K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2023

Bước 1: Phân tích yêu cầu

Bài toán: Quản lí danh sách tên quận/huyện của các tỉnh thành phố.

Yêu cầu: Cần lưu trữ danh sách tên quận/huyện của các tỉnh thành phố.

Bước 2: Xác định các thực thể (entities)

Tỉnh thành phố: Là đơn vị hành chính cấp 1, có tên và mã duy nhất.

Quận/Huyện: Là đơn vị hành chính cấp 2, có tên và mã duy nhất, thuộc về một tỉnh/thành phố.

Bước 3: Xác định các mối quan hệ (relationships)

Mối quan hệ giữa Tỉnh thành phố và Quận/Huyện: Tỉnh thành phố có thể có nhiều quận/huyện thuộc về nó, vì vậy đây là mối quan hệ một-nhiều (one-to-many). Mã duy nhất của tỉnh thành phố sẽ được sử dụng làm khóa chính trong bảng Tỉnh thành phố, và mã của tỉnh thành phố sẽ là khóa ngoại trong bảng Quận/Huyện để tham chiếu đến tỉnh/thành phố tương ứng.

Bước 4: Thiết lập cấu trúc CSDL Dựa trên phân tích ở trên, ta có thể thiết lập cấu trúc CSDL gồm các bảng sau:

Bảng Tỉnh thành phố:

MaTinhThanhPho (khóa chính)

TenTinhThanhPho

Bảng Quận/Huyện:

MaQuanHuyen (khóa chính)

TenQuanHuyen

MaTinhThanhPho (khóa ngoại tham chiếu tới bảng Tỉnh thành phố)

Trong đó, bảng "Tỉnh thành phố" lưu trữ thông tin về các tỉnh thành phố, bao gồm mã và tên của chúng. Bảng "Quận/Huyện" lưu trữ thông tin về các quận/huyện, bao gồm mã, tên và mã của tỉnh/thành phố mà chúng thuộc về.

Bước 5: Cài đặt mô hình dữ liệu Sau khi thiết lập cấu trúc CSDL, bạn có thể cài đặt mô hình dữ liệu cho bài toán quản lí danh sách tên quận/huyện của các tỉnh thành phố bằng cách sử dụng các công cụ, ngôn ngữ lập trình hoặc hệ quản trị cơ sở dữ liệu phù hợp. Ví dụ như sử dụng SQL để tạo các bảng, định nghĩa.

    

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
10 tháng 11 2023

Thực hành cập nhật dữ liệu bảng Tỉnh/Thành phố trong CSDL quản lí danh sách tên Quận/Huyện, Tỉnh/Thành phố:

Bước 1: Tạo bảng Tỉnh/Thành phố


Bước 2: Cập nhật dữ liệu:

- Truy xuất dữ liệu:

SELECT matinh_thanhpho, tentinh_thanhpho

FROM Tinh_Thanhpho;

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
10 tháng 11 2023

- Mở bảng quanhuyen để cập nhật dữ liệu:

- Truy xuất bảng quanhuyen:

- Truy xuất tất cả dữ liệu từ bảng "quanhuyen":

SELECT * FROM quanhuyen;

- Truy xuất dữ liệu từ bảng "quanhuyen" với điều kiện cụ thể trên trường "idquanhuyen":
SELECT * FROM quanhuyen WHERE idquanhuyen = 1; -- Giả sử giá trị idquanhuyen cần tìm là 1

- Truy xuất dữ liệu từ bảng "quanhuyen" với điều kiện kết hợp giữa nhiều trường:

SELECT * FROM quanhuyen WHERE danso > 1000000 -- Giả sử giá trị danso cần tìm là lớn hơn 1.000.000 AND dientich < 1000; -- Giả sử giá trị dientich cần tìm là nhỏ hơn 1000

- Truy xuất chỉ một số trường cụ thể từ bảng "quanhuyen":

SELECT idquanhuyen, tenquanhuyen FROM quanhuyen;

- Truy xuất dữ liệu từ bảng "quanhuyen" sắp xếp theo một trường cụ thể:

SELECT * FROM quanhuyen ORDER BY danso DESC; -- Giả sử muốn sắp xếp theo trường danso giảm dần (DESC)

19 tháng 8 2023

Tham khảo:

Sử dụng phần mềm heidisql để tạo lập CSDL

- Nháy nút phải chuột vùng danh sách các CSDL đã có. Chọn thẻ tạo mới, chọn cơ sở dữ liệu. Nhập tên CSDL, chọn Ok

- Tạo bảng Tỉnh/Thành phố: Nháy nút phải chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới, chọn Bảng . Nhập tên: Tỉnh/Thành phố, chọn thêm mới để thêm trường :idtenthanhpho, tenthanhpho, tenquan  (huyen) chọn Khai báo khóa chính và lưu bảng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
10 tháng 11 2023

Tạo bảng quanhuyen: Nháy nút phải chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới, chọn Bảng. Nhập tên: quanhuyen, chọn thêm mới để thêm trường: idquanhuyen, tenquanhuyen, dientich, danso. Khai báo khóa chính và lưu bảng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
10 tháng 11 2023

21 tháng 8 2023

THAM KHẢO!

a. Mô tả hoạt động của thư viện

- Cho mượn sách, trả sách.

