K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7 2023

Rồi một ngày kia,Sơn Tinh ngồi oán nặng thù sâu giữa mình và Thủy đã gây ra bao nhiêu mất mát,đâu khổ cho dân.Chàng liền bàn với Mij Nương tìm cách giảng hòa.Hiểu ý tốt đó của chồng,Mị Nương đã lựa lời nhờ một người em trong họ vô cùng xinh,nết na đến chấp nhận làm vợ Thủy Tinh.từ đó về sau,Sơn Tinh và Thủy Tinh đã thân thiết với nhau hơn và ko còn đánh nhau nữa

22 tháng 10 2021

'Cô bé bán diêm' là một trong những truyện cổ tích tôi ấn tượng nhất. Giấc mộng cuối cùng của cô bé là điều tôi không thể nào quên được khi đọc đến đó. Cô bé chỉ có vỏn vẹn 4 giấc mộng, mà giấc mộng cuối cùng của cô bé cũng chính là khi cô bé rời đi khỏi thế gian. Em đã từng có một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình. Nhưng cũng chỉ là đã từng, vì bây giờ cô bé phải vượt qua cái rét lạnh của đêm giao thừa, của mùa đông băng giá chỉ để kiếm từng đồng nhờ việc bán diêm để mang tiền về cho người cha rượu chè kia. Với lứa tuổi cô bé lẽ ra phải đang quây quần bên gia đình, được sự ấm áp bao bọc của người thân đón giao thừa. Còn cô bé ở một góc khuất vì cái rét buốt đã quẹt từng que diêm cho ánh lửa rực cháy ấy để tưởng tượng ra nỗi khao khát tình thương yêu, hạnh phúc của mình. Phải đau khổ như thế nào mới có thể tưởng tượng ánh lửa của que diêm là những niềm ước ao của mình được chứ! Cô bé quẹt từng que diêm nhưng mỗi khi quẹt ra, những giấc mộng đó đều nhanh chóng vụt tắt. Đến que diêm cuối cùng, em thấy được người bà quá cố đã từng nuông chiều em bao nhiêu đang dang rộng đôi bàn tay ra để đón lấy em. Em đã nhào vào lòng bà, tựa như chìm vào với sự ấm áp của bà mang lại-một hạnh phúc vĩnh hằng. Vào buổi sáng hôm sau mọi nguờ đã phát hiện ra cô bé. Em đã ra đi vĩnh viễn nhưng trên môi vẫn nở một nụ cười. Điều đó thật đau buồn, nhưng đó cũng là một sự ra đi hạnh phúc đối với cô bé vì đã rời khỏi một cuộc sống bất hạnh đầy những người vô tâm.

23 tháng 11 2021
     Ngày xưa có một người con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân thuộc giống rồng. Thân ở dưới nước và ở cả trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở.

Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.

Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.

Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.

Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:

- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?

Lạc Long Quân nói:

- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.

Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:

- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.

Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:

- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.

Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:

- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.

Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:

- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.

Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.

Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.

 
16 tháng 3 2022

THAM KHẢO :

“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.

Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.

 

Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.

Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.

Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.

Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.

Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.

Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.

Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.

Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.

Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.

Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.

NG
3 tháng 12 2023

Đoạn a:

      Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em nếu em không bán được diêm hay không xin được ít tiền bố thí nào. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: Bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Sáng hôm sau, người ta thấy bên đường có một cô bé chết cóng nhưng trên môi vẫn nở nụ cười. Cô bé bán diêm đã chết khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.

Đoạn b:

       Bức tranh của em gái tôi là một câu chuyện cảm động về tình anh em cũng như sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình. Ban đầu người anh đã luôn nghi ngờ và không tin tưởng người em, luôn cho rằng những việc làm của em mình là sai. Nhưng sau khi biết bức tranh mà người em gái đã vẽ về mình thì mọi suy nghĩ, định kiến về em ban đầu mất hết. Kể từ khi đó, trong lòng người anh chỉ còn lại sự xúc động, nỗi ân hận, giằn vặt bản thân. Từ đây, người anh sẽ yêu và hiểu em mình hơn, tình cảm anh em họ sẽ trở nên gắn kết nhiều hơn nữa.

Chú thích:

Trạng ngữ là phần được in đậm.

ĐỀ KHAM KHẢO NHA BẠN                                                                                            Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

NỮA NÈ BẠN IU^^ KHAM KHẢO NHA BẠN!!!                                                              Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy.

