K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 6 2023

Câu 2:

Một số câu:

+ "Không có gì đáng ngạc nhiên hơn việc con người ta tự cho mình là trung tâm của vũ trụ." - Carl Sagan (nguồn: cuốn sách "Cosmos")

+ "Tôi biết rằng tôi không biết gì cả." - Socrates (nguồn: "Plato's Apology")

+ "Hãy luôn giữ tâm trí mở rộng và sẵn sàng học hỏi từ những người xung quanh, bởi không ai có thể biết hết mọi thứ." - Unknown (nguồn: trang web Forbes)

+ "Lòng khiêm tốn là chìa khóa để mở cánh cửa của sự thành công." - John Wooden (nguồn: trang web BrainyQuote)

+ "Sự khiêm tốn là sự thật về bản thân, sự kiêu ngạo là sự thật về người khác." - William Thackeray (nguồn: cuốn sách "Vanity Fair")

19 tháng 6 2023

Tham khảo

+ Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại một ấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét.

+ Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.

+ Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoạ, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra.

Tham khảo

 

Cuộc đời của mỗi chúng ta như một chuyến tàu đi về miền mơ ước. Ở mỗi sân ga, chúng ta cùng dừng lại để lắng nghe cuộc sống, trang bị những kinh nghiệm sống giúp hoàn thiện bản thân mình hơn. Và anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã cho chúng ta hiểu thêm về đức tính khiêm nhường. Đó không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công cho mỗi người

Khiêm tốn là thái độ, cách ứng xử của mỗi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Là không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang và không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình.Đây là một đức tính đáng quý, cần phát huy ở mỗi người. Những người khiêm nhường luôn có tinh thần cầu thị, lắng nghe sự góp ý và sửa đổi các khuyết điểm của bản thân. Anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa là một ví dụ, khi biết  người họa sĩ định vẽ mình, anh cho rằng mình không xứng đáng để được vẽ tranh vì còn có “những người khác đáng cho bác vẽ hơn”. Anh tự nhận thấy những cống hiến của mình trong công việc là chưa đủ, bởi đâu đó vẫn còn những tấm gương đang miệt mài, say mê với công việc, âm thầm cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Tinh thần khiêm nhường ấy của anh thật đáng quý biết bao.

Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Bởi tri thức của nhân loại mênh mông như biển cả, những gì chúng ta biết chỉ như giọt nước nhỏ giữa đại dương. Không ai trong chúng ta là hoàn mĩ, toàn diện, do đó chúng ta cần khiêm nhường học hỏi để mở rộng hiểu biết bản thân, để học hỏi được nhiều hơn từ mọi người xung quanh mình, như lời Các Mác từng nói:

Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ

Tự kiêu một chút cũng là nhiều

Trái ngược với đức tính khiêm tốn là sư kiêu căng, tự cao tự đại, luôn đề cao mình và coi thường ý kiến của người khác. Nếu không khiêm nhường, con người sẽ không biết vươn lên, bằng lòng với cuộc sống, ngủ vùi trongsự tẻ nhạt, buồn chán, con người sẽ không thể tìm thấy niềm vui, lí tưởng sống cho chính mình. Những người đó sẽ khó có được thành công trong công việc và học tập. Tuy nhiên sự khiêm tốn quá mức, luôn rụt rè, hạ thấp mình sẽ dẫn đến tâm lí tự ti, nhút nhát, không dám khẳng định năng lực của bản thân.

Như vậy, trên bước đường trưởng thành của mỗi cá nhân, chúng ta cần lắng nghe và học hỏi, không quá đề cao năng lực cá nhân nhưng cũng không nên vì thế mà rụt rè, thu mình trong vỏ ốc bé nhỏ. Mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức, tích lũy cho bản thân tri thức và vốn sống xã hội, khẳng định năng lực của bản thân trước những hoàn cảnh thử thách. Đó cũng chính là hướng phấn đấu của mỗi cá nhân để góp phần dựng xây đất nước, đưa đất nước ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn

25 tháng 8 2016

Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.

Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,... Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.

Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.

Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.

Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.

Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn.


 

7 tháng 3 2019

mik nghĩ phải đi từ đức tính khiêm tốn của ATN đến suy nghĩ chứ ko chỉ nêu ra ý nhỏ trong dẫn chứng, đây là ý kiến riêng thôi

 

16 tháng 1 2022

Tham khảo:

1, 

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ trên nghe có vẻ nghịch lí. Bởi vì thời gian của ngày và đêm làm sao có thể dài và ngắn khác nhau được. Nhưng nó lại hết sức đúng đắn theo sự quan sát của con người. Vào tháng năm, mùa hạ, ngày dài hơn đêm. Vào tháng mười, mùa đông, đêm dài hơn ngày. 

