K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 9 2023

Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế:

- Ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.

- Nhớ câu “đặt mồi lửa dưới đống củi” là nguy cơ.

- Lấy điều “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.

14 tháng 9 2023

-  Tội ác và sự ngang ngược của giặc: Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng… "Bạo ngược, tham lam, vô đạo."

- Hình ảnh ẩn dụ: lưỡi cú diều, thõn dê chó

- Giọng văn mỉa mai, châm biếm

⇒ Khắc hoạ sinh động hình ảnh kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, bộc lộ sự căm ghét, khinh bỉ

Nỗi lòng chủ tướng

- Được thể hiện rõ nét qua phần điệp với những câu văn biền ngắn gọn đối xứng cân chỉnh : “Ta thường tới bữa quên ăn…ta cũng cam lòng”

- Nghệ thuật:

   + Dựng nhiều dấu phẩy và dấu chấm phẩy

   + Nhiều động từ chỉ trạng và hành động mãnh liệt như:

Quên ăn, vỗ gối, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu…

   + Giọng văn thống thiết, tình cảm

⇒ Tác dụng:

   + Cực tả niềm uất hận dâng lên trong lòng người chủ tướng

   + Khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.

14 tháng 9 2023

Làm tướng thì phải hết lòng với chủ đă được khẳng định đầy đủ không phải chỉ như một chân lý chung, mà còn là lẽ phải của ngày hôm nay, của vua tôi, chủ tớ nhà Trần trước nguy cơ ngoại xâm đã đến trước mặt. Lời hịch khẳng định sự thống nhất chặt chẽ giữa lợi ích của triều đình, của chủ lương với lợi ích của các tướng sĩ: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không cổ mặc thì lạ cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan thấp thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng…”

NG
14 tháng 9 2023

Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc cứu nước:

- Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.

- Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

9 tháng 7 2016

Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh, tức là thần núi và Thủy Tinh- thần nước. Các tác giả dân gian đã thể hiện được ý niệm của mình thông qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặt hai nhân vật có nguồn gốc thần kì này vào một hoàn cảnh thú vị, đó là đi hỏi vợ. Và mọi mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ việc hỏi vợ này, bởi cả hai đều tài giỏi, có thể nói là “ngang tài ngang sức” nhưng một người lấy được vợ vì mang sính lễ đến trước, còn người mang sính lễ đến sau không lấy được vợ mà mang lòng thù hận, gây ra một trận chiến lớn nhằm mục đích “cướp vợ”. Và cuộc chiến này cũng chính là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam xưa với thiên tai, thời tiết bất thường.

Truyền thuyết không chỉ là nơi các tác giả dân gian gửi gắm những khát vọng về những lẽ công bằng, về những mẫu hình lí tưởng của người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, người anh hùng văn hóa. Truyền thuyết còn là nơi mà các tác giả dân gian giải thích các truyền thống, các phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên trong cuộc sống. Truyền thuyết “Sơn Tinh- Thủy Tinh” là một câu chuyện như thế, qua câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh, các tác giả đã lí giải cho thế hệ hậu thế cũng như cho các độc giả về hiện tượng lũ lụt, cũng như qua đó thể hiện được sức mạnh cũng như khát vọng của người dân trong cuộc chiến với thiên tai, thời tiết.

Không chỉ những vấn đề về tự nhiên mà truyền thuyết này còn thể hiện được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Các nội dung này được đan cài vào nhau tạo ra cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kì. Phong tục văn hóa và truyền thống chinh phục tự nhiên của người Việt được thể hiện một cách tài tình, khéo léo trong một câu chuyện có dung lượng tương đối ngắn này, chưa tìm hiểu tác phẩm mà chỉ nhìn ở phần hình thức thôi ta cũng thấy được sự tài năng của các tác giả dân gian xưa.

Sự xuất hiện của Sơn Tinh và Thủy Tinh gắn liền với một sự kiện, đó là lễ kén rể của vua Hùng “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền….muốn kén cho một người chồng thật xứng đáng”. Có lẽ ngay phần mở đầu, các tác giả đã lí giải phần nào nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến sau này của Sơn Tinh và Thủy Tinh, bởi công chúa Mị Nương là một người xinh đẹp, dịu hiền. Đây chính là mẫu người lí tưởng để lấy về làm vợ. Chẳng những thế mà ngay sau khi vua Hùng thông báo kén rể thì ngay lập tức có hai chàng trai đến cầu hôn. Cả hai người này đều có tài, mang những sức mạnh kì lạ mà người thường không thể làm được.

Sơn Tinh là người ở vùng Tản Viên, có tài lạ “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”, còn Thủy Tinh là người đến từ miền biển, xét về tài năng thì không hề thua kém Sơn Tinh “ gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”. Cũng chính vì sự ngang tài ngang sức, cân xứng về tài năng này mà vua Hùng vô cùng “băn khoăn”, không biết lựa chọn ai, từ chối ai vì ai cũng đều xứng đáng với vai trò là người con rể của Hùng Vương, chồng của cồng chúa Mị Nương. Và cuối cùng, để lựa chọn ra một người xứng đáng nhất, Hùng Vương đã ra một lời giao hẹn, đó là những lễ vật để cầu hôn, nếu ai mang đến sớm nhất thì có thể cưới Mị Nương về làm vợ.

