K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 9 2023

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của tác giả. Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Trong khung cảnh của buổi sáng trong quá khứ, hình ảnh người mẹ được tái hiện một cách chân thực, gần gũi. Bài thơ muốn nhắn gửi đến chúng ta rằng hãy biết yêu thương và trân trọng những giây phút được ở bên cạnh mẹ của mình.

15 tháng 9 2023

Một số văn bản nghị luận về tác phẩm Nắng mới:

https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/nang-moi-thi-pham-hay-ve-nguoi-me-709974

https://sachgiai.com/Toan-hoc/binh-giang-bai-tho-nang-moi-cua-luu-trong-lu-13976.html

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bài thơ Nắng mời là lời của chủ thể trữ tình “tôi”, bộc lộ cảm xúc, tâm tư tình cảm về người mẹ của mình.

15 tháng 9 2023

a. Đúng.

b. Đúng.

c. Đúng.

d. Sai. Bài phân tích ít sử dụng các biện pháp tu từ.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Tác giả Lưu Trọng Lư:

+ Lưu Trọng Lư (19/6/1911 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.

+ Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực “Thơ mới” đả kích các nhà thơ “cũ”.

+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

+ Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo:

Mỗi một dân tộc đều có những truyền thống, tập tục riêng thể hiện thế giới niềm tin và văn hóa của mình. Đối với người Lô Lô, lễ rửa làng là một lễ hội hết sức có ý nghĩa. Lễ rửa làng của người Lô Lô nhằm làm cho làng trở nên khang trang, sạch sẽ. Việc "rửa" làng là một cách để tẩy uế những điều xấu, cũ; đồng thời làm mới và chào đón, kêu gọi những điều tốt đẹp sẽ đến. Lễ rửa làng của người Lô Lô đã thể hiện ước muốn vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, mang lại bình yên, ấm no cho bản làng. Lễ hội của người Lô Lô không chỉ có phần "lễ", mà còn có phần "hội". Sau khi lễ xong, người dân lại cùng nhau ăn uống vui vẻ, tạo ra sự hòa thuận trong bản làng và cầu chúc cho nhau. Có thể thấy lễ rửa làng của người Lô Lô là một tín ngưỡng dân gian và nét đẹp truyền thống góp phần làm giàu có thêm cho bản sắc của cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam.