K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

Đến với bài “Gò Me” của Hoàng Tố Nguyên, ta sẽ được sống lại trong những kí ức tuổi thơ êm đẹp qua đoạn thơ từ “Ôi, thuở ấu thơ” đến “Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”. Sở dĩ đây là một trong những đoạn thơ nổi bật nhất bài bởi vì cách nhà thơ lựa chọn hình ảnh thật sinh động, hấp dẫn hơn hết. Đó chính là nỗi niềm cảm thán về thời ấu thơ với rất nhiều kỉ niệm mà ai cũng sẽ trải qua. Những lần cắt cỏ, chăn bò, gối đầu lên áo, ngồi nghe tiếng sáo thổi dưới hàng me… gợi nên một nhịp sống chậm rãi, yên bình nhưng không kém phần vui tươi, nhộn nhịp. Bỗng chốc thấy quả me thì cong vắt như hình lưỡi liềm, còn lá me lại xanh dài như tơ lụa. Nhà thơ thật tài tình khi sử dụng biện pháp so sánh gợi nên không gian cảnh vật thanh bình, qua đó bộc lộ tình yêu quê hương thắm thiết của chính ông

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

Đoạn văn tham khảo:

Từ cảm xúc của thiên nhiên, con người, mạch thơ trong Gò Me đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tình yêu của nhà thơ trước quê hương. Quê hương, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao, nỗi nhớ và hi vọng. Với Hoàng Tố Nguyên cũng thế, ông say sưa mơ màng về một thuở ấu thơ bình dị, trong mát nơi làng quê:

                                    “Ôi, thuở ấu thơ

                                     Cắt cỏ, chăn bò

                                    Gối đầu lên áo

                                   Nằm dưới hàng me, nghe tre thổi sáo

                                  Lòng nghe theo bướm, theo chim

                                 Me non cong vắt lưỡi liềm

                               Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ”

Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Tuổi thơ của tác giả là những ngày tháng êm đềm, bình dị mà chan chứa yêu thương. Đó là tuổi thơ trong mát, thấm đẫm kỉ niệm của trẻ em nông thôn, cùng cắt cỏ, chăn bò, hòa vào thiên nhiên, lắng nghe những giai điệu dịu mát từ thiên nhiên vọng về. Đoạn thơ giản dị về ý tứ nhưng lại mênh mông những nỗi niềm yêu mến, tự hào về miền quê thân yêu.

22 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương đã cho ta thấy được cảm xúc dạt dào của tác giả trong phương diện của một trong những người con đầu tiên từ miền Nam xa xôi về Bắc viếng thăm lăng Bác, năm 1976. Viễn Phương đã vô cùng xúc động khi gặp hình ảnh hàng tre bởi cả cuộc đời Bác đã hiến dâng cho dân tộc. Mà hình ảnh những tre đã trở thành biểu tượng cho dân tộc Việt Nam mình bất khuất, kiên trung. “Hàng tre xanh” và đó là sắc “xanh Việt Nam” đầy kiêu hãnh. Trong câu thơ tiếp, nhà thơ đả vận dụng có hiệu quả thành ngữ “bão táp mưa sa” để chỉ những giông tố của thời đại mà đất nước ta từng phải hứng chịu. Nhưng qua bao nhiêu chông gai, thử thách tre vẫn “đứng thẳng hàng” như non sông này vẫn ngẩng cao đầu tiến bước. Qua bao nhiêu gian nan, khó khăn, qua bao năm bị kìm hãm bởi chế độ thực dân phong kiến, đất nước dường như suy tàn. Song, nhờ một phần công lao rất lớn của Bác mà Việt Nam thoát khỏi chế độ thực dân phong kiến xấu xa. "Ôi" - từ ngữ mang sắc thái cảm thán rất rõ, sự biết ơn của những người Việt Nam đi trước vì sức xanh mạnh mẽ. Khổ thơ thật ngắn nhưng cũng đủ để chúng ta hiểu được tấm lòng, suy nghĩ của Viễn Phương.

22 tháng 5 2021

Bạn tham khảo:

Viếng lăng Bác ra đời năm 1976, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước kết thúc thắng lợi, đồng thời lăng Bác cũng vừa khánh thành, Viễn Phương đã vinh dự là một trong những người con đầu tiên của miền Nam ra thăm miền Bắc và vào viếng lăng Bác. Chuyến viếng thăm đã để lại trong lòng tác giả Viễn Phương nhiều kỷ niệm khó quên, là nguồn cảm xúc dạt dào cho ra đời bài thơ Viếng lăng Bác, in trong tập Như mây mùa xuân (1978), trở thành một trong những tác phẩm viết về Hồ Chủ tịch hay và xúc động nhất.

Viễn Phương đã không giấu được sự xúc động nghẹn ngào của một người con phương xa khi lần đầu đặt chân đến mảnh đất thủ đô, đến bên lăng Bác. Những lời tâm sự, giãi bày  như lời thủ thỉ, tâm tình rất gần gũi, đơn sơ.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Tác giả tự xưng mình là “con” gọi “Bác” mang lại cảm giác thân thuộc, dường như tác giả đã coi Bác Hồ chính là một người thân ruột thịt, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng, nỗi nhớ mong tha thiết của một người con xa xứ nay mới lại được về thăm nơi chốn yên nghỉ của người cha già dân tộc. Cảnh tả thực “Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát” gợi ra một không gian và thời gian đẹp, Viễn Phương dù lặn lội từ xa tới, thế nhưng ngay khi trời còn sương sớm ông đã có trước lăng để thấy cảnh, hàng tre mờ hơi sương sớm.

Ở đoạn thơ mở đầu, sự xuất hiện của hình ảnh lũy tre xanh cũng là một hình ảnh gây nhiều ấn tượng sâu sắc với các tầng ý nghĩa khác nhau. Trước tiên tre xanh là loài cây truyền thống của dân tộc Việt Nam, dường như đã gắn bó với con người Việt cả hàng mấy ngàn năm, từ thuở dựng nước và giữ nước của các vua Hùng. Tre là biểu tượng của làng xóm, trước cổng làng nào cũng có vài lũy tre thực xanh tốt, tre tham gia dựng nhà, dựng cửa, tre tham gia cả vào lao động sản xuất, và cuối cùng tre còn chung tay đánh đuổi quân thù,… Có thể nói rằng tre xanh và đời sống nhân dân Việt Nam từ thật lâu đã có những mối liên quan mật thiết. Việc Viễn Phương đưa hàng tre vào trong thơ mình không chỉ là để tả thực cảnh quan trước lăng Bác, mà còn để tạo không khí thân thuộc gần gũi, bộc lộ sự giản dị, chất phác từ ngàn đời, mang đến sự ấm áp, yên bình của thôn quê ngay giữa thủ đô. Hơn thế nữa tre xanh với hình ảnh “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là ẩn dụ về tinh thần, ý chí quật cường của con người Việt Nam khi trải qua biết bao biến động, đau thương vẫn kiên cường bất khuất, vẫn giữ mãi một màu xanh xanh, liên tục sinh sôi nảy nở, chứ không chịu khuất phục nhún nhường. Từng hàng tre vây quanh lăng Bác cũng mở ra một tầng nghĩa ẩn dụ khác, tre chính là hình ảnh đại diện cho những người con Việt Nam đang ngày ngày đứng thẳng, canh giữ cho Bác một giấc ngủ bình yên.

25 tháng 11 2021

C. Khanh Khách