Lễ vật mà Hùng Vương đưa ra gồm “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Chi tiết sính lễ này cũng thể hiện được phong tục thách cưới của người Việt ta xưa kia, theo đó thì những chàng trai khi muốn lấy cô gái về làm vợ thì phải làm theo những vật thách cưới mà bố mẹ cô gái yêu cầu. Đây là một truyền thống xa xưa, mang đặc trưng cho văn hóa Việt Nam. Và trong “cuộc chiến” để lấy được Mị Nương, Sơn Tinh đã là người chiến thắng, vì ngay sáng sớm ngày hôm sau thì chàng đã mang đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, vì không lấy được vợ mà đùng đùng nổi giận, đem quân đi cướp lại Mị Nương.

Thủy Tinh “hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Thủy Tinh”. Để đáp trả những hành động khiêu chiến của Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng, chàng “dùng phép lạ bốc từng quả núi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt khi “nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu”, hai bên đánh nhau ròng rã đến mấy tháng. Một lần nữa chiến thắng đã thuộc về Sơn Tinh “Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt”.

Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện mà các tác giả dân gian lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm “ Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”. Vì là nước nông nghiệp nên dân ta vô cùng coi trọng những yếu tố về thời tiết. Và muốn sản xuất thì dân ta đã tìm mọi cách để khắc phục tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Trong câu chuyện này thể hiện được rõ nét khát vọng chinh phục, khát vọng chiến thắng tự nhiên đó “…Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chan schee vẫn không thắng nổi thần Núi, đàn rút quân về”. Như vậy nên có thể nói hình ảnh của Sơn Tinh chính là biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng của nhân dân trong chinh phục tự nhiên.

9 tháng 7 2016

bn co the tra loi do hon dc k

 

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

“Chúng tôi”, cơn mưa và đảo Sinh Tồn là những hình ảnh xuyên suốt mạch cảm xúc của đoạn thơ. Mạch cảm xúc đó được thể hiện đan xen giữa thực tại và mong ước của con người, qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt, đồng thời cũng bày tỏ ước muốn được thấy mưa rơi trên đảo để cỏ cây hoa lá sẽ lại tốt tươi, điều kiện sống cũng bớt khó nhọc hơn.

13 tháng 9 2023

- Một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn:

+ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong ra ngựa, ta cũng vui lòng.

+ Giặc với ta là kẻ thù không đợi trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các người biết bụng ta.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn:

+ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong ra ngựa, ta cũng vui lòng.

+ Giặc với ta là kẻ thù không đợi trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các người biết bụng ta.

Con gà có trước quả trứng hay quả trứng sinh ra trước con gà? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đã tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi hóc búa này.Và câu trả lời, theo các nhà khoa học xứ sở...
Đọc tiếp

Con gà có trước quả trứng hay quả trứng sinh ra trước con gà? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đã tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi hóc búa này.

Và câu trả lời, theo các nhà khoa học xứ sở sương mù, chính là con gà.

Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.

Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.

Chất protein đặc biệt này có tên là ovocledidin-17, hay OC-17, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Chiếc vỏ cứng này chính là căn nhà chắc chắn cho lòng đỏ trứng đồng thời bảo vệ những chú gà con khi chúng lớn dần lên ở bên trong.

Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Sheffield và Warwick nước Anh đã sử dụng một máy tính cực mạnh có tên là HECToR để phóng to cấu tạo của một quả trứng. HECToR đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc hình thành nên vỏ trứng.

Chính chất protein này đã biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng.

Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.

Tiến sỹ Colin Freeman, thuộc trường Đại học Sheffield nói: “Trong một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng quả trứng có trước. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng khoa học để khẳng định rằng, trên thực tế, con gà có trước quả trứng”.

Giáo sư John Harding, cũng thuộc trường Đại học Sheffield cho biết, phát hiện này có thể có rất nhiều những ứng dụng khác. "Tìm hiểu cách những chú gà tạo nên quả trứng không chỉ là một vấn đề lý thú mà còn có thể cung cấp những ý tưởng để tạo nên những vật liệu và quy trình mới”.

"Tự nhiên đã tìm thấy những giải pháp sáng tạo để giải quyết tất cả những vấn đề thuộc về khoa học và kỹ thuật vật liệu. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ đó”, Giáo sư Harding nói.

CÁC bạn biết câu hỏi là gì ko

7
5 tháng 4 2016

copy giỏi quá bái phục

5 tháng 4 2016

Chả cái gì có trước cau trả lời là nhân tạo có trước

Con gà có trước quả trứng hay quả trứng sinh ra trước con gà? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đã tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi hóc búa này.Và câu trả lời, theo các nhà khoa học xứ sở...
Đọc tiếp

Con gà có trước quả trứng hay quả trứng sinh ra trước con gà? Suốt nhiều thế kỷ qua, câu hỏi này vẫn còn là một bí ẩn đối với các nhà triết học cũng như các nhà khoa học trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học Anh Quốc khẳng định họ đã tìm ra đáp án cuối cùng cho câu hỏi hóc búa này.

Và câu trả lời, theo các nhà khoa học xứ sở sương mù, chính là con gà.

Các nhà khoa học tìm thấy một chất protein quan trọng cấu tạo nên vỏ trứng gà nhưng lại chỉ được tìm thấy trong buồng trứng của những cô gà mái.

Điều đó cũng có nghĩa là, trước khi hiện hữu trong thực tế, quả trứng phải ở bên trong con gà.

Chất protein đặc biệt này có tên là ovocledidin-17, hay OC-17, có tác dụng như một chất xúc tác đẩy nhanh sự phát triển của vỏ trứng. Chiếc vỏ cứng này chính là căn nhà chắc chắn cho lòng đỏ trứng đồng thời bảo vệ những chú gà con khi chúng lớn dần lên ở bên trong.

Các nhà khoa học thuộc hai trường đại học Sheffield và Warwick nước Anh đã sử dụng một máy tính cực mạnh có tên là HECToR để phóng to cấu tạo của một quả trứng. HECToR đã phát hiện ra rằng, OC-17 là một thành phần quyết định trong việc hình thành nên vỏ trứng.

Chính chất protein này đã biến canxi cacbonat thành các tinh thể canxit, nguyên liệu tạo nên vỏ trứng.

Mặc dù canxit được tìm thấy khá nhiều trong trứng và xương động vật, tuy nhiên các loài gà có thể tạo thành loại chất này nhanh hơn hẳn các loài khác. Trung bình mỗi cứ 24 giờ mỗi con gà mái có thể tạo ra 6 gam canxit trong vỏ trứng.

Tiến sỹ Colin Freeman, thuộc trường Đại học Sheffield nói: “Trong một thời gian dài nhiều người đã nghĩ rằng quả trứng có trước. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng khoa học để khẳng định rằng, trên thực tế, con gà có trước quả trứng”.

Giáo sư John Harding, cũng thuộc trường Đại học Sheffield cho biết, phát hiện này có thể có rất nhiều những ứng dụng khác. "Tìm hiểu cách những chú gà tạo nên quả trứng không chỉ là một vấn đề lý thú mà còn có thể cung cấp những ý tưởng để tạo nên những vật liệu và quy trình mới”.

"Tự nhiên đã tìm thấy những giải pháp sáng tạo để giải quyết tất cả những vấn đề thuộc về khoa học và kỹ thuật vật liệu. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ đó”, Giáo sư Harding nói.

CÁC bạn biết câu hỏi là gì ko

2
6 tháng 4 2016
Mk ko biết câu hỏi là gì cả!

Liệu bạn có chém gió ko

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

 

- Những hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân:

+ "Tháng Giêng mưa tơ rét lộc"

+ "Non thần....Xanh lên ngút ngát một màu"

+ "Cô gái Dao nào cũng đẹp/ Vòng bạc rung rinh cổ tay/ Ngù hoa mơn mởn ngực đầy"

+ "Con gái bản Tày...riêng nụ cười môi mọng"

- Bức tranh thiên nhiên và con người hiện ra với tông màu tươi sáng, tràn đầy sức sống của núi rừng khi mùa xuân về. Những người con gái khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, cùng nét cười duyên vừa duyên dáng là vừa hiền hậu.

10 tháng 11 2016
Nhân vật ta ở đây chính là nhà thơ. Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, là người có tâm hồn phóng khoáng (ngồi trong bóng trúc xanh mát mà ngâm thơ nhàn). Có thể thấy, trong đoạn thơ, nhân vật ta hiện lên như là một người nghệ sĩ thực sự không vướng một chút bận nào của nhân gian. Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người ttri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng. Cùng với hình ảnh nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết thật đẹp. Đó là một cảnh trí thiên nhiên thật khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ. Côn Sơn đẹp bởi tiếng suối rì rầm như tiếng đàn ca, bởi bàn đá rêu phơi, bởi rừng trúc xanh màu xanh của lá toả bóng mát cho người thi sĩ ngâm thơ.Hình ảnh nhân vật ta ngồi ngâm thơ nhàn dưới màu xanh mát của tán trúc che ngang, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên. Thực ra, trong cuộc đời, không kể lúc làm quan mà ngay khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho nước, cho dân. Thế nhưng có lẽ chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông. Đoạn thơ này dùng nhiều điệp từ (ta, Côn Sơn, trong,…). Hiện tượng điệp từ đã góp phần tích cực làm cho đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thơi thảnh, êm tai.
11 tháng 11 2016

Cảm ơn bạn nhiều

vui