K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2023

Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, kinh thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến động về chính trị, kinh tế và văn hóa. Về mặt chính trị, Thăng Long đã trở thành trung tâm chính trị của Đại Việt và được chia thành nhiều phường tập trung theo ngành nghề sản xuất. Trong giai đoạn này, Thăng Long đã trở thành một trong những trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế hàng đầu ở Đông Nam Á. Về mặt kinh tế, Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhờ trở thành trung tâm giao thương và công cụ chính sách của triều đình. Thương nghiệp và buôn bán tại các chợ diễn ra sôi động, thu hút sự giao thương với các nước láng giềng và các điểm đến xa hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Về mặt văn hóa, Thăng Long đã chú trọng phát triển giáo dục, lập các trường học và tổ chức các kỳ thi Nho học để chọn ra những người tài giỏi làm quan. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVI, Thăng Long đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng trong lịch sử của Việt Nam.

4 tháng 2 2023

- Kinh tế:

+ Chủ yếu dựa vào canh tác lúa nước kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh bắt thủy hải sản.

+ Làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.

+ Thương nghiệp không còn phát triển như thời kì Vương quốc Phù Nam.

- Xã hội:

+ Cư dân sống tập trung tại những vùng đất cao về phía Tây, tụ cư thành các xóm làng.

+ Người dân vẫn giữ nhiều truyền thống văn hóa từ thời Phù Nam. 

+ Tiếp nhận và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

+ Hindu giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian,… tiếp tục được duy trì trong đời sống văn hóa của cư dân.

+ Đời sống vật chất và tinh thần phản ánh một nền văn hóa bình dân, sống ở vùng khí hậu nóng ẩm và môi trường sông nước.

4 tháng 2 2023

Lĩnh vực

Thành tựu

Tôn giáo

- Phật giáo: vương quốc Pagan, Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái, Cambodia

- Hồi giáo: thế kỉ XIII được du nhập vào Đông Nam Á

Chữ viết

Xuất hiện sớm, nhiều nước có chữ viết riêng. 

Văn, sử học

Đám cưới Arjuna Wijaya (Java), Đại Việt sử ký (Đại Việt), sử thi Nagarakretagama (Majapahit)…

Nghệ thuật

- Kiến trúc: kinh đô chùa Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long

- Điêu khắc: điêu khắc đá của Campuchia, vẽ bích họa ở chùa Pa-gan

* Nhận xét:

- Tại Đông Nam Á, các tôn giáo  ngoại lai: Phật giáo, Hồi giáo phát triển mạnh mẽ.

- Sự xuất hiện sớm của chữ viết đã tạo cơ sở cho sự phát triển văn học, sử học...

- Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này phát triển rực rỡ với nhiều công trình lớn và được bảo tồn đến tận ngày nay.

4 tháng 2 2023

- Tôn giáo – tín ngưỡng: 

+ Hindu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chăm-pa, trong đó chủ yếu là thờ thần Si-va.

+ Phật giáo:có những bước phát triển 

+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hóa cư dân.

- Chữ viết: Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.

- Kiến trúc và điêu khắc:

+ Các đền tháp được xây dựng bằng gạch nung và trang trí phù điêu,…

+ Tiêu biểu: cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Po-na-ga (Khánh Hòa), Po-klong Ga-rai (Ninh Thuận),…

- Có bộ nhạc cụ như trống, kèn Sa-ra-na,… Những điệu múa nổi tiếng: múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra.

19 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục 1-b trang 92, 93 SGK.

B2: Chú ý trên các lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết, kiến trúc, văn học…

Lời giải chi tiết:

- Tôn giáo – tín ngưỡng: 

+ Hindu giáo là tôn giáo có vị trí quan trọng nhất ở Chăm-pa, trong đó chủ yếu là thờ thần Si-va.

+ Phật giáo:có những bước phát triển 

+ Tín ngưỡng phồn thực được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hóa cư dân.

- Chữ viết: Chữ Chăm không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.

- Kiến trúc và điêu khắc:

+ Các đền tháp được xây dựng bằng gạch nung và trang trí phù điêu,…

+ Tiêu biểu: cụm đền tháp Dương Long (Bình Định), Po-na-ga (Khánh Hòa), Po-klong Ga-rai (Ninh Thuận),…

- Có bộ nhạc cụ như trống, kèn Sa-ra-na,… Những điệu múa nổi tiếng: múa lụa, múa quạt, đặc biệt là vũ điệu Áp-sa-ra.

4 tháng 5 2016

Cac thanh tuu van hoc cau neu ra cac van ban tac pham tieu bieu

va cac tac gia,noi dung 

vd

Tac pham ;qua deo ngang,Chinh phu ngam khuc,Banh troi nuoc

Tac gia;Ba Huyen thanh quan ,Ho Xuan Huong

4 tháng 5 2016

Đến cuối thế kỉ XVIII, nền văn học dân gian ở nước ta càng phát triển rực rỡ dưới nhiều hình thức phong phú, từ tục ngữ, ca dao đến truyện thơ dài, truyện tiếu lâm. Trải qua nhiều thế kỉ, văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao, tiêu biểu là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều là tác phẩm kiệt xuất của Nguyễn Du, làm rạng rỡ nền văn học dân tộc. Nội dung Truyện Kiều phản ánh những bất công và tội ác trong xã hội phong kiến. Bọn quan lại tham nhũng được tác giả vạch trần. Cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân được tác giả ngợi ca.Có thể kể thêm các tác phẩm nổi tiếng như Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu... Ngoài ra, có nhiều truyện Nôm khuyết danh. Hồ Xuân Hương là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ.Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Chuyển biến về chữ viết, văn học, khoa học và nghệ thuật

- Chữ viết:

+ Các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

+ A-lếch-xăng Đơ-Rốt là người có công hình thành nên phương cách viết tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh

- Văn học:

+ Văn thơ Nôm phát triển mạnh mẽ. Các tác phẩm tiêu biểu là: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Thượng kinh ký sự,…

+ Văn học dân gian cũng phát triển phong phú.

- Khoa học:

+ Sử học: có những công trình tiêu biểu như: Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn), Ô Châu cận lục (Dương Văn An), Thiên Nam ngữ lục (khuyết danh)...

+ Địa lí: có bộ sách Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá.

+ Khoa học quân sự: có tác phẩm Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú.

+ Nghệ thuật biểu diễn: hát chèo thịnh hành Đàng Ngoài; hát tuồng phổ biến ở Đàng Trong…

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Về chữ viết: Chữ La-tinh được các nhà truyền đạo phương Tây sử dụng để ghi âm tiếng Việt, đến thế kỉ XVII, tiêng Việt đa rất phong phú, có thể diễn đạt mọi mặt của cuộc sống lúc bấy giờ.Về văn học:

- Văn học chữ Hán: mất dần vị thế độc tôn.

- Văn học chữ Nôm: được dùng nhiều trong sáng tác thơ văn. Nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Hoan, Đào Duy Từ…

- Văn học dân gian: hình thành và phát triển mạnh với nhiều thể loại phong phú, mang đậm tính dân tộc, dân gian.

 

- Văn học chữ Quốc ngữ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

Về khoa học - kỹ thuật:

- Sử học: Ô châu  cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,  Đại Việt sử ký tiền biên, Thiên Nam ngữ lục.

-  Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.

-  Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

-  Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

-  Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .

- Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.

Về nghệ thuật:

- Nghệ thuật điêu khắc chuyên nghiệp, tinh tế, phong phú, tiêu biểu là các hình trang trí trên đình làng, chùa, tượng thờ.

- Các hình thức sinh hoạt văn hóa như đua thuyền, đánh cầu, đánh vật,.. trở nên phổ biến.

 

- Nghệ thuật sân khấu: hát chèo (Đàng Ngoài), hát tuồng (Đàng Trong) phát triển.