K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Các từ láy: thì thầm, biêng biếc. 

+ Thì thầm: đặc tả hành động của gió và lá cây trong trí tưởng tượng phong phú của tác giả. 

+ Biêng biếc: gợi tả vẻ đẹp của bầu trời xanh thẳm trong kí ức của tác giả. 

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nhân hóa tiếng lá cây "đáp" lại lời gió và "thì thầm" to nhỏ... Biện pháp nhân hóa có tác dụng tăng tính gợi hình gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Từng sinh vật như lá và gió được thổi hồn có hành động như con người. Qua đó ta thấy được tình yêu và sự gắn kết của tác giả với cảnh vật thiên nhiên.

24 tháng 5 2017

Lời giải:

Mặt trời xanh trong bài thơ chỉ: những lá cọ.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN     Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN

     Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội... Những con kơ – púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cái mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch – ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa – tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn... ( Thiên Lương)

Bài văn miêu tả mấy loại chim?

A. 5 loại chim.

B. 6 loại chim.

C. 7 loại chim

3
1 tháng 12 2019

Đáp án C

4 tháng 12 2021

 fe

j k qsf

 jksdojnbpgiuwrKh 

Làng chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.Đã bao lần tôi...
Đọc tiếp

Làng chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống.Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về làng mình và lần nào tôi cũng nghĩ thầm: “Ta sắp được thấy hai cây phong sinh đôi ấy chưa? Mong sao chóng về tới làng.."

Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta có tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau.Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyển qua lá cành như một đám lửa vô tình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.

Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đồi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền

a) Những chi tiiét nào trong bài thể hiện tình cảm đặc biệt của tác giả đối với cây phong?

b) theo bạn, vì sao nhân vật tôi trong bài lại yêu quý 2 cây phong đến thế?

c)Bài viết cho bạn suy nghĩ gì về cách nhìn, cách cảm nhận của bạn đối với thiên nhiên quanh ta?

d)Bạn học được những gì qua cách tả cảnh vật qua bài viết trên?

Giúp mình nha các bạn mình lạy ,mình xin các bạn đấy

giúp mình nha các bạn

1
22 tháng 10 2016

a)

+“Ta sắp được thấy hai cây phong sinh đôi ấy chưa? Mong sao chóng về tới làng.."

+bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chúng tôi chạy ào lên đồi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi là hai cây phong khổng lồ.

+ Dù ai đi từ phía nào đến làng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn luôn hiện ra trước mắt hệt như ngọn hải đăng đặt trên núi.

b) Vì Chuyện về hai cây phong giống như lời tâm sự tự nhiên và chân thành. Tác giả đã truyền tình yêu tha thiết từ trái tim mình sang trái tim bạn đọc, dẫn dắt bạn đọc đến với nhân vật Đuy-sen – người thầy đầu tiên của ngôi làng Ku-ku-rêu nghèo nàn, nhỏ bé bằng đoạn văn miêu tả vẻ đẹp khó quên của hai cây phong nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về tình thầy trò, về lương tâm và trách nhiệm cao cả của thầy giáo Đuy-sen.

c)

Tôi mở rộng tâm hồn để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, sống với sự biết ơn người mẹ thiên nhiên đã mang lại cho con người “bông hoa” kỳ diệu đến vậy.

Bằng cách đó, tôi có được những rung động sâu sắc nhất mà một tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên tuyệt vời có thể mang lại cho con người. Tôi cảm nhận được hoàn toàn vẻ đẹp của bông hoa, mặc dù tôi chỉ có thể phác họa hoặc miêu tả lại vẻ đẹp ấy một cách rất hạn chế bằng năng khiếu diễn đạt rất tồi của mình. Và nếu bạn cũng muốn cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp ấy, tôi khuyên bạn hãy trải lòng ra với thiên nhiên.

Chúc bạn học tốt!

 

Cảm nhận về ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị...
Đọc tiếp

Cảm nhận về ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng 1 lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi:

– Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi già từ tốn trả lời:

– Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông , ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

2

Để vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, đạt đến thành công, con người cần phải có ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin tất thắng. Câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, in trong Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TPHCM, 2011, gợi cho ta bài học giáo dục sâu sắc về khả năng vượt lên chiến thắng nghịch cảnh và niềm tin vững chắc vào sức mạnh của bản thân.

Chuyện kể rằng có một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng nọ. Với sức mạnh khủng khiếp, nó tàn phá mọi thứ. Thế nhưng nó không thể nào quật ngã được cây sồi già. Bởi cây sồi già có bộ rễ khỏe khoắn bám chặt vào lòng đất mẹ. Bộ rễ khỏe khoắn ấy đã được rèn luyện qua biết bao nhiêu bão tố. Sự điên cuồng của cơn gió mạnh càng giúp cây sồi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh kiên cường của mình.

Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Ngọn gió điên cuồng kia là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống. Cây sồi già với bộ rễ vững chắc là hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, ý chí dám đối đầu, không gục ngã trước nghịch cảnh.

Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học giáo dục đầy ý nghĩa. Trong cuộc sống cần có lòng dũng cảm, sự tự tin vào bản thân mình. Phải rèn luyện nghị lực vươn lên và bản lĩnh vững vàng trước những nghịch cảnh. Khó khăn, thử thách chính là cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của mình. Cũng chính trong khó khăn, thử thách con người mới chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

11 tháng 8 2021

Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh.Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. Bài học giáo dục từ câu chuyện.Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại (Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây). Muốn thành công trong cuộc sống, con người phải có niềm tin vào bản thân, phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. (Tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi). Bàn luận về bài học giáo dục của câu chuyện: Không nên tuyệt vọng, bi quan, chán nản trước hoàn cảnh mà phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra các giải pháp cần thiết nhằm vượt qua các khó khăn, thử thách của cuộc sống. Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh và cũng phải biết lên án, phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu nghị lực.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY     Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.     Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY

     Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.

     Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:

     - Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?

     Cây sậy trả lời:

     - Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.

     Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.

(Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:

Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)

A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.

B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.

C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.

D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.

2
9 tháng 6 2019

Đáp án B

28 tháng 10 2021

1.b nha 

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau      Về , sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường . Đặc biệt tôi đã quan sát 1 cây . Một cây bàng cuối đông , cao to , thân vạm vỡ , cành tỏa ra như tán . Nó đen đủi lắm ! Tất cả lá của nó bị cháy rét ; lá vàng pha , lá son đỏ của mùa thu thơ mộng xịt lại thành một màu gỉ sắt [...] Nhưng kia kìa bỗng đâu 1 trận gió rét...
Đọc tiếp

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn văn sau

      Về , sao tôi rất nhớ những cây bàng dọc đường . Đặc biệt tôi đã quan sát 1 cây . Một cây bàng cuối đông , cao to , thân vạm vỡ , cành tỏa ra như tán . Nó đen đủi lắm ! Tất cả lá của nó bị cháy rét ; lá vàng pha , lá son đỏ của mùa thu thơ mộng xịt lại thành một màu gỉ sắt [...] Nhưng kia kìa bỗng đâu 1 trận gió rét thốc tới . Tức thì khối lá xao động cây bàng buông xuống một loạt lá xạm đen , lá bay trong gió , có lá bay vèo . Một trận gió nữa thốc tới . Cây bàng lại trút lá say sưa . Cành của nó nhẹ bớt đi trọc lên cao hơn . Bấy giờ tôi mới nhìn kĩ  : thì ra ở cành trụi nhất đã ló những chút mầm xanh rồi . Cây bàng ! Có phải ngươi là hình ảnh của những cuộc đấu tranh mới , cũ ? Coa phải ngươi dạy cho ta một bài học về cuộc chiến đấu để dành mùa xuân . 

Giúp mình với , mai mình phải nộp rồi !!!

1
19 tháng 4 2021

Giúp mink ik , mink h cho 

Các bạn giúp mình 2 bài tập tiếng việt này nha !1. Thêm từ ngữ vào chỗ trống để câu văn có sức gợi cảm :a) Phía đông,....mặt trời.....nhô lên đỏ rựcb) Bụi tre.....ven hồ.....nghiêng mình....theo gióc) Trên cành cây.....d) Khi hoàng hôn.....xuống, tiếng chuông chùa lại ngân.....e) Em bé.....cười.....2. Thay những từ ngữ gạch chân băng những tử ngữ gợi cảm hơn cho câu văn sinh động :a) Cây chanh...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình 2 bài tập tiếng việt này nha !

1. Thêm từ ngữ vào chỗ trống để câu văn có sức gợi cảm :

a) Phía đông,....mặt trời.....nhô lên đỏ rực

b) Bụi tre.....ven hồ.....nghiêng mình....theo gió

c) Trên cành cây.....

d) Khi hoàng hôn.....xuống, tiếng chuông chùa lại ngân.....

e) Em bé.....cười.....

2. Thay những từ ngữ gạch chân băng những tử ngữ gợi cảm hơn cho câu văn sinh động :

a) Cây chanh trong vườn đang nở hoa RẤT TRẮNG

b) Các loài hoa đang đua nhau NỞ

c) Tiếng chim KÊU sau nhà khiến Lan giật mình THỨC DẬY

d)  Những cơn gió KHẼ THỔI trên mặt hồ

e) Gió thổi MẠNH, lá cây rơi NHIỀU, từng đàn cò bay NHANH theo mây

f) Dòng sông chảy NHANH,nước réo TO, sóng vỗ hai bên bờ MẠNH

( Những chữ mình ghi hoa là những chữ gạch chân nha mọi người)

2
5 tháng 8 2017

a; ông ...bắt đầu

b;nằm...đung đưa

c;bầy chim líu lo trò chuyện

d;buông ... lên tiếng chuông trong trẻo

e;chúm chím....thật dễ thương

a)... ông.... đang từ từ.....

b)...ngà....đang....đu đưa

c)..phượng...đang...ríu rít...trong nắng chiều

d)...buông...vang

e)... toét miệng.... toe toét

5 tháng 12 2017

Kết quả của phép tính (54.46−40.46):46 bằng:​

  1. x = 14
  2. x = 94
  3. x = 10
  4. x = 11
Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người...
Đọc tiếp
Hoa phượng“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy, lòng tôi thấy nao nao buồn. những lời ca gợi cho tôi nhớ về 1 loài hoa tôi yêu quý. Không hiểu sao mỗi lần tưởng tượng về hoa phượng thong đầu tôi lại xuất hiện hàng trăm đốm lửa liên tiếp ấm nóng đến chói chang. Hầu hết những người yêu hoa phượng đều nói: “nó đẹp vì biết tận hiến hết mình vẻ đẹp”. Phượng không đỏ thẫm nghư nhung như mấy bông hồng kiều diễm. Nó đỏ rực và thậm chí rất tươi. Những cánh hoa lượn theo những đường cong tùy ý, lúc nở, nó túa ra đều như một chiếc chong chóng sắp quay. Hương phượng thơm thoang thoảng chứ không ngạt ngào như hoa sữa. vì thế thưởng thức hương hoa phượng bao giờ cũng tìm ra được những cảm giác thư thái, an lành.Phượng bắt đầu thắp lửa lúc đầu hè. Bởi thế mà cũng giống mọi người, tôi yêu hoa phượng bởi nó khắc ghi những dấu mốc quan trọng của đời tôi. Phượng nở là dấu ấn của mùa thi. Ở đó, tôi dù thành công hay thất bại nhưng tôi đã có những bài học và tôi vì thế đã trưởng thành. Phượng nở rộ cũng là lúc phải chia tay. Ôi! Chỉ cần nghỉ vậy thôi tôi tôi cũng đã cảm thấy nao lòng. Năm nào cũng vậy, tuy đã thành lệ nhưng không làm sao quên được cảm giácbooif hồi xao xuyến ấy. Cứ đến đầu tháng năm, khi hoa phượng đang lúc đỏ tươi và bước vào kì thi đẹp nhất thì cũng là lúc tụi học trò chúng tôi lục đục cho những ngày hè sôi động. tuy những ngày hè vui vẻ đang chực đón chờ, nhưng chúng tôi vẫn thấy buồn lắm lắm. bạn bè cả năm học vui vẻ với nhau vậy mà bây giờ phải tạm xa mấy tháng. Chúng tôi buồn thậm chí có bạn còn phát khóc khi phải trải qua những lần như thế. Hoa phượng đẹp và tất nhiên nó sẽ mãi là biểu tượng cho tuổi học trò. Hoa phượng rất giống lũ học trò nhỏ chúng tôi bởi nó cũng ngây thơ và cũng sống hết mình 1 cách thủy chung bằng tấm lòng son đỏ. Dưới mái trường cấp 1 thân yêu, không phải ai hết mà chính là hàng phượng đã chứng kiến lũ học trò chúng tôi lần lượt trưởng thành. Giờ đây khi đã chia xa, tôi nhớ đến nao lòng hàng phượng, nhớ nhớ những bông hoa đỏ khắc ghi bao kỉ niệm học trò nhất là những kỉ niệm của năm học lớp 5.Ở ngôi trường mới của chúng tôi, hàng phượng mới trồng chưa kịp trổ hoa. Nhưng tôi vẫn chờ với 1 tình yêu và 1 niềm nhớ nhung da diết. Hoa phượng không biết tự lúc nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ mà tôi đã dành trọn cho 1 thời học trò đầy

Biểu cảm về cây bàng

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

 

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…

Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

 

Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cÇn mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?”. Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!”

Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình runh rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?…

 

5
25 tháng 10 2016

Bị j đax

25 tháng 10 2016

dai v