K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
Giáo viên
11 tháng 3

Cô giáo Hà Thu và các bạn trong lớp viết về bài tự giới thiệu của các bạn.

D
datcoder
Giáo viên
11 tháng 3

Cô giáo bảo Hà Thu đọc bài viết cho các bạn cùng nghe vì bài tự giới thiệu của bạn vừa hay lại vừa đẹp

D
datcoder
Giáo viên
11 tháng 3

Bài tham khảo 1:

Em thích nhất là ước mơ của bạn Hà Thu trong bài giới thiệu của bạn. Vì ước mơ của bạn ấy rất hay và đẹp và bạn ấy đã ước mơ từ hồi còn bé xíu.

Bài tham khảo 2:

Em thích nhất là tên của bạn Hà Thu vì tên của bạn hay, dịu dàng giống như mùa thu Hà Nội.

D
datcoder
Giáo viên
11 tháng 3

Hà Thu đã giới thiệu về tên của mình, ngày sinh của mình và ước mơ của bạn là trở thành cô giáo dạy Mĩ thuật, vì vậy nên lúc rảnh rỗi bạn thường vẽ tranh hoặc gấp giấy cùng các bạn.

31 tháng 10 2017

I dont no

D
datcoder
Giáo viên
26 tháng 10 2023

- Trong bài hát, cô giáo dạy các bạn những điều gì về an toàn giao thông khi đi bộ như sau:

+ Không đi bên trái, đi bên phải đường.

+ Lòng đường dành cho xe, khi đi bộ phải đi trên vỉa hè.

- Em đã thực hiện những quy tắc an toàn giao thông nào khi đi bộ:

+ Khi đi bộ đi bên phải đường.

+ Đi trên vỉa hè, không đi dưới lòng đường.

+ Không nô đùa, chạy nhảy khi đi bộ trên đường.

III. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vi giáo sĩ để biết điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người. Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự như thế với một cô gái và được trả lời: Tình yêu là điều đẹp nhất trần...
Đọc tiếp

III. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vi giáo sĩ để biết điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người. Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự như thế với một cô gái và được trả lời: Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều nhỏ bé trở nên cao trọng. Cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu. Cuối cùng họa sĩ gặp một chiến binh từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp. Và họa sĩ tự hỏi mình: Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu? … Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn đầy hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn tất tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”. (Theo Phép mầu cuộc đời – NXB trẻ TP.HCM, 2004) Câu 9: Hãy ghi lại câu văn khái quát chủ đề của văn bản trên. Câu 10: Nội dung chính của văn bản trên là gì? Hãy đặt tên cho văn bản. Câu 11: Câu chuyện trên gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? ( Viết đoạn văn từ 6 đến 10 câu)

0
  Phần I. Đọc hiểuĐọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.BÀN TAY YÊU THƯƠNGTrong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức...
Đọc tiếp

 

 

Phần I. Đọc hiểu

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật...". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

 

                        (Quà tặng cuộc sống - Bài học yêu thương của thầy,

Mai Hương, Vĩnh Thắng biên soạn, alezaa.com)

Câu 1. Văn bản trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2. Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là:

Câu 3. Câu văn: "Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo". là kiểu câu

Câu 4. Trong câu: "Douglas cười ngượng nghịu "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Từ "ạ" là từ loại

Câu 5. Nội dung văn bản?

Câu 6. Đề tài văn bản trên gần với văn bản nào nhất trong chương trình Ngữ văn 8 ki I?

Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu sau: Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân".  được dùng để làm gì ?

Câu 8. Đôi bàn tay trong bức tranh có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé Douglas

Phần II: Tự luận

Câu 1: Phân tích cấu tạo của câu ghép sau? cho biết mối quan hệ các vế câu ghép?

             "Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo".

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) nêu suy nghĩ từ ý nghĩa câu chuyện trên đem lại?

Câu 3: Học sinh lựa chọn một trong hai đề đề sau:

Đề 1: Thuyết minh về một đồ dùng  mà em gắn gó?

Đề 2: Nếu là người được chứng kiến cảnh bé Hồng được gặp mẹ (đoạn trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng) em sẽ kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động ấy như thế nào?

 

0