K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển theo hướng chất lượng cao và bền vững:
-  Phát triển theo hướng ứng dụng đồng bộ công nghệ cao và tự động hoá trong các trang trại chăn nuôi hiện đại đê tăng độ chính xác về kĩ thuật, tăng quy mô, nâng cao năng suất và chất lượng sản phâm, giảm công lao động, tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường.
- Hướng tới chăn nuôi thông minh (IoT, AI, robot,...) giúp giảm công lao động, đảm bảo an toàn sinh học, minh bạch chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gene và công nghệ tế bào phát triển mạnh mẽ sẽ tạo được nhiều giống vật nuôi mang những đặc tính mới, tăng năng suất hoặc tạo ra các sản phâm có giá trị mới.
- Công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme và công nghệ protein phát triển sẽ ngày càng tạo ra được nhiều sản phâm bồ sung, sản phâm mới phục vụ hiệu quả cho chăn nuôi, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Hướng tới chăn nuôi theo chuỗi giá trị giúp các thành phần tham gia chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với nhau, đảm bảo việc điều tiết thị trường.
- Số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng ăng, kết hợp với chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp các thành tựu về công nghệ cao nhanh chóng được áp dụng vào các khâu của quá trình chăn nuôi.

25 tháng 8 2023

* Vai trò của chăn nuôi đối với đời sống con người và nền kinh tế: cung cấp cho con người nguồn thực phẩm giàu protein, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.

* Vai trò của chăn nuôi ở gia đình và địa phương em:

+ Cung cấp thực phẩm

+ Cung cấp phân bón cho trồng trọt.

25 tháng 8 2023

* Vai trò của chăn nuôi:

+ Cung cấp thực phẩm hàng ngày cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu 

+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến

+ Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ 

* Vật nuôi phổ biến ở nước ta:

- Gia súc: trâu, bò, chó, lợn, …

- Gia cầm: ngan, vịt, …

* Vật nuôi đặc trưng cho vùng miền

Vật nuôi được hình thành và chăn nuôi nhiều ở một số địa phương, có đặc tính riêng biệt, nổi trội về chất lượng sản phẩm: gà Đông Tảo, bò vàng, chó Phú Quốc,.

* Các phương thức chăn nuôi:

- Chăn nuôi nông hộ

- Chăn nuôi trang trại

  

25 tháng 8 2023

Chăn nuôi ở địa phương em nói chung còn khá lạc hậu, người dân vẫn đang phải rất vất vả, bỏ nhiều thời gian, công sức vào quá trình chăn nuôi nhưng vật nuôi vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh. Thêm vào đó, việc xử lí chất thải chăn nuôi cũng chưa được đảm bảo. Nhiều hộ chăn nuôi còn xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Đề xuất một số phương pháp phát triển chăn nuôi trong thời 4.0:

- Đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao.

- Sử dụng robot thay thế sức lao động của con người.

- Trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy cho ăn, máy cắt cỏ tự động, máy phun thuốc, hệ thống điều hòa nhiệt độ,...

- Sử dụng hệ thống giám sát sức khỏe vật nuôi tự động,...

- Ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lí chất thải, tạo ra các giống vật nuôi kháng bệnh tốt,...

NG
7 tháng 8 2023

Sử dụng công nghệ hiện đại để giảm bớt thời gian sản xuất và tiêu hao vật liệu, song song với đó là nâng cao chất lượng sản phẩm. 
Các khâu đóng gói, vận chuyện thay thế bằng máy, tiết kiệm chi phí nhân công

25 tháng 8 2023

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam có khả năng sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn. Việt Nam tiếp tục là một trong số những nước tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người hàng đầu thế giới, đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Hàn Quốc và được dự báo sẽ vươn lên vị trí thứ 2 vào cuối năm 2021.

Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi không ngừng mở rộng kinh doanh, đặc biệt những doanh nghiệp lớn có lợi thế nhờ áp dụng mô hình 3F: thức ăn chăn nuôi (feed), trang trại (farm), thực phẩm (food).

Sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn thịt Việt Nam là động lực chính của ngành thức ăn trong nước. Sản lượng thịt lợn dự kiến tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025, trước khi đạt mức 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021-2030. OECD dự báo đối với thị trường gia cầm, sản lượng tiêu thụ trong 10 năm tới tại Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 2,9%/năm. Ngành thức ăn chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng bình quân vào khoảng 7,6%/năm.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng dự báo thời gian tới, cùng với đà phát triển dân số và thu nhập của người dân, quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 5,06%/năm, từ mức 9,124 tỷ USD vào năm 2019 lên 12,27 tỷ USD năm 2025.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Người làm việc trong ngành chăn nuôi cần có một số yêu cầu cơ bản như: Có kiến thức, kĩ năng về chăn nuôi và kinh tế. Có khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến, vận hành các thiết bị, máy móc công nghệ cao trong sản xuât. Chăm chỉ, cần cù, chịu khó trong công việc.

NG
7 tháng 11 2023

Tham khảo:
Trong những thập kỉ tới, chăn nuôi sẽ phát triển theo những hưởng sau:
1. Phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương. quốc gia về vùng sinh thái, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, khoa học và công nghệ,... chăn nuôi theo chuỗi giá trị để phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Hiện đại hoá chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bao gồm các giải pháp quản lí thông minh, ứng dụng công nghệ cao như IoT, Al, robot, máy bay không người lái....
3. Tăng cường nghiên cứu khoa học, ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học và công nghệ vào tất cả các khâu của quá trình chăn nuôi
4. Đẩy mạnh việc xã hội hoà tất cả các hoạt động trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi phù hợp với kinh tế thị trưởng và hội nhập quốc tế, tạo môi trường kinh doanh binh đẳng để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

5. Phát triển các mô hình chăn nuôi hiện đại theo hướng chăn nuôi bên vùng, chân nuôi thông minh, đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao, an toàn
6. Chuyên nghiệp hoá chăn nuôi, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi.
7. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu thức ăn và thức ăn bổ sung, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học nhằm tận dụng phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến, đồng thời tạo ra chế phẩm giúp thay thế kháng sinh trong phòng và trị bệnh.
8. Nâng cao năng lực chế biến sản phẩm chăn nuôi theo hướng hiện đại nhằm đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh. bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
1.Sự tăng trưởng của sản lượng chăn nuôi: Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang trở thành những nước có sản lượng chăn nuôi lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.Sự tập trung và thị trường hóa: Chăn nuôi ngày càng được tập trung và hóa thị trường, với sự phát triển của các chuỗi cung ứng liên kết ngược và xuôi, các doanh nghiệp lớn và các nhà máy chế biến thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.
3.Sự đa dạng hóa sản phẩm và giá trị gia tăng: Để tăng thu nhập và giá trị sản phẩm, nhiều nông dân và doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất các sản phẩm chăn nuôi cao cấp, như thịt gà và trứng hữu cơ, sữa bò hữu cơ, thịt heo béo hơn, vv.
4.Sự tập trung vào chất lượng và an toàn thực phẩm: Sự quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi đang ngày càng được nâng cao, đặc biệt là trong các nước phát triển và các thị trường xuất khẩu. 5.Sự đổi mới công nghệ và tự động hóa: Công nghệ và tự động hóa đang được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi, giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí.
6.Sự phát triển của chăn nuôi bền vững: Nhiều quốc gia đang chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi bền vững, với sự tập trung vào các hệ thống chăn nuôi thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí thải nhà kính và phát triển các giải pháp tái sử dụng chất thải.

25 tháng 8 2023

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. 

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

Đặc điểm chăn nuôi bền vững:

- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.

- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.

- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.

- Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

Đặc điểm chăn nuôi thông minh:

- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh như công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc,... vào trong chăn nuôi.

- Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.

- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”, nghĩa là liên kết từ trại chăn nuôi kết nối với thu gom, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (kể cả xuất khẩu); liên kết năm nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà băng (ngân hàng) và Nhà khoa học).

- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.