K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2021

 

Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa và anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét.
21 tháng 12 2021

Những nhân vật nào không xuất hiện trực tiếp trong truyện?

Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa và anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét.
4 tháng 12 2022

Ca ngợi những người đng lặng lẽ hết mik lm vc vì tổ quốc

22 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Qua truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên với đầy đủ phẩm chất của một con người.  Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ.

12 tháng 5 2021

caau1 

“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về những con người ở hậu phương luôn âm thầm lặng lẽ cống hiến hết mình cho đất nước. Đến với tác phẩm, hình ảnh anh thanh niên với những phẩm chất cao đẹp đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc.

Nguyễn Thành Long rất tinh tế khi miêu tả anh thanh niên, tác giả không để anh tự giới thiệu về mình mà làm nổi bật vẻ đẹp của anh qua cái nhìn của các nhân vật khác. Anh thanh niên 27 tuổi, sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm mây mù che phủ. Anh làm công việc khí tượng kiêm vật lý địa cầu chuyên “đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất...” Đây là công việc vô cùng vất vả, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại, sự tỉ mỉ chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.Với một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết mà lại ở một nơi cô đơn hẻo lánh như vậy, với một công việc nhàm chán thế nhưng anh luôn hoàn thành công việc một cách xuất sắc, vượt qua tất cả khó khăn, thậm chí thức dậy lúc 1 giờ sáng với rét mướt và gió tuyết. Từ đó có thể thấy được anh là con người nhiệt huyết, tràn đầy tinh thần trách nhiệm.

Anh thanh niên mang trong mình một lý tưởng sống cao đẹp. Anh xin xung phong đi bộ đội khi đất nước có chiến tranh nhưng không được anh lại xung phong làm khí tượng trên đỉnh núi cao. Anh ý thức được rằng công việc này tuy đơn giản nhưng lại có thể đem lại lợi ích rất lớn cho cuộc sống và nhiều người khác. Trong hoàn cảnh cô đơn, nhàm chán ấy, anh vẫn cảm thấy “công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”.Anh quan niệm : “ khi làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Hay như anh luôn đau đáu câu hỏi: ta là ai, ta sinh ra để làm gì...Có lẽ những suy nghĩ ấy đã trở thành động lực để anh vượt qua khó khăn hoàn thành công việc xuất sắc. Anh làm việc rất hiệu quả, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc và chiến công vẻ vang nhất là “giúp bộ đội hạ được nhiều máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng nhờ phát hiện đám mây khô”.

 

Anh thanh niên còn biết cách sắp xếp một cuộc sống rất khoa học và ngăn nắp. Anh không ngừng đọc sách để nâng cao trình độ hiểu biết, xem sách như người bạn, niềm vui trong cuộc sống. Anh tự trồng hoa với một vườn hoa với đủ màu sắc, đủ chủng loại như hoa dơn, hoa cẩm chướng, anh, vàng, tím...Hay anh nuôi thêm gà để đẻ trứng bổ sung thêm thực phẩm hàng ngày vừa gợi không khí gia đình ấm áp.

Không chỉ vậy, anh thanh niên còn là người giàu tình cảm, biết quan tâm tới người khác. Anh đào củ tam thất biếu bác lái xe khi nghe tin vợ bác bị ốm, tặng cô kĩ sư bó hoa tươi và tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ. Anh còn là người khiêm tốn. Khi ông họa sĩ tỏ ý muốn vẽ anh thì anh lại giới thiệu cho ông những người mà anh nghĩ xứng đáng hơn mình: ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét. Anh khiêm nhường nhận rằng công việc của mình cũng bình thường và trân trọng những đóng góp, cống hiến của đồng đội.

Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật anh thanh niên với những phẩm chất tốt đẹp. Anh là đại diện của cả một lớp thanh niên luôn nhiệt huyết, cống hiến hết mình cho quê hương đất nước.

25 tháng 8 2016

Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.

Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,... Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.

Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chi là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.

Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con ngưòi như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiên thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.

Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.

Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn.


 

7 tháng 3 2019

mik nghĩ phải đi từ đức tính khiêm tốn của ATN đến suy nghĩ chứ ko chỉ nêu ra ý nhỏ trong dẫn chứng, đây là ý kiến riêng thôi