K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 11 2023

Một số di tích lịch sử – văn hoá hoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em:

- Chùa Một Cột

- Hồ Gươm

- Nhà tù Hỏa Lò

- Văn miếu Quốc Tử Giám

- Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

- Hoàng thành Thăng Long

- Đền Ngọc Sơn

- Nhà thờ lớn Hà Nội

- Chùa Trấn Quốc

-….

24 tháng 5 2023

Thừa Thiên Huế có di tích lịch sử, văn hoá:

- Lăng Minh Mạng

- Lăng Gia Long

- Lăng Tự Đức

- Đại Nội kinh thành Huế

- Chùa Huyền Không Sơn Thượng

- Chùa Thiên Mụ

- v.v.v....

Một số cảnh quan thiên nhiên ở Thừa Thiên Huế:

- Biển Thuận An

- Đầm Lập An

- Đầm Chuồn

- Vườn quốc gia Bạch Mã

- Biển Lăng Cô

- Thác A Nor

- Suối Alin

- v.v.v....

27 tháng 5 2023

- Tên, địa điểm của di tích lịch sử, văn hóa hoặc cảnh quan thiên nhiên: Văn miếu Quốc Tử Giám

- Cảnh quan thiên nhiên, con người nơi đó: chia làm 5 khu vực riêng biệt theo từng khu. Tổng thể kiến trúc Văn Miếu Quốc Tử Giám từ cửa vào là cổng Văn Miếu, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các, Đại Thành và nhà Thái Học. Khu vực thứ nhất từ cổng chính văn miếu đến cổng Đại Trung Môn. Hai bên trái phải của Đại Trung Môn có 2 cửa nhỏ, bên trái gọi là cửa Thành Đức (trở thành người có đức), bên phải gọi là cửa Đạt Tài (trở thành người có tài). Cổng Đại Trung Môn được xây theo kiến trúc 3 gian trên nền gạch cao, mái lợp ngói, giữa có treo 1 tấm biển nhỏ đề 3 chữ Đại Trung Môn. Khu vực thứ hai từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các - một công trình kiến trúc biểu trưng cho văn chương và giáo dục Việt Nam. Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 với kiến trúc gỗ lấy hình ảnh là ngôi sao Khuê tỏa sáng. Để lột tả rõ hình ảnh ngôi sao Khuê soi chiếu, 4 mặt Khuê Văn Các tạo hình 4 cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra tứ phía như mặt trời rực rỡ.

- Những điều em thích: khung cảnh trang nghiêm và không khí nghiêm túc, tự hào ở Văn miếu.

23 tháng 10 2023

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Ai: Ai được tôn thờ ở đây?

- Ở đâu: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu?

- Khi nào: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng khi nào?

- Cái gì: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có những gì?

- Thế nào: Nhìn từ bên ngoài, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?

- Vì sao: Vì sao Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được xây dựng?

23 tháng 10 2023

Dựa vào trải nghiệm của các em để hoàn thành bài tập. Ví dụ:

* Tên địa danh: Phố cổ Hội An

* Địa danh đó ở tỉnh Quảng Nam.

* Ở đó có những căn nhà cổ mang đậm tính kiến trúc xưa cũ và độc đáo, như nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Đức An, nhà thừo Tộc Trần, các xưởng thủ công mỹ nghệ,...

* Em ấn tượng nhất với việc được cùng bố mẹ đến chợ Hội An thưởng thức nhiều món ngon và chụp ảnh kỷ niệm cùng du khách nước ngoài ở đó.

24 tháng 5 2023

Tuỳ vào mỗi tỉnh thành, chọn địa điểm tiêu biểu, ví dụ như:

Hà Nội: Lăng Bác, Văn miếu Quốc Tử Giám, cầu Thê Húc, hồ Gươm, hồ Tây, chùa Một Cột,...

Thành phố Hồ Chí Minh: các bảo tàng văn hoá, địa đạo Củ Chi,...

Thành phố Đà Nẵng: Ngũ Hành Sơn, biển Mỹ Khê,...

Thừa Thiên Huế: biển Thuận An, nhà vườn An Hiên, Đại nội kinh thành Huế, Lăng Minh Mạng, chùa Huyền Không Sơn Thượng,...

Khánh Hoà: Viện hải dương học,...

v.v.v....

27 tháng 5 2023

Ví dụ những di tích ở địa phương: Khu di tích Chín hầm (Huế), khu di tích Pác Bó (Cao Bằng), khu di tích cây đa Tân Trào (Tuyên Quang),...

9 tháng 8 2023

*Một số di sản văn hóa ở Hà Nội:

Gò Đống Đa
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Cột cờ Hà Nội
Chùa Một Cột
*Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa:

Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích
Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm
Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn

*Ý nghĩa: góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan di tích lịch sử.

20 tháng 6 2018

Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới.

Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!

Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.

Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy hấp dẫn.

Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.

Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì ảo đẹp đến khó tin.

Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh. Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...

Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh - một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.

27 tháng 5 2023

Các em tự lựa chọn địa điểm, phân công nhau và thực hiện hi!