Về kiến thức địa lý, thì đó được hiểu là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với Trái Đất, tháng năm ở nước ta xảy ra đúng vào khi nửa cầu Đông nghiêng về phía mặt trời được chiếu sáng nhiều nên xảy ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn,do đó mới có câu:"đêm tháng năm chưa nằm đã sáng", đây cũng là thời điểm mùa hạ mùa nóng nực nhất trong năm, vì là lúc mà thời gian chiếu sáng dài nhất nên ta cảm giác rằng mặt trời nhanh đến, nhanh sáng.

2, Trong xã hội văn minh và phát triển như hiện nay có rất nhiều người thành công và để đạt đến thành công thì trong mỗi người cần đức tính khiêm tốn . Thật vậy , Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác . Người có lòng khiêm tốn luôn biết cách ăn nói , cư sử cho đúng mực , luôn được người khác kính trọng và luôn thể hiện sự hòa đồng , luôn biết tôn trọng người khác . Khiêm tốn giúp ta trau dồi thêm kiến thức , biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày . Nó còn giúp ta không kiêu căng khi gặp người yếu hơn và được người quí mến . Nó còn là người bạn tinh thần của ta giúp ta học hỏi thêm được nhiều , tiêu biểu như " Bác Hồ cho dù đã đi rất nhiều nước , học rất nhiều văn hóa , và hơn nữa là làm chủ một nước mà chỉ sống vào căn nhà sàn Gỗ bên ao ! " . Tuy thế , vẫn còn nhiều người , rất hay khoe khoang , luôn nói xấu những người thành công hơn mà không đặt họ vào mục tiêu phấn đấu để rồi thất bại . Tóm lại đực tính khiêm tốn là một văn hóa tốt đẹp của ta , ta cần biết giữ gìn , bảo vẹ nó .

13 tháng 4 2016

Vỡ đê. Tác giả đã vẽ nên bức tranh tương phản giữa sự ăn chơi hưởng lạc của những kẻ cầm quyền với nỗi cơ cực, thê thảm của dân chúng. Thông qua đó lên án gay gắt giai cấp thống trị thối nát, bất tài và vô trách nhiệm trước tài sản, tính mạng của dân nghèo, đồng thời bày tỏ mối cảm thương sâu sắc của mình trước những đau thương, hoạn nạn của đồng bào.

Hàng loạt hình ảnh tương phản được tác giả sử dụng rất tài tình trong đoạn văn trên: Tiếng kêu vang trời dậy đất ngoài đê tương phản với thái độ điềm nhiên hưởng lạc của tên quan phủ. Lời nói khe khẽ sợ sệt của người hầu: Bẩm, có khi đê vỡ tương phản với lời gắt của quan cùng cái cau mặt: Mặc kệ ! Hình ảnh người nhà quê, mình mẩy lấm láp, áo quần ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra hơi báo tin đê vỡ tương phản với hình ảnh quan lớn đỏ mặt tía tai quay ra quát rằng: Đê vỡ rồi… thời ông cách cổ chúng mày.

dùng mấy ý này mak làm///@

10 tháng 5 2016

tui đang thắc mắc câu này

10 tháng 5 2016
Nhà chị Hương chỉ cách nhà em một khu vườn đẹp. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Hôm ấy chị đến rủ em sang nhà bà Tư chơi, thấy việc làm của chị đối với bà Tư, em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.

Bà Tư năm nay đã ngoài bảy mươi, sức khỏe yếu đi nhiều so với mây năm trước. Chị Hương bảo:

–    Bà có năm người con đều hi sinh trong kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Bà không có cháu chắt gì cả, sống thui thủi một mình nên chị Hương thương bà lắm. Thường ngày, chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng, bóp chân… cho bà những lúc trời trở gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Tự như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân chị gọi hai, ba tiếng, không thây bà trả lời. Chị bảo em: “Mình đẩy cửa vào đi!”. Vừa bước vào nhà, chị Hương đã la to: “Bà làm sao thế hở bà? Bà bị bệnh ư? Chị vội giở chiếc chăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt, trở mình nhìn chị Hương và em rồi thều thào nói trong hơi thở: “Hai cháu đến với bà đó à! Bà thấy chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dậy mà không dậy được”.

  –    Suốt mấy ngày nay, bà chưa ăn gì, hở bà! Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà! Chị quay sang em, nói vội: “Em ngồi đây bóp chan bóp tay và xoa dầu cho bà, chị ra tìm mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay. Nhìn theo bóng chị vội vã khuất sau hàng rào râm bụt, em cảm thấy lòng mình dâng lên một tình thương và một sự cảm phục. Đời chị cũng quá ư vất vả và bất hạnh. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sông trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn, bóng chiếc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Tư và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Giờ đây nghĩ lại những lời ca tụng của mọi người về đức hạnh của chị, em lại càng hiểu chị hơn. Đang miên man suy nghĩ thì đã thấy chị trên tay cầm tô cháo đang bốc hơi nghi ngút, nhanh nhẹn bước vào. Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ: –    Để cháu đỡ bà dậy, bà ăn cháo cho khỏe, bà nhé! Nhìn chị đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây, mẹ em cũng chăm sóc ngoại em như chị Hương bây giờ. Chao ôi! Chị Hương thật là tuyệt! Chị là tấm gương, là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh cho em và các bạn noi theo. Trên đường trở về nhà cùng em, chị dặn: – Những lúc học bài xong, rỗi rãi, cưng ráng qua lại thăm bà, động viên bà nghe cưng. Tội nghiệp bà lắm Trúc Ly ạ. – Vâng! Em sẽ làm như lời chị dặn.
26 tháng 2 2017

●    Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống đó là có cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và một anh thanh niên làm công tác khí tượng. Cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng đã để lại một ấn tượng gợi nhiều suy nghĩ và dẫn chúng ta tới những nhân vật mới: kĩ sư vườn rau, nhà nghiên cứu sét.

●    Xây dựng nhân vật chân dung, nhân vật được ghi lại được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp nhưng không hề nhạt nhòa bởi được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.

●    Chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoạ, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra.

  Mới hôm qua, trời hãy còn nắng, thế mà hôm nay, đường mưa lầy lội. Thật là tội nghiệp cho mấy em nhỏ và các cụ đi đường quá vì tôi, chính bản thân tôi- một cô bé tuổi vị thành niên xinh đẹp, khỏe mạnh- còn té lên té xuống.

  Không biết cụ Danh sẽ ra sao, cụ đã lớn tuổi rồi, sức khỏe yếu, đứng còn không nổi nói chi đi. thế mà con cụ ở Sài Gòn lại đổ bệnh. Mấy bữa nay, cụ cứ than mãi với tôi: "Con cụ ở Sài Gòn chưa có vợ, nên ốm đau gì cụ cũng phải lên thăm, giờ cụ không có tiền, cháu có không cho cụ trăm xu lên Sài Gòn!". Bản thân tôi không ghét cụ, ngược lại còn rất mến cụ cơ! Vậy mà tôi không có tiền, tôi không muốn cụ buồn, sáng nay tôi có 25 xu, tôi trích ra 5 xu mua bánh mì để ăn sáng, còn 20 xu tôi biếu cụ, cụ có vẻ hơi buồn nhưng vẫn cảm ơn tôi rối rít. Bụng dạ tôi thầm nghĩ:" Còn cái Thanh, cái Thương nhà giàu, chắc nó sẽ cho cụ mượn.". Tôi vội đến nhà cái Thanh, tôi nói:

-Thanh ơi, mày ra đây cho tao hỏi cái này!

-Có phải cái Sa không?

-Tao đây chứ ai hử?

-Thôi, từ từ, tao ra.

Nó vừa ra, tôi đã hỏi:

-Mày có tiền không?

-Mày hỏi làm chi?

-Tao cho cụ Danh

-Chi vậy? Rảnh quá hử?

-Không đâu, mai cụ lên thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị ốm.

-May thật, sáng nay tao có 100 xu, mà cụ cần bao nhiêu?

-Cụ cần trăm xu, tao đưa cụ 20 xu rồi!

-Vậy tao cho cụ 50 xu nhé! U tao biết tao cho tiền, u tao la!

-Ừ, còn cái Thương.

Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại co

Xin lỗi nha! Mình ấn lộn nút, tiếp tục:

Thế là còn cái Thương nữa, nhưng tôi chợt lo; nhà nó rõ giàu, nhưng keo lắm. Nhưng cũng mừng vì mẹ nó cho no nhiều tiền. Chắng mấy chốc đã tới nhà nó. Như cái Thanh, tôi lại có thêm một cuộc đối thoại tương tự:

-Thương ơi, mày có nhà không?

-Tao ra ngay đây, mày gọi tao cái gì?

Nó không hỏi tên tôi vì cái giọng đanh đanh chua chua của tôi thì nó biết rõ. Nó vừa chạy ra, tôi hỏi ngay:

-Mày có tiền không?

-Có

-Mấy xu?

-300 xu, mày cần gì? Nếu muốn, tao cho mày luôn 3 lượng bạc. Dạo này tao có nhiều tiền lắm!

-Thật sao? Vậy cho cụ Danh mượn đi!

-Mày rảnh ruồi thật, tao mà lại cho cái ông già lọm khọm đó làm chi? Ổng cần gì?

-Mày làm ơn đi, cụ cần về thăm con ở Sài Gòn, chú ấy bị bệnh!

-Được, tao cho mày 30 xu, cầm nó rồi cút xéo, tao phải đi đám rồi.

_____________________________________Sẽ_còn_tiếp________________________________________