K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Sự khác biệt về kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế; cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế. Cụ thể:

- Quy mô, tốc độ phát triển kinh tế

+ Các nước phát triển có quy mô kinh tế lớn và đóng góp lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu; tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.

+ Các nước đang phát triển thường có quy mô kinh tế nhỏ và đóng góp không lớn vào quy mô kinh tế toàn cầu (trừ Trung Quốc, Ấn Độ,...); nhiều nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

- Cơ cấu kinh tế

+ Các nước phát triển: tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và đi đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức; ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

- Hầu hết các nước đang phát triển: đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng.

- Trình độ phát triển kinh tế

+ Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế cao; tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thức cao.

+ Các nước đang phát triển có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, một số nước đang chú trọng phát triển các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Sự khác biệt về xã hội giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thể hiện thông qua một số tiêu chí, như: dân cư và đô thị hóa; y tế và giáo dục. Cụ thể:

- Dân cư, đô thị hóa

+ Các nước phát triển:

▪ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, thường có cơ cấu dân số già.

▪ Quá trình đô thị hóa đã diễn ra từ lâu, tỉ lệ dân thành thị lớn, trình độ dân trí và chất lượng cuộc sống cao.

+ Phần lớn các nước đang phát triển:

▪ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao và có xu hướng giảm.

▪ Phần lớn các nước có cơ cấu dân số trẻ. Một số nước đang chuyển dịch sang cơ cấu dân số già.

▪ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp và trình độ đô thị hóa chưa cao nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh; chất lượng cuộc sống chưa cao.

- Giáo dục và y tế

+ Các nước phát triển có hệ thống giáo dục và y tế phát triển, tuổi thọ trung bình cao.

+ Các nước đang phát triển có hệ thống giáo dục và y tế ngày càng nhiều tiến bộ, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên và tuổi thọ ngày càng tăng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Sự khác biệt về kinh tế

Các nước phát triển:

+ Có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định.

+ Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và thường tiên phong dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới (như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,...).

+ Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.

+ Hiện nay, các nước phát triển đang tập trung vào đổi mới và phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

Các nước đang phát triển:

+ Có quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP khá cao.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỉ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.

+ Một số nước đang phát triển bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.

♦ Sự khác biệt về xã hội

- Các nước phát triển:

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp, cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu hụt lao động và tăng chi phí phúc lợi xã hội trong tương lai.

+ Quá trình đô thị hóa sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

+ Người dân có chất lượng cuộc sống, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng tốt.

Các nước đang phát triển:

+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn còn cao.

+ Phần lớn các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

+ Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao, trung bình và thấp; tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên đang tăng dần.

+ Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.

29 tháng 7 2023

Về GNI/người:

Các nước phát triển có GNI cao gấp hàng chục lần so với các nước đang phát triển. Cụ thể, các nước phát triển là Ca-na-đa có GNI năm 2020 là 43540 tỉ USD, Cộng hòa Liên bang Đức là 47520 tỉ USD.Các nước đang phát triển là Bra-xin có GNI năm 2020 chỉ đạt 7800 tỉ USD và In-đô-nê-xi-a là 3870 tỉ USD.

– Về cơ cấu kinh tế:

+ Các nước phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản rất thấp; ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Cụ thể:

Ở Ca-na-đa, năm 2020: tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 1,7% GDP; ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 24,6%; trong khi đó, ngành dịch vụ chiếm 66,9%.Ở Cộng hòa Liên bang Đức, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm 0,7%; công nghiệp – xây dựng chiếm 26,5%; dịch vụ chiếm 63,3%.

