K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển theo hướng chất lượng cao và bền vững:
-  Phát triển theo hướng ứng dụng đồng bộ công nghệ cao và tự động hoá trong các trang trại chăn nuôi hiện đại đê tăng độ chính xác về kĩ thuật, tăng quy mô, nâng cao năng suất và chất lượng sản phâm, giảm công lao động, tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường.
- Hướng tới chăn nuôi thông minh (IoT, AI, robot,...) giúp giảm công lao động, đảm bảo an toàn sinh học, minh bạch chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gene và công nghệ tế bào phát triển mạnh mẽ sẽ tạo được nhiều giống vật nuôi mang những đặc tính mới, tăng năng suất hoặc tạo ra các sản phâm có giá trị mới.
- Công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme và công nghệ protein phát triển sẽ ngày càng tạo ra được nhiều sản phâm bồ sung, sản phâm mới phục vụ hiệu quả cho chăn nuôi, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Hướng tới chăn nuôi theo chuỗi giá trị giúp các thành phần tham gia chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo việc điều tiết thị trường.
- Số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng ăng, kết hợp với chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp các thành tựu về công nghệ cao nhanh chóng được áp dụng vào các khâu của quá trình chăn nuôi.

25 tháng 8 2023

* Vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người và nền kinh tế: cung cấp cho con người nguồn thực phẩm giàu protein, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.

* Vai trò của chăn nuôi ở gia đình và địa phương em:

+ Cung cấp thực phẩm

+ Cung cấp phân bón cho trồng trọt.

25 tháng 8 2023

* Vai trò của chăn nuôi:

+ Cung cấp thực phẩm hàng ngày cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu 

+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến

+ Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ 

* Vật nuôi phổ biến ở nước ta:

- Gia súc: trâu, bò, chó, lợn, …

- Gia cầm: ngan, vịt, …

* Vật nuôi đặc trưng cho vùng miền

Vật nuôi được hình thành và chăn nuôi nhiều ở một số địa phương, có đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phẩm: gà Đông Tảo, bò vàng, chó Phú Quốc,.

* Các phương thức chăn nuôi:

- Chăn nuôi nông hộ

- Chăn nuôi trang trại

  

25 tháng 8 2023

Chăn nuôi ở địa phương em nói chung còn khá lạc hậu, người dân vẫn đang phải rất vất vả, bỏ nhiều thời gian, công sức vào quá trình chăn nuôi nhưng vật nuôi vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh. Thêm vào đó, việc xử lí chất thải chăn nuôi cũng chưa được đảm bảo. Nhiều hộ chăn nuôi còn xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Đề xuất một số phương pháp phát triển chăn nuôi trong thời 4.0:

- Đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao.

- Sử dụng robot thay thế sức lao động của con người.

- Trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy cho ăn, máy cắt cỏ tự động, máy phun thuốc, hệ thống điều hòa nhiệt độ,...

- Sử dụng hệ thống giám sát sức khỏe vật nuôi tự động,...

- Ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lí chất thải, tạo ra các giống vật nuôi kháng bệnh tốt,...

5 tháng 8 2023

Tham khảo: Bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Minh Mạng:

- Đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh và bị chia cắt lâu dài, đặt ra rất nhiều khó khăn. Trước đó nhà Nguyễn tập trung chủ yếu vào công cuộc ổn định tình hình đất nước và ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất về mặt lãnh thổ.
- Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này còn chưa hoàn chỉnh. Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện. Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

3 tháng 2 2023

- Vai trò của ngành trồng trọt:

+ Góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Cung cấp lương thực – thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, cơ sở phát triển chăn nuôi và là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm của ngành trồng trọt:

+ Đối tượng sản xuất chính là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt có sự thay đổi về hình thức tổ chức, phương thức sản xuất, nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

NG
7 tháng 8 2023

Sử dụng công nghệ hiện đại để giảm bớt thời gian sản xuất và tiêu hao vật liệu, song song với đó là nâng cao chất lượng sản phẩm. 
Các khâu đóng gói, vận chuyện thay thế bằng máy, tiết kiệm chi phí nhân công

16 tháng 2 2016

a) Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta

- Thuận lợi

    + Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ hoa màu, lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp

     + Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp

     + Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Khó khăn :

    + Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng  chưa cao (nhất là cho yêu cầu xuất khẩu)

    + Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định.

b) Tình hình phát triển chăn nuôi trâu bò của nước ta

- Đàn trâu ổn định ở mức 2.9 triệu con, đàn bò 5.5 triệu con ( năm 2005)  và có xu hướng tăng mạnh

- Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc bộ ( hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa đã phát triển mạn ở ven Tp ồ Chí Minh, Hà Nội

c) Chăn nuôi bò sữa đã phát triển mạn ở ven thành phố lớn chủ yếu là do nhu cầu ngày càng nhiều về sữa và các sản phẩm từ sửa của người dân

7 tháng 11 2023

Vai trò

- Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người.

- Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng.

- Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

- Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.

- Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.