7 tháng 8 2017

Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn(1010 - 1028)

   Người khởi dựng triều Lý là Lý Công Uẩn người làng Cổ Pháp (Từ Sơn, Hà Bắc).Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất (974), là con nuôi của thiền sư Lý Khánh Văn từ năm ba tuổi và truyền thuyết vẫn cho rằng ông là con của Vạn Hạnh, anh ruột Khánh Văn.

   Một đêm, khu tam quan của chùa sáng rực lên, hương thơm ngào ngạt lan tỏa. Nhà sư cùng bà hộ chùa ra xem thì thấy người đàn bà ấy đã sinh một con trai, hai bàn tay có bốn chữ son "sơn hà xã tắc". Sau đó, trời bỗng nổi trận mưa to gió lớn, mẹ chú bé chết ngay sau khi sinh con và chú bé được nhà chùa nuôi nấng. Khi 8,9 tuổi nhà sư cho chú bé theo học sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn. Chú bé đó là Lý Công Uẩn.

   Công Uẩn lớn lên tỏ rõ chí khí lớn khác thường. Ông đến Hoa Lư làm quan cho nhà Tiền Lê đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Khi vua Thiếu Đế bị giết, ông ôm thây vua khóc. Vua Ngoạ Triều khen là trung, cử ông làm Tư tướng quân chế chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ.

   Khi Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn đã ngoài 35 tuổi. Vua kế tục Long Đĩnh còn nhỏ, Lý Công Uẩn chỉ huy quân túc vệ trong chốn cung cấm. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê nên quan Chi hậu là Đào Cam Mộc cùng các quan trong triều tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức Thái Tổ nhà Lý. Vua Thái Tổ thấy Hoa Lư hẹp liền dời đô về La Thành. Thái Tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên liền đổi Đại La thành Thăng Long thành (tức Hà Nội bây giờ), đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An và Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức. Vua Thaí Tổ chỉnh đốn việc cai trị, chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và ái Châu là trại.

Vốn thông minh bẩm sinh, lại được nhập thân văn hóa một vùng đất văn minh, văn hiến, là con đẻ con nuôi của những vị cao tăng xuất chúng, Lý Công Uẩn thực sự là người con ưu tú của dân tộc. Ông đã cùng triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt, viết nên những trang sử oanh liệt dựng nước và giữ nước.

   Chùa ứng Tâm nơi ông sinh ra bây giờ có tên là chùa Dặn.

   Ngôi huyệt chỗ giếng nước ở rừng Báng năm xưa, những gò ở xung quanh trông giống như hoa sen nở 8 cánh nên nhà Lý truyền ngôi được 8 đời.

   Vua Lý Thái Tổ trị vì 19 năm thì mất, thọ 55 tuổi.

8 tháng 2 2022

Tháng 9/1984 Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi chính thức được thành lập với tên gọi Trường Phổ thông Năng khiếu Hải Hưng đặt tại khi Trường Trung học phổ thông Hồng Quang cũ trên đường Nguyễn Văn Tố, với các lớp chuyên Toán, chuyên Văn, chuyên Nga, chuyên Lý... và một số lớp chuyên cấp 2.

Trong những năm đầu thành lập, các lớp khối chuyên phải học ghép. Nhiều tiết, học sinh phải di chuyển sang trường Hồng Quang để học nhờ do cơ sở vật chất của trường còn quá khó khăn. Thời kì đầu, đội ngũ giáo viên chủ yếu từ Hồng Quang chuyển về. Sau đó dần dần hình thành đội ngũ giáo viên mới, một số là từ trường khác chuyển tới, một số là học sinh cũ của trường đã tốt nghiệp Đại học nối nghiệp thầy cô xây dựng tiếp sự nghiệp trồng người, một số thầy cô giáo của trường đã đạt trình độ Thạc sĩ. Về học sinh, số lượng lúc đầu còn khiêm tốn, căn bản được kế thừa từ các lớp chuyên Toán. Ban đầu, trường chỉ có các lớp chuyên Toán, Văn, Lý và Tiếng Nga.