- Căn cứ vào dữ liệu Mượn sách để biết ai đã mượn sách.

- Căn cứ vào dữ liệu Trả sách để biết ai đã trả sách.

- Căn cứ vào Thông tin sách để biết 1 quyển sách cụ thể đã được cho mượn và chưa được trả lại.

b. Liệt kê những dữ liệu cần có trong CSDL

- Người đọc cần quản lí thông tin trên thẻ thư viện: gồm có Số thẻ thư viện, họ tên, địa chỉ

- Sách cho mượn: cần quản lý thông tin về quyển sách, bao gồm: Mã sách, Tên sách, Tác giả,…

c. Nêu ví dụ: Nêu ít nhất 2 ví dụ cho các công việc sau đây:

- Cập nhập dữ liệu (cho CSDL):

Ví dụ 1: Khi có thêm một học sinh làm thẻ thư viện, cần bổ xung một số thông tin này của học sinh này vào CSDL.

Ví dụ 2: Khi có thêm sách mới, cần cập nhập thông tin của sách như: tên sách, tác giả, năm xuất bản, sơ lược nội dung…

- Tìm kiếm dữ liệu:

Ví dụ 1: Tim kiếm trong thư viện có sách “tôi tài giỏi bạn cũng thế” không?

Ví dụ 2: Tìm kiếm xem người đọc có mã thẻ thư viện đang mượn sách gì?

- Thống kê và báo cáo

Ví dụ 1: Xác định trong thư viện có bao nhiêu quyên sách về Tin học (giả sử sách về Tin học sẽ có hai chữ cái đầu trong mã sách là TH).

Ví dụ 2: Xác định số lượt mượn sách trong tháng…?

Em đã biết thiết lập cấu trúc dữ liệu đóng vai trò quan trọng khi giải quyết trong các bài toán thực tế trên máy tính. Trong các bài toán thực tế sau em sẽ thiết lập cấu trúc dữ liệu như thế nào?- Lập danh sách họ tên các bạn học sinh lớp em để có thể tìm kiếm, sắp xếp và thực hiện các bài toán quản lí khác.- Giả sử lớp em cần khảo sát ý kiến theo một yêu cầu của ban giám hiệu. Mỗi học sinh cần có...
Đọc tiếp

Em đã biết thiết lập cấu trúc dữ liệu đóng vai trò quan trọng khi giải quyết trong các bài toán thực tế trên máy tính. Trong các bài toán thực tế sau em sẽ thiết lập cấu trúc dữ liệu như thế nào?

- Lập danh sách họ tên các bạn học sinh lớp em để có thể tìm kiếm, sắp xếp và thực hiện các bài toán quản lí khác.

- Giả sử lớp em cần khảo sát ý kiến theo một yêu cầu của ban giám hiệu. Mỗi học sinh cần có đánh giá theo 4 mức, kí hiệu lần lượt là Đồng ý (2); không phản đối (1); không ý kiến (0); phản đối (-1). Em sẽ tổ chức dữ liệu khảo sát như thế nào để có thể dễ dàng cập nhật và tính toán theo dữ liệu khảo sát.

- Em được giao nhiệm vụ thiết lập và lưu trữ một danh sách các địa điểm là nơi các bạn trong lớp sẽ thường xuyên đến để tham quan và trải nghiệm thực tế. Mỗi địa điểm như vậy cần nhiều thông tin, nhưng thông tin quan trọng nhất là toạ độ (x. y) của thông tin đó trên bản đồ. Em sẽ dụng cấu trúc dữ liệu gì để mô tả danh sách các địa điểm này?

1
23 tháng 8 2023

- Ta có thể đặt tên các phần tử của danh sách học sinh là họ tên của các học sinh. Ví dụ: nếu lớp có 30 học sinh, chúng ta có thể tạo một danh sách với 30 phần tử và lưu trữ họ tên của các học sinh tại các chỉ số tương ứng của danh sách. Ví dụ: tên học sinh thứ nhất được lưu trữ tại vị trí danh sách thứ 0, tên học sinh thứ hai được lưu trữ tại vị trí danh sách thứ 1, và cứ như vậy.

- Để tổ chức dữ liệu khảo sát, chúng ta có thể sử dụng một cấu trúc dữ liệu gọi là "bảng điểm" (scoreboard) hoặc "bảng đánh giá" (rating table). Cấu trúc này có thể được triển khai dưới dạng một mảng.

- Em sẽ dụng cấu trúc dữ liệu 2 chiều để mô tả danh sách các địa điểm này

22 tháng 8 2023

Ví dụ: để quản lí thư viện CD gia đình ta có đối tượng quản lí là các CD. Thông tin cần lưu trữ cho một CD có thể là:

- Số hiệu đĩa.

- Tên đĩa.

- Tên bài hát.

- Nhạc sĩ.

- Ca sĩ (ban nhạc) thực hiện.

- Nơi cất giữ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Theo em, nhóm chức năng thể hiện rõ nhất đặc thù của hệ điều hành máy tính cá nhân là quản lí thiết bị (CPU, bộ nhớ hay thiết bị ngoại vi).