K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 9 2023

- Đoàn Văn Cừ (1913 – 2004), quê ở thôn Đô Đò, xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

- Gia đình: sinh ra trong một gia đình nông dân

- Ông còn có các bút danh khác là Kẻ Sĩ, Cư sĩ Nam Hà, Cư Sĩ Sông Ngọc và ngoài thơ cũng sáng tác văn xuôi.

14 tháng 9 2023

- Lí Bạch (701-762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Tam Cúc.

- Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường

- Lí Bạch được mệnh danh là “Thi tiên”.

14 tháng 9 2023

- Tác giả: Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là Tú Xương, quê làng Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định. Sống 37 năm chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của ông trở thành bất tử. Sáng tác của ông gồm 2 mảng: trữ tình và trào phúng.
- Bối cảnh lịch sử: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội trong những năm cuối thế kỉ XIX.

14 tháng 9 2023

- Hồ Xuân Hương (1772-1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi.

- Được UNESCO vinh danh là “danh nhân văn hóa thế giới” cùng với kỷ niệm năm sinh/năm mất (2021).

- Di tác của bà hoàn toàn là thơ và đa số đều được viết bằng chữ Nôm.

- Bà được nhà thơ hiện đại Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm

13 tháng 9 2023

- Nguyễn Ngọc Tư (1976), sinh ra trong một gia đình nông dân tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

- Là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam

 
14 tháng 9 2023

- Hồ Chí Minh (1890 – 1969), sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước ở làng Sen, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Thông tin về tác giả Mai Liễu:

+ Nhà thơ Mai Liễu (1949 – 2020): tên thật là Ma Văn Liễu, sinh năm 1950 tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Khi làm thơ, làm báo ông thường lấy bút danh là Mai Liễu.

+ Ông là nhà thơ dân tộc Tày, nổi tiếng với những vần thơ thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là những vần thơ về đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới.

+ Thơ Mai Liễu khá phong phú về đề tài. Nhà thơ viết nhiều về Bác Hồ, về chiến tranh - người lính, về tình yêu, và gần đây viết nhiều về thế sự, nhưng đề tài mà ông quan tâm hơn cả và qua đó cũng bộc lộ “con người thơ” của mình nhiều hơn cả là quê hương và tình người miền núi. Không chỉ như vậy thơ Mai Liễu còn là nỗi hoài niệm sâu sắc về quê hương và cội nguồn của một người ly hương do những đổi thay của cuộc sống cá nhân, khiến người đọc nhìn thấy những điều lớn lao hơn về sự thay đổi của cả một cộng đồng. Thơ ông lặng lẽ với câu chữ hồn hậu, nguyên sơ của tình người miền núi, để rồi những câu chữ thấm hồn dân tộc ấy cứ đọng lại mãi trong lòng người.

+ Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ đã xuất bản như: “Suối làng” (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995), “Lời then ai buộc” (1996), “Tìm tuổi” (1998), “Giấc mơ của núi” (2001), “Đầu nguồn mây trắng” (2004), “Bếp lửa nhà sàn” (2005), “Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,…

15 tháng 9 2023

(10/3/1919 – 3/2/2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu.

- Là hiệu trưởng sáng lập Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, một ngôi trường nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh với tỷ lệ đậu Đại học cao và lượng thủ khoa, á khoa các trường Đại học nhiều nhất nước

- Được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Thông tin về nhà văn A-dít Nê-xin: là một nhà văn nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Ông sinh ngày 20 tháng 12 năm 1915 và mất ngày 6 tháng 7 năm 1995. Ông sinh ra tại Heybeliada, Istanbul – là thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kì.

+ Người ta biết đến ông không chỉ là một nhà hoạt động chính trị với những phát ngôn “chấn động” về tín ngưỡng, tôn giáo, mà hơn hết chính là khối lượng lớn các sáng tác của ông.

+ Ông đạt được rất nhiều thành tựu ở các quốc nha như Thổ Nhĩ Kì, Liên Bang Xố Viết, Ý, Bulgaria. Những tác phẩm của ông còn được lan truyền rộng rãi và dịch ra hơn 30 thứ tiếng khác nhau. Nửa đời sau, ông là một trong số ít các nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ sống hoàn toàn bằng thu nhập từ các sáng tác của mình.

+ Sự nghiệp văn chương: sáng tác đa dạng các thể loại, tiêu biểu là tiểu thuyết và truyện cười.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Tác giả Lưu Trọng Lư:

+ Lưu Trọng Lư (19/6/1911 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.

+ Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực “Thơ mới” đả kích các nhà thơ “cũ”.

+ Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

+ Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam.