K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hình như đề bài chưa đủ. Mình không thấy "đây" của bạn ở đâu để xác định

6 tháng 8 2023

Là cái đề bài đằng sau chỗ vì sao á bạn 

6 tháng 8 2023

Đề miêu tả là đề 1.

Vì yêu cầu đề là "tả" loài cây em yêu, cần dùng nhiều tính từ để gợi được hình dáng vẻ đẹp của loài cây mình tả.

27 tháng 9 2021

i love you okbanh

27 tháng 9 2021

undefined

27 tháng 9 2021

Tham khảo:
Con người ta trên đất nước này bất kể làm công việc gì cũng mang vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Một trong những vẻ đẹp lao động của con người khiến em vô cùng ấn tượng đó là người lao động làng chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận. Huy Cận không chỉ khắc họa trước mắt bạn đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, giàu có của miền biển mà thêm vào đó là vẻ đẹp càn mẫn, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời của những người ngư dân nơi đây. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, sự cống hiến thầm lặng của họ qua ngòi bút tài tình cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc của Huy Cận. Nhiều năm tháng trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
 

16 tháng 6 2023

“Tấm lòng người Cha là tuyệt tác của tạo hóa” – một ai đó mà tôi không nhớ tên đã nói như vậy, và tôi tin rằng đó là sự thật. Tôi tin rằng, dù có đi tận đâu, gặp những ai, bố tôi đã, đang và sẽ mãi mãi là người đàn ông tuyệt vời nhất trên thế gian này.

Tôi yêu bố tôi. Đó là điều hiển nhiên từ khi tôi sinh ra. Nhưng ít khi tôi lại tỉ mỉ vẩn vơ mà ngắm bố cho thật kĩ. Cho nên đôi khi tôi chợt nhớ ra, chợt quay lại ngắm bố và tôi chợt giật mình, ngờ ngợ. Sao bố tôi đã lại khác đến thế kia? Bố gầy rạc hẳn đi, da sạm cả lại. Đâu rồi nước da mà mấy năm trước tôi còn trầm trồ, nửa ngưỡng mộ, nửa ghen tị vì sự trắng hồng bất chấp cái nắng gay gắt? Đâu rồi sự đầy đặn, khỏe mạnh của bố tôi? Tóc bố tôi lấm tấm bạc, những sợi bạc cứ ánh lên đầy ngạo mạn dưới ánh sáng đèn, mà có biết đâu, bố tôi đã vất vả bao nhiêu đến nỗi tóc bạc cả đi thế… Liệu có sợi tóc bạc nào là do lỗi của tôi chăng? Khuôn mặt bố nhiều nếp nhăn hơn, đôi mắt thâm lại do dạo này thiếu ngủ. Bàn tay, bàn chân bố chai cả lại, u thành cục thật cứng, có chỗ mất lớp da trên cùng do căn bệnh ngoài da không thể chữa khỏi. Tôi ngắm bố, và thấy thương bố quá! Nhìn qua, ai cũng khen bố tôi trẻ, thậm chí có người còn từng trêu rằng bố giống hệt anh trai của tôi. Vậy nhưng tôi biết, bố đã già đi nhiều, rất nhiều. Thế nhưng… Bố tôi già đi từ bao giờ? Bố già đi từ lúc nào? Tôi thực không hay, và nhận ra mình còn vô tâm quá…

Hồi nhỏ, tôi ngưỡng mộ lắm những siêu anh hùng, những ông tiên, bà phù thủy, những thế lực siêu nhiên… Lớn lên rồi, tôi dần hiểu ra rằng những thứ đó chỉ là viển vông, nhưng thay vào đó, tôi nhận ra một siêu nhân ngay trong gia đình tôi, người hùng vĩ đại mang tên: BỐ! Sao mà tôi khâm phục bố thế! Bố làm gì tôi cũng thấy hay, cũng thấy giỏi. Bố là một người đa năng, có thể sửa chữa mọi thứ trong nhà từ cái xe đạp đến điều hòa, máy hút bụi, đường ống nước. Bố cũng rất đảm đang, giỏi mọi việc nhà và nấu ăn cũng rất đỉnh. Món cơm rang tuyệt hảo của bố tôi làm tôi học mãi mà còn chưa xứng làm học trò, khiến nhiều khi tôi nghĩ bố mang món này đi thi nấu ăn cũng được. Bố biết nhiều, và bố là người giải đáp rất nhiều thắc mắc của tôi về cuộc sống xung quanh, nhất là cơ chế hoạt động của các loại máy móc. Không chỉ thế, tôi còn khâm phục bố về tài làm dao, sắp xếp đồ đạc trong nhà và xử lí mọi việc hợp tình hợp lí. Bố đúng là tấm gương mà tôi ngưỡng mộ suốt đời.

Bố ít nói, nhưng luôn thương yêu cả gia đình nhiều thật nhiều. Bố sẵn sàng dành cả buổi chiều cuối tuần để mài dao giúp bà hay dẫn cả nhà đi chơi. Mẹ hơi ho ốm sụt sịt, bố phi xe đến hiệu thuốc ngay mặc cho trời gió rét. Bố lo đến cả bữa ăn, việc ngủ đúng giờ, kể cả đồ chơi của ba chị em tôi. Bố và tôi cùng thích đọc sách, bố chọn lựa từng quyển sách hay, bản in đẹp mua về để cả hai bố con cùng nghiềm ngẫm. Nhiều lúc tôi nghĩ mà thương bố lắm, bởi cứ mải lo cho cả gia đình, trở thành trụ cột vững chãi, nhiều khi bố quên cả sức khỏe của mình. Tôi để ý dạo này bố ăn ít đi, hay mất ngủ, tối trằn trọc mãi rồi sáng lại dậy sớm, sức khỏe cũng kém đi nhiều. Có lúc, nhìn bố mệt mỏi như thế, tôi chỉ muốn hét lên thật to: “Bố ơi! Ba chị em con lớn rồi, bố đừng lo nhiều nữa. Bố phải ăn nhiều lên, ngủ nhiều lên thì mới có sức lo cho cả gia đình chứ, bố ơi!”. Có lẽ bố sẽ chỉ cười, nhưng tôi biết, bố chỉ gắng cười cho tôi đỡ lo mà thôi…

Bố tôi ít nói, ít to tiếng với tôi, luôn để tôi tự quyết định, bởi bố bảo: “Con lớn rồi, chuyện gì lo được  thì phải tự lo dần cho quen”. Nhớ có lần, tôi đọc truyện trong giờ và phải viết bản kiểm điểm. Cả buổi tối mẹ tôi ngồi ca thán, dạy bảo tôi đủ điều, và tôi biết mẹ buồn lắm. Bố cũng buồn, nhưng trách tôi theo cách khác. Đợi mẹ nói xong, lúc chỉ còn hai bố con với nhau, bố nhẹ nhàng, rất nhẹ nhàng hỏi tôi:

- Thế… Có thật không con?

- Vâng…

- Thế… Tại sao hả con? Giờ ra chơi đâu rồi hả con?

Ôi! Thà bố cứ quát lên tôi còn thấy dễ chịu hơn. Nỗi buồn thăm thẳm trong đôi mắt bố và nỗi tuyệt vọng tột cùng trong giọng bố làm tim tôi quặn thắt, và tôi muốn khóc quá! Khóc không phải vì oan ức. Khóc không phải vì sợ bố. Mà tôi khóc vì thương bố, vì dằn vặt bản thân, vì không thể tin được, không thể chịu được lỗi lầm của mình… Bố ơi! Con xin hứa với bố, không bao giờ, không bao giờ con tái phạm nữa!

Bố tôi là như vậy đấy. Bố giỏi lắm, thực sự là anh hùng trong trái tim tôi. Bố thương tôi theo một cách rất khác mẹ, lặng lẽ hơn, sâu sắc hơn, và có chút gì đó ảnh hưởng tới tôi nhiều hơn. Ngắm bố, tôi tự nhủ phải tôn trọng những ngày còn được bên bố, đừng bao giờ làm bố phải phiền lòng, và trên hết, phải coi nỗi đau của bố khi tôi mắc lỗi như chính nỗi đau của tôi vậy.

4 tháng 11 2018

Đề 1: Biểu cảm về người thân trong gia đình (MẸ)

Khi còn nằm ở trong nôi, tôi thường nghe bà hát:

                    "Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

                     Năm canh chày, thức đủ năm canh".

Tôi yêu quý mẹ tôi như bất cứ 1 người con hiếu thảo nào trên trái đất này. Mẹ nặng công sinh thành dưỡng dục. dù dông bão hay bạo tàn có lớn đến đâu tình mẹ đối với con vẫn như nước trong nguồn chẳng bao giờ vơi cạn.

Mẹ tôi là 1 người phụ nữ nông dân suốt đời lam lũ. Cuộc sống khó khăn khiến mẹ bươn trải đủ nghề để lo lắng chu toàn cho ngôi nhà của chúng tôi. Tôi thương mẹ lắm. mới hơn 40 tuổi mà tóc của mẹ đã có nhiều sợi chuyển hoa râm. Đôi bàn tay mẹ gầy gầy xương xương và nứt nẻ. vầng trắng hiền hòa và đuôi khóe mắt cũng ngày 1 đậm hơn những vết rạng chân chim. Nhìn dáng mẹ tôi xúc động vô cùng bới nó hiện lên cả 1 cuộc đời vất vả lo âu.

     Từ khi anh em tôi được sinh ra, mẹ dồn cả tình thương yêu cho mấy đứa con bé bỏng. hai anh tôi sinh ra mạnh khỏe nhưng mẹ đã cũng vất vả lắm rồi. đến tôi, 1 đứa trẻ yếu ớt từ lúc sinh ra mẹ càng vất vả nhiều hơn. Ba đứa con lần lượt lớn lên cùng những đêm dài mẹ tôi phải lo âu và thức trắng. tôi nhớ, những lần tôi ốm, đang đêm, tôi choàn tỉnh dậy hẫng hụt và sợ hãi. Thế nhưng ngay lúc ấy tôi đã có mẹ ở bên. Mẹ tôi ôm tôi vào lòng, những giọt nước mắt ấm nóng của mẹ vô tình chạm vào gò má của tôi. Những cử chỉ đầy thương yêu của mẹ cứ thế khắc ghi vào trái tim tôi. Mẹ trở thành bà tiên của cuộc đời tôi những lần như thế.

     Ngày xưa khi còn bé thơ và khờ dại, tôi thường hỏi chình mình: mẹ có gì khác mọi người mà tình yêu thương của mẹ lại lớn lao như thế. Sau này lớn lên khi tôi bắt đầu được học những bài học nhân nghĩa ở đời, tôi đã hiểu: người mẹ nào cũng giống mẹ tôi, cũng lớn lao và giàu lòng vị tha. Niềm hạnh của mẹ chính là sự trưởng thành của những đứa con yêu.

     Mẹ lớn lao nhưng không chỉ với cuộc sống của bản thân tôi. Mẹ còn lo lắng cho cả gia đình. Bố tôi thường phải đi xa. Mọi việc ở nhà, mẹ là nhười gánh vác chăm lo và bao giờ bố cũng rất an tâm vì sự chu toàn của mẹ. bố thường căn dặn chúng tôi bằng những lời đầy ý nghĩa: “mẹ con đã hy sinh quá lớn cho niềm hạnh phúc của các con. Các con phải nhớ lấy, phải khắc ghi để sống sao cho xứng đáng với tình thương yêu của mẹ”. lời dạy của bố làm tôi càng cảm phục và yêu quý mẹ hơn. Nhưng thú thực nếu không có lời dạy bảo của bố, anh em chúng tôi cũng đã thấu hiểu sâu sắc lắm rồi sự hy sinh của mẹ. ba anh em tôi khôn lớn học hành rất chăm ngoan. Chúng tôi tự nhủ phải làm được 1 điều gì đó lớn lao và ý nghĩa để người mẹ yêu quý của chúng tôi vui vẻ và yên lòng.