+ Phần lớn các nước đang phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khá cao; ngành công nghiệp – xây dựng tỉ trọng đang giảm dần tuy nhiên vẫn còn cao; ngành dịch vụ có xu hướng tăng. Cụ thể:

Ở Bra-xin, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 5,9%; công nghiệp – xây dựng chiếm 17,7%; dịch vụ chiếm 62,8%. Có thể thấy, Bra-xin là nước đang phát triển nhưng có cơ cấu kinh tế tương đương với các nước phát triển.Ở In-đô-nê-xi-a, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 13,7%; công nghiệp – xây dựng chiếm 38,3%; dịch vụ chiếm 44,4%.

– Về HDI:

Các nước phát triển có tỉ lệ HDI ở mức cao: Ca-na-đa là 0,931, Cộng hòa Liên bang Đức là 0,944.Phần lớn các nước đang phát triển tỉ lệ HDI này còn chưa cao. Cụ thể: chỉ số HDI của Bra-xin là 0,758, của In-đô-nê-xi-a là 0,703.

♦Xác định một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1.

Xác định một số nước phát triển và đang phát triển:

– Nước phát triển: Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Đức, Nhật Bản, Liên bang Nga….

- Nước đang phát triển: Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

♦ Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước cần dựa trên sự đánh giá, tổng hợp các tiêu chí về kinh tế xã hội.

- Các nước phát triển, có:

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) cao.

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao trở lên.

+ Cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản thường có tỷ trọng thấp nhất; nhóm ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất.

- Đa số các nước đang phát triển, có:

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) ở mức trung bình cao, trung bình thấp và thấp.

+ Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức từ thấp, đến trung bình và cao.

+ Trong cơ cấu ngành kinh tế của các nước đang phát triển: nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn so với nhóm ngành dịch vụ.

 
NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Tình hình: 

+ Nền kinh tế có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Từ năm 1955 kinh tế phát triển với tốc độ cao, đến năm 1968 kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ 2 thế giới.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ, “bong bóng kinh tế”, khủng hoảng tài chính toàn cầu.

+ Kinh tế chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh và sự cạnh tranh của nhiều nền kinh tế phát triển nhanh, lực lượng lao động bị thiếu hụt, thu hút đầu tư nước ngoài thấp.

+ Hiện nay là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. GDP đạt 5040,1 tỉ USD, chiếm 6% GDP thế giới.

+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế và chiếm tỉ trọng cao nhất.


- Giải thích

Đạt được các thành tựu trên là do Nhật Bản đã có những chiến lược để phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn, cụ thể:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

+ Từ 2001 Nhật Bản xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.

+ Ngoài ra, con người và các truyền thống văn hóa của Nhật cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

18 tháng 9 2018

Các nước phát triển có tỉ số HDI thường cao trên 0,7, tuổi thọ trung bình của dân số cao; các nước trung bình có tỉ số HDI thấp dưới 0,7, tuổi thọ trung bình thấp.

Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76, các nước đang phát triển: 65.

Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

+ Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 14688 tỉ USD, chiếm 17,4% GDP toàn thế giới. Sau 10 năm (2010-2020) GDP Trung Quốc tăng 2,4 lần.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.

- Dẫn chứng

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…

+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.

- Nguyên nhân

+ Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.

+ Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

+ Phát triển khoa học - công nghệ; thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.

+ Coi trọng thị trường trong nước, chú ý vào thị hiếu tiêu dùng tư nhân, dịch vụ và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách mở.

NG
6 tháng 11 2023

Tham khảo

- Khái quát tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi:

+ Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005 sau đó có xu hướng giảm.

+ Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

+ Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Các nước phát triển:

+ Có đóng góp lớn về quy mô GDP toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.

+ Một số nền kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như đạt ngưỡng giới hạn

+ Nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.

+ Trình độ phát triển kinh tế cao, các ngành có làm lượng khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất và thương mại.

+ Một số nước phát triển là trung tâm tài chính toàn cầu, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới.

- Phần lớn các nước đang phát triển:

+ Có quy mô GDP chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu (trừ Trung Quốc và Ấn Độ,…).

+ Nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trong đó: ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu, lao động còn chiếm tỉ trọng lớn.