Năm 1994 trường được chuyển sang địa điểm mới nằm trên đường Thanh Niên. Đây là cơ ngơi rộng rãi, thoáng mát hơn rất nhiều so với ngôi trường cũ, và ngôi trường mới này cũng là nơi đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo. Do nhu cầu giáo dục đa dạng, toàn diện, mô hình các lớp chuyên ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Năm học 1995-1996 nhà trường đã có 28 lớp với 556 học sinh bao gồm các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh, Nga, Pháp. Giáo viên trực tiếp dạy là 45 thầy cô trong đó có 13 Thạc sĩ. Tập thể nhà trường đã được nhận Huân chương Lao động hạng Ba do nhà nước trao tặng và trước đó nhà trường đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, tháng 4/1994 nhà trường đã vinh dự được đón Chủ tịch nước Lê Đức Anh về thăm trường. Trong thời kì này, đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân, Giáo sư – Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn cũng đã về thăm và động viên thầy và trò nhà trường.

14 tháng 4 2022

tham khảo:

Với cuộc sống bộn bề ngày nay, dường như số thời gian làm việc chiếm nhiều hơn thời gian chúng ta nghỉ ngơi,bên cạnh đó cùng xu thế hội nhập,hại đại hóa của xã hội,tuy làm cho cuộc sống chúng ta tiện nghi, thoải mái hơn,nhưng cũng vô tình chính vì điều ấy mà một số thói quen tốt của chúng ta bị mai một dần, trong đó có thói quen đọc sách. Nhưng thật vô cùng may mắn, một số người vẫn còn giữ được thói quen tốt này và điều quan trọng là trong tương lai không xa thói quen ấy sẽ trở lại và dần đi sâu vào nếp sống hằng ngày của mỗi người và ngày càng được nhân rộng khi có sự góp sức của công ty....... trong việc đưa văn hóa đọc sách trở lại, đặc biệt là trong môi trường học đường, nơi đào tạo, ươm mầm cho những tài năng của đất nước, giúp ích cho xã hội bằng chương trình thiết thực mang tên “Thư viện thông minh”. Với đủ mọi loại sách giúp ích cho học sinh trong quá trình tự học cũng như đáp ứng được nhu cầu giải trí cho các bạn, sau thời gian học tập căng thẳng, bên cạnh đó còn củng cố thêm cho các ban một số kiến thức, kĩ năng cần thiết trong đời sống. Trong đó có một cuốn sách mà em vô cùng ưng ý, một cuốn sách đã làm thay đổi cách sống của em, đặc biệt trong việc nhìn nhận và phân tích sự việc và còn hơn thế nữa là trong cách xua tan những phiền muộn lo lắng ngay từ tên của cuốn sách “Quẳng gánh lo đi và vui sống “của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được nhiều người biết đên và chiếm được đông đảo số lượng đọc giả, trong đó có cả em. Cứ sau mỗi buổi học là em luôn cảm thấy căng thẳng, đặc biệt là trong những kì kiểm tra hay thi cử thì cứ y như rằng em luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng và đầu óc cứ rối bời, không ngừng suy nghĩ. Và nếu buổi kiểm tra hay kì thi không thuận lợi thì em luôn bị hai chữ “phiền muộn “bám theo dai dẳng và chính cuốn sách này là chiếc chìa khóa giải thoát cho em khỏi những nỗi âu lo, phiền muộn ấy, trả lại sự tự do cho bản thân em và dường như nó còn tiếp thêm cho em nhiều năng lượng để học tập và vui chơi mà không phải mang bộ mặt ủ rũ, mệt mỏi nữa. Chính cuốn sách này đã làm thay đổi cách nhìn nhận cũng như suy nghĩ của em trước những vấn đề nan giải, nó làm cho cuộc sống của em đơn giản hơn, từ đó mọi vật xung quanh cũng như những việc làm của em dường như trở nên đẹp hơn trong cuộc sống, những ga màu tối đã dần được thay thế bằng những ga màu sáng hơn trong bức tranh của cuộc sống muôn màu muôn vẻ của em và dường như sự lạc quan, yêu đời luôn hiện diện bên cạnh em. Cũng chính nhờ quyển sách này mà trong việc học, cũng như thi cử dường như trở nên nhẹ nhàng hẳn đối với em. Thật đúng với tên của cuốn sách, sau khi đọc xong cuốn sách này, bao nhiêu gánh nặng trên vai như lo lắng, ưu phiền... Dường như được trút bỏ hết và mỗi ngày em đều vui sống mà không phải bận tâm điều gì nữa. Chân thành cảm ơn công ty ....... đã tổ chức chương trình “Thư viện thông minh”, giúp em và nhiều bạn được tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ, trong đó có cuốn sách mà em thích nhất, một cuốn sách đã mở ra cho em một cách sống mới hoàn toàn khác với trước đây, cuốn sách với cái tựa hết sức chân thật “Quẳng gánh lo đi và vui sống”.