K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
26 tháng 11 2023

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình dốc, gây khó khăn cho việc canh tác, nhất là trồng lúa nước. Người dân nơi đây đã khắc phục bằng cách làm ruộng bậc thang.
+ Nhờ đặc điểm sông dốc, nhiều nước,… vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình thủy điện.
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có nhiều loại khoáng sản nhất Việt Nam, nên hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực này rất phát triển.

Ở đây có địa hình dốc, nên sẽ gây khó khăn cho việc canh tác, nhất là trồng lúa nước, và cộng với ở đây có đặc điểm sông dốc, nhiều nước nên nơi đây thích hợp làm ruộng bậc thang và thực hiện các công trình thủy điện

11 tháng 3 2017

Đáp án C

14 tháng 3 2021

Sai rồi :((

25 tháng 9 2017

a) Khai thác, chế biến khoáng sản

- Thuận lợi:

+ Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.

+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu.

+ Khoáng sản kim loại:

· Sắt (Yên Bái).

· Đồng - niken (Sơn La).

· Đất hiếm (Lai Châu).

· Kẽm - chì (Chợ Điền - Bắc Kạn).

· Đồng - vàng (Lào Cai).

· Thiếc và bôxit (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc.

+ Khoáng sản phi kim loại: apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

- Khó khăn: Đa số mỏ quặng nằm ở nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển. Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí sản xuất cao và các phương tiện hiện đại.

b) Thủy điện

- Thuận lợi:

+ Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hộ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW.

+ Đã xây dựng các nhà máy thủy điện: Thác Bà trên sông Chảy (110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên sông Gâm (342 MW),…

+ Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máv thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW). Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

- Khó khăn: Việc xây dựng các công trình thủy điện lớn sẽ gây ngập lụt nhiều vùng rộng lớn, làm thay đổi môi trường xung quanh, vì vậy phải chú ý bảo vệ môi sinh.

8 tháng 3 2019

Đáp án A

14 tháng 9 2018

Đáp án C

18 tháng 1 2017
Vùng miền Hoạt động sản xuất
Hoàng Liên Sơn Trồng ruộng bậc thang
Khai thác a-pa-tít nhiều nhất nước ta
Tây Nguyên Khai thác sức nước làm thủy điện
Thế mạnh là trồng cây công nghiệp lâu năm
27 tháng 11 2021

Khó thế

 

10 tháng 1 2019

Đáp án C

22 tháng 11 2021

Tham khảo

Câu 1:

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:

- Tiểu vùng Đông Bắc: tập trung khoáng sản giàu có nhất nước ta, phong phú đa dạng, gồm cả khoáng sản phi kim và kim loại (than đá, sắt, chì, kẽm, thiếc, bô xít, aparit, pirit…).

+ Than đá có trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á (vùng than Quảng Ninh với hơn 3 tỉ tấn). Ngoài ra còn phân bố ở  Thái Nguyên, Na Dương.

+ Đồng, apatit (Lào Cai), sắt (Thái Nguyên, Hà Giang), kẽm – chì (Tuyên Quang), thiếc (Cao Bằng),…

⟹ Thuận lợi phát triển đa dạng các ngành khai thác và chế biến khoáng sản.

- Tiểu vùng Tây Bắc: có nhiều sông lớn, chảy qua địa hình núi dốc hiểm trở nên tiềm năng thủy điện lớn. Trữ lượng thủy điện của vùng tập trung trên hệ thống sông Đà:  nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất cả nước- 3400 kWh), thủy điện Hòa Bình (1600 kWh).

Câu 2:

Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông - lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ:

- Mang lại nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.

- Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất…

- Bảo vệ nguồn nước ngầm, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.

- Điều tiết nguồn nước ở các hồ thủy điện, thủy lợi.

Câu 3

 * Nhận xét:

 Trong thời kì 1995 – 2002,

 - Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng đều tăng, nhưng Đông Bắc tăng nhanh hơn Tây Bắc.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Tây Bắc tăng gấp 2,17 lần; từ 320,5 tỉ đồng lên 696,2 tỉ đồng.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp Đông Bắc tăng gấp 2,31 lần; từ 6179,2 tỉ đồng lên 14301,3 tỉ đồng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc luôn cao hơn Tây Bắc, khoảng cách chênh lệch lớn và có xu hướng tăng lên.

+ Năm 1995: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 48 lần Tây Bắc.

+ Năm 2003: giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn gấp 20, 54 lần Tây Bắc.

⟹ Đông Bắc có trình độ công nghiệp hóa cao hơn và tốc độ phát triển công nghiệp nhanh hơn Tây Bắc.

27 tháng 2 2016

a) Khai thác, chế biến khoáng sản

* Thuận lợi :

- Là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta

- Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) : Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu

- Khoáng sản kim loại :

    + Sắt (Yên Bái)

    + Đồng - niken ( Sơn La)

    + Đất hiếm (Lai Châu)

    + Kẽm -  chì (Chợ Điền - Bắc Kan)

    + Đồng - vàng ( Lào Cai)

    + Thiếc và booxxit (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoảng 1.000 tấn thiếc

- Khoáng sản phi kim loại : apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân

*  Khó khăn :

Đa số mỏ quặng ở nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển. Các vỉa quặng thường nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí sản xuất cao và các phương tiện hiện đại

b) Thủy điện

* Thuận lợi 

- Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu KW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Dadf chiếm gần  6 triệu KW

- Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Thác Bà trên sông Chảy ( 110KW), Hòa Bình trên sông Đà ( 1920MW), Tuyên Quang trên sông Gâm ( 342MW)

- Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2400MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông

* Khó khăn :

Việc xây dựng các công trình thủy điện lớn sẽ gây ngập lụt nhiều vùng rộng lớn, làm thay đổi môi trường xung quanh, vì vậy phải chú ý bảo vệ môi sinh