngọn đèn biển chong mình thao thức, có dải mây trời vắt ngang để minh chứng rằng sông núi nước Nam…

1
27 tháng 3 2018

Con có thể nêu cảm nhận theo các ý sau nhé!

- Tự hào về biển cả giảu đẹp của đất nước

- Ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

D
datcoder
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Sau khi nghe xong bài hát này, em cảm thấy quê hương tràn ngập màu xanh dịu mát của đồng lúa, hàng cây, dòng sông, ... cùng với đó là hình ảnh của những em bé đang cắp sách tới trường. Mọi cảnh vật đều rất vui vẻ, tung tăng như đang đón chào một ngày mới.

Lời bài hát nào đây nhỉ :Cửu chi tựa mây bồng,Suối tóc dài kiêu saTuyệt sắc hồng nhan làm bao mỹ nhân ngậm đắng nuốt cayLàn da như tuyết trắng, đôi môi đỏ thắm ngọt ngàoThiên hạ muốn có em vậy cớ sao lòng chàng lại khôngCó kiếp nào cho em, được hóa người phàm yêu chàngĐã từ lâu không thương thật lòng ngoài đơn côi dưới trăng tànÁi tình chốn phàm nhân, hồ ly không thể vớiTự...
Đọc tiếp

Lời bài hát nào đây nhỉ :

Cửu chi tựa mây bồng,

Suối tóc dài kiêu sa

Tuyệt sắc hồng nhan làm bao mỹ nhân ngậm đắng nuốt cay

Làn da như tuyết trắng, đôi môi đỏ thắm ngọt ngào

Thiên hạ muốn có em vậy cớ sao lòng chàng lại không

Có kiếp nào cho em, được hóa người phàm yêu chàng

Đã từ lâu không thương thật lòng ngoài đơn côi dưới trăng tàn

Ái tình chốn phàm nhân, hồ ly không thể với

Tự chuốc say ngắm cánh đào bay trong đêm rằm soi

Lưu luyến cố nhân năm nào rã rời Tấu nhạc trong men say lệ rơi sầu trên tiếng đàn

Trách thân mình yêu nữ… bất tương phùng bên chàng

Ngàn năm xin trao hết, để chàng yêu thương một đời

Cỏi hồn vương sầu bi chỉ mong chàng nói tiếng yêu một lời 9 đuôi quấn lấy hồn chàng không để rời xa

Trao thân cho chàng không cho rời ta Khiến chàng u mê đắm say nhan sắc này, nắm tay thiếp này, yêu hồ ly tinh

Ranh ma như hồ ly, dối gian như hồ ly, đa tình như hồ ly

Vậy cớ sao mãi thương ngưới phàm như chàng Chàng ơi, còn tiếc chi, thì thầm tai …yêu thiếp đi

Nếu chàng yêu ta, thương ta thì nếu chàng yêu ta, thì sủng hồ thành Phi

Rap

Đường xưa cố nhân từ khước

Sầu vương vì ai từ bước

Nguyệt tà soi sang bóng hình ai?

9 đuôi quấn lấy tâm trí ta sao điên dại Cung đình hoa rơi nơi em về

Nam nhân si mê lời em thề

Yêu nữ ngàn năm làm u mê Khắc cốt họa tâm trong đê mê

Kiếp sau anh có quên, nhắc anh nhớ!!

Cột chung tơ duyên, đôi ta còn nợ Đốt cháy giang sơn như là bức họa

Lấy tro vẽ nụ cười hồ ly như hoa (như hoa)

Phù vẫn che lấp đêm trời không sao Sắc hương tình còn vương trên lông bào

Nàng hồ tấu đàn giọng như họa mi… hát!!!

Ân sủng riêng nàng dù phận duyên bi …Tráng!! Đơn côi… ngàn năm trôi Lẻ loi… ngàn kiếp đợi

Hồ ly hồng nhan… tựa như… hoa Lưu luyến vấn vương xin đừng …xa

Trăng xanh soi sáng trước nụ hôn nồng nàn

Phàm phu muôn đời không có được lòng nàng

Tự trách thân yêu nàng hồ ly ngàn năm nay không thể

Cắt đứt tơ duyên nàng trao…

Tấu nhạc trong men say lệ rơi sầu trên tiếng đàn

Trách thân mình yêu nữ… bất tương phùng bên chàng

Ngàn năm xin trao hết, để chàng yêu thương một đời

Cỏi hồn vương sầu bi chỉ mong chàng nói tiếng yêu một lời

9 đuôi quấn lấy hồn chàng không để rời xa

Trao thân cho chàng không cho rời ta

Khiến chàng u mê đắm say nhan sắc này, nắm tay thiếp này, yêu hồ ly tinh

Ranh ma như hồ ly, dối gian như hồ ly, đa tình như hồ ly

Vậy cớ sao mãi thương ngưới phàm như chàng

Chàng ơi, còn tiếc chi, thì thầm tai …yêu thiếp đi

Nếu chàng yêu ta, thương ta thì nếu chàng yêu ta, thì sủng hồ thành Phi

 

 

1
5 tháng 6 2021

Cửu vĩ hồ

7 tháng 10 2017

Thứ tự các từ cần điền là: ca hát, ngày qua, bát ngát, muôn hoa

NG
18 tháng 10 2023

Tiếng chim hót, bầu trời trong xanh, sương sớm long lanh, mặt nước xanh xanh gợi cảm giác tươi mát, vui vẻ về buổi sáng tới trường của các bạn học sinh. 

31 tháng 7 2018

●   Có hai lời ru của hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”.

●   Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ, tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát.

●   Mỗi lời ru gồm hai phần: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ em. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ em làm. Lời ru của mẹ em mong ước về em và về kết quả công việc. Âm điệu có phần lặp lại nhưng vẫn có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương lại vừa biến hoá. Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những “sung chát đào chua”, với những “con cò” và “cơn mưa mù mịt”.

●   Nội dung bài thơ là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội; phát rẫy tỉa bắp, lấy lương thực cho làng kháng chiến; chuyển lán, đạp rừng đánh Mĩ. Tình cảm của mẹ không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru.