K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2021
Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất xâm lược của giặc phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc: “đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ”. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc.Hai hình ảnh ẩn dụ “lưỡi cú diều”, “thân dê chó” cùng với từ gợi tả “nghênh ngang” đã thể hiện thái độ ngạo mạn, hống hách của giặc đồng thời kín đáo bộc lộ lòng căm thù giặc và khinh bỉ đối với sứ giặc của Trần Quốc Tuấn, khơi gợi ý thức dân tộc đối với các tướng sĩ.Giặc tìm đủ trăm phương ngàn kế mà “đòi”, mà “thu”, mà “vét” tài sản quý báu của ta, bóc lột dân ta đến tận xương tủy.Tác giả gọi sứ giặc là “hổ đói”gợi tả sự tham tàn của bọn ngụy sứ. Qua đó cho ta thấy cái nhìn sáng suốt và cảnh giác của vị chủ tướng

TK#

Trong phần hai, sau khi đã nêu những tấm gương trung nghĩa của các tướng sĩ trong sử sách và thực tế (ở phần mở đầu), tác giả hướng người tiếp nhận bài hịch vào hiện tình đất nước để khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc ở mỗi người. Nghệ thuật khích lệ ở đoạn này như sau: - Nêu tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù vừa bằng những sự việc cụ thể, vừa bằng những hình ảnh ẩn dụ, với lời lẽ rất mạnh mẽ, biểu lộ lòng căm thù, sự khinh bỉ tột độ quân giặc của tác giả (đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói). - Tác giả tự bộc bạch nỗi lòng của mình để khích lệ các tướng sĩ. Lòng yêu nước, chí căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thật mãnh liệt, thiết tha, sôi sục, khiến lời văn như có máu chảy ở đầu ngọn bút, gây xúc động cao độ cho người nghe. Tác giả dùng cách trò chuyện với giọng chân tình, tha thiết, thể hiện mối quan hệ không chỉ là chủ soái với tì tướng, mà còn là của những người cùng chung cảnh ngộ, cùng một vận mệnh trước hoàn cảnh đất nước.

4 tháng 4 2021

bn chép mạng đúng ko tôi tra trên mạng giống như này nếu mạng cs thì tôi chép r sao lại p ik hỏi

 

16 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc . Chao ôi! Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan toả từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo. Trần Quốc Tuấn xứng đáng là vị anh hùng dân tộc.

Câu cảm thán: In đậm nghiêng

 

25 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Trần Quốc Tuấn quả thực là một vị tướng tài ba , có lòng căm thù giặc sâu sắc. Trong bài " Hịch tướng sĩ " , Trần Quốc Tuấn đã nhiều lần trực tiếp bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân trước tình hình đất nước hiện tại và bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc của mình. Cụ thể , tác giả viết : "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" . Những câu văn ấy đã cho chúng ta thấy được tấm lòng uất hận , sự sục sôi căm thù , oán hận và có phần khinh bỉ kẻ địch. Nợ nước , thù nhà là vấn đề luôn canh cánh trong lòng vị chủ tướng. Chính vì thế , tác giả quyết định phải đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi , dù có liều mạng thì tác giả cũng cam lòng. Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, trực tiếp bày tỏ tâm tư rất chân thành và tha thiết của người chủ tướng. Mỗi câu chữ vang lên như một lời thề nguyện thiêng liêng, sống chết vì đất nước, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một khí phách anh hùng dũng liệt. Nó cho thấy tinh thần yêu nước nồng nàn và và ý thức trách nhiệm của một vị chủ tướng với non sông. Đây cũng là phẩm chất cao đẹp đáng nể phục ở người anh hùng này.

 

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.