   Và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là người đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng:

                                   “Con dù lớn vẫn là con mẹ.

                              Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”.

                         

4 tháng 11 2018

Nếu có ai hỏi tôi rằng một trong những người mà tôi yêu thương nhất là ai thì tôi sẽ trả lời rằng đó là bà nội .

Bà tôi là người nhân hậu và hiền từ nhưng gần như suốt cuộc đời của bà chỉ là những khó khăn và bệnh tật . Tôi thương bà lắm ! Tôi thương cái mái tóc xoăn xoăn điểm bạc của bà, thương cái dáng đi chầm chậm mà khập khễnh của bà . Bảy mươi tuổi mà tôi trông bà có vẻ già hơn so với người cùng tuổi .

Tôi có được nghe bố kể rất nhiều về bà – một con người chăm chỉ và chất phác . Bà đã tần tảo nuôi hai người con trai khôn lớn trong khi ông tôi đi bộ đội . Đến khi bố tôi có con thì bà lại vất vả trông cháu nhưng bố tôi nói bà lại thấy đó chính là niềm vui của bà .

Khi chưa ngã bệnh, bà tôi còn đi làm lao công cho một cơ quan nhỏ để mong sao kiếm được chút tiền giúp đỡ phần nào cho gia đình tôi khi khó khăn . Bà còn hay mua quà cho anh em tôi, những món quà dù là nhỏ nhưng đầy ý nghĩa như cái đồng hồ báo thức để cho tôi đi học hay những gói kẹo, gói bánh… Từ việc ấy cũng đã đủđể tôi hiểu bà yêu thương anh em chúng tôi đến chừng nào !

Tôi còn biết có lúc đi ra chợ bà nhìn thấy một người ăn xin nghèo khổ thì không bao giờ bà quay lưng lơ đi mà bà săn sang rút ra một tờ tiền trong ví của mình, gấp gọn làm đôi rồi bỏ vào nón của người ăn xin đó . Tôi thật cảm phục trước tấm lòng yêu thương vô hạn và trái tim rộng mở của bà luôn rộng mở đối với bất kì ai !

Bà tôi còn là một người rất yêu thiên nhiên nữa . Trong khoảng hiên nhỏ trước nhà bà lúc nào cũng chật đầy những chậu hoa nhài toả hương thơm ngát, những cây ớt nhỏ chi chít những quả xanh, vàng … Bởi vì bà tôi từng bảo : “Thiên nhiên giúp tâm hồn ta trong sáng hơn, giup tinh thần ta thoải mái hơn.”

Lần nào về thăm bà tôi cũng ngả đầu vào vai bà và tâm sự mọi chuyện của mình . Có lúc tôi ôm bà khóc thút thít rồi bà cũng xoa đầu tôi an ủi . Những khi ấy tôi bỗng cảm thấy bà như đang truyền một hơi ấm tinh thần cho tôi , giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua chuyện buồn.

Nhưng rồi một tin sét đánh đã đến với gia đình chúng tôi. Trời ơi ! Bà tôi bị ung thư giai đoạn cuốI và sẽ không chữa khỏI được. Sao mà ông trờI lạI bất công vớI bà đến thế ạ!

MỗI lần tôi đến chơi, tôi đều thấy bà cườI nhưng trong lòng tôi luôn lo lắng rằng ẩn sau nụ cườI đó là nỗI đau về thể xác đang dằn vặt bà tôi . Bà vẫn lạc quan và yêu đờI quá! Bà chỉ đang cố gắng tỏ ra vui vẻ cho tôi đỡ buồn . Tôi biết cơn đau đó đã hành hạ bà tôi suốt hàng tháng trờI . Bà ơi! MỗI khi nhìn thấy bà lên cơn đau quằn quạI cháu chỉ còn biết chạy lạI mà xoa bóp cho bà và chỉ biết oà khóc như một bé lên ba . Giá mà khi đó cháu có thể làm gì hơn những việc ấy để cho bà đỡ đau để cho bà đỡ khổ bà ạ!

Và đến ngày giáng sinh cách đây hai năm, bà tôi đã vĩnh viễn ra đi, đi về một nơi rất xa mà không bao giờ quay trở lạI . Đay là lần đầu tiên cháu biết đến sự mất mát. Sự mất mát làm thành khoảng trống trong con tim cháu. Sự mất mát mớI to lớn làm sao khi cháu phảI cách xa một ngườI mà cháu yêu thương nhất. Bà nộI ơi! Sao bà lạI bỏ cháu mà đi vậy bà ?

Bây giờ, mỗI khi nhớ đến bà, cổ họng cháu lạI thấy tắc nghẹn và mắt cháu lạI cay xè bà ạ! Bà đã cho cháu bài học thật quí giá :Ta hãy trân trọng từng phút giây dù là nhỏ nhất khi ở cạnh ngườI mà minh yêu thương.

Cháu muốn nói hàng ngàn lần rằng: Cháu yêu bà! Hình ảnh bà sẽ mãi mãi nằm trong tim cháu.

11 tháng 2 2022

Một tình huống bất ngờ xảy ra: tiếng la "cháy nhà" cất lên giữa đêm khuya khi mọi người đang ngủ say. Cảnh cháy nhà thật khủng khiếp: "lửa phừng phừng " bốc lên ngôi nhà đầu hẻm; tiếng kêu cứu “thảm thiết”, khung cửa "ập xuống”, khói bụi “mịt mù”, mấy người trong nhà cháy “vọt ra”. Trong cảnh khủng khiếp ấy sao lại có “một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm” ? Đúng là: "Thúy, hoạ, đạo, tặc'', sao không khỏi cuống cuồng, sao không khỏi hoảng hốt sợ hãi !
 
Bóng người cao gầy, khập khiễng ấy đã xông vào ngôi nhà cháy, và đã cứu được một em bé. Em bé ấy được bọc trong cái chăn, được người “cao, gầy" ôm khư trong lòng. Đứa bé được cứu “mặt mày đen nhem, thất thần, khóc không thành tiếng”.
 
Lại một tình huống nữa xảy ra. Nhà cháy, “một cây rầm sập xuống”, người đến cứu em bé đã “ngã quỵ” và khi mọi người chạy đến thì người anh đã "mềm nhũn". Con người ấy đã nêu cao tinh thần dũng cảm, dám xông vào lửa cháy để cứu người, không sợ hi sinh nguy hiểm.
 
Con người xa lạ cứu sống em he trong cơn hỏa hoạn nơi hẻm phố là một người có “cái chân gỗ”. Mọi người đều "bàng hoàng" khi thấy trong xấp giấy để trong túi nạn nhân là "một tấm thẻ thương binh".
 
Người bán bánh giò, người có tiếng rao khàn khàn, người “cao gầy, khập khiễng, người xông vào nhà cháy cứu sống một em bé, rồi anh ta bị nạn. Người đó là một thương binh”.
 
Hình ảnh chiếc xe đạp "nằm lăn lóc ở góc tường”, những chiếc bánh giò “tung tóe” gợi lên trong lòng ta sự xót thương và cảm phục anh thương binh.
 
Bài văn “Tiếng rao đêm” rất cảm động, hồi hộp. Mẩu chuyện thấm thía tính nhân đạo cao đẹp. Tinh thần dũng cảm không sợ nguy hiểm để cứu người trong hoạn nạn của anh thương binh là bài học sâu sắc, quý báu đối với chúng ta.

11 tháng 2 2022

tham khảo