K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a. Phương thức biểu đạt là: Nghị luận 

b. Câu nghi vấn "Làm sao để niềm vui người này không là nỗi buồn của người kia". dấu hiệu là "làm sao"

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:           (1) Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. (2)Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng.(3) Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau… Chỉ có thể...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

           

(1) Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. (2)Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng.(3) Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau… Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở…

…Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.

                                            (Trích  Yêu xứ sở, thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy)

 

1. Câu (1) (2) (3) chủ yếu liên kết với nhau bằng phép liên kết hình thức nào

2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn (trình bày bằng 2-3 câu văn).

3. Nội dung của đoạn văn trên?

4. Thông điệp mà đoạn văn gửi đến người đọc là gì?

1
6 tháng 2 2022

1. Phép lặp

2. Hiệu quả: Làm cho câu văn liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Cho thấy nỗi băn khoăn của tác giả về vấn đề làm sao thay đổi cuộc sống, cảm xúc nhưng không ảnh hưởng đến con người. Và tiếp đó là mỗi người chúng ta hãy nên biết nghĩ đến người khác. 

3. ND: Nỗi băn khoăn của tác giả về thay đổi cảm xúc và lời khuyên cho người đọc

4. Thông điệp: Hãy nên biết đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác, đừng làm họ tổn thương. 

16 tháng 3 2022

BP điệp ngữ: làm sao

=> Tác dụng: đặt ra vấn đề và nhấn mạnh cần phải có biện pháp để phát triển kinh tế nhưng không hủy hoại môi trường.

 Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau. […] Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi...
Đọc tiếp

 Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau. […] Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng.

[…] Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản 
Câu 2: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó 
Câu 3 : Theo tác giả làm thế nào để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia 
Câu 4: Thông điệp mà em tâm đắc nhất qua văn bản là gì

Câu 5: Từ thông điệp của văn bản trên, em ãy viết một đoạn văn ngắn suy nghĩ về lối sống vô cảm

 

3
4 tháng 5 2021

Câu 1: Nghị luận

Câu 2:

- Biện pháp: Điệp ngữ (Làm sao…)

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng các yếu tố khác nhau trong môi trường sống để cùng tồn tại và phát triển bền vững.

Câu 3: Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia:

- Chỉ có thể là khi mình biết nghĩ đến người khác.

- Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng.

- Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở.

4 tháng 5 2021

Câu 4: Thông điệp: biết sống yêu thương, quan tâm, sẻ chia với người khác.

Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau. […] Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi...
Đọc tiếp

Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau. […] Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở…

Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.

1.Xác định phương thức biểu đạt của văn bản

2.Theo tác giả, làm thế nào để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia?

3.Xác định kiểu câu và dấu hiệu để nhận diện, cho biết chức năng của câu

4.Xác định hành động nói được thực hiện trong câu sau :" Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình."

 

1
5 tháng 5 2022

1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

2. Theo tác giả, để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia chỉ có thể là khi mình biết nghĩ cho người khác.

3. Đề chưa nêu rõ là cần làm câu nào?

4. Hành động nói: trình bày

Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau… Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi...
Đọc tiếp

Làm sao để niềm vui của người này không còn là nỗi buồn của người kia. Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau… Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở…

…Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.

(Trích  Yêu xứ sở, thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2. Xác định câu rút gọn và các biện pháp tu từ trong đoạn

Câu 3. Nêu tác dụng của câu rút gọn và các biện pháp tu từ trong đoạn

Câu 4. Nêu nội dung của đoạn trích

2
27 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

Câu 1:

=> Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:

=> Biện pháp tu từ: Điệp ngữ ( Làm sao ), Hoán dụ .......

=> Tác dụng : Giúp sự việc phong phú tạo cho người đọc cảm giác thân quen , quen thuộc.

chúc bạn học tốt nha.

27 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:Nghị luận

Câu 2:

Câu rút gọn:Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác

BPTT:Điệp ngữ và hoán dụ

Câu 3:TD câu rút gọn
Làm câu văn ngắn gọn 

giúp tránh bị lặp từ 

TD BPTT:

+làm câu văn phong phú,sinh động

+giúp người đọc thấy quen thuộc hơn

Câu 4:

ND:Chúng ta phải biết đến người khác , phải biết yêu thương,quan tâm giúp đỡ mọi người để thánh bệnh vô cảm .Nếu bị thiểu năng cảm xúc chúng ta cũng sẽ bị tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.

 

 

Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia.Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng.Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trườngsống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước chomai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những...
Đọc tiếp

Làm sao để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia.
Làm sao để công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng.
Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường
sống. Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước cho
mai sau, đừng để những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng sông
thành sông chết[…] Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác. Mình
không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình không chỉ lo cho được việc
cho riêng mình mặc ai kia khổ sở.
[…]Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ hơn cả thiểu năng cơ
thể. Bởi vì thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị
tật nguyền ngay trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình
(Yêu xứ sở thương đồng bào, Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, 2016)
a. Xét theo mục đích nói, câu Làm sao để niềm vui của người này không phải
là nỗi buồn của người kia. Thuộc kiểu câu nào?
b. Chỉ ra đặc điểm hình thức và chức năng của loại câu đó?
c. Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích?
d. Thông điệp mà đoạn văn muốn gửi đến bạn đọc là gì?

0

a. Câu văn thuộc kiểu câu nghi vấn.

b. - Hình thức: chứ từ "làm sao".

- Chức năng: dùng để hỏi, tự hỏi.

c. Điệp ngữ "Làm sao để" nhấn mạnh những băn khoăn của tác giả, qua đó đưa đến nội dung vấn đề mà văn bản biểu đạt: biết quan tâm, nghĩ cho người khác.

d. Thông điệp: biết sống yêu thương, quan tâm, sẻ chia với người khác.

 

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.Hay là quay về làng? ...Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ...
Đọc tiếp

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng? ...

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây (...).

Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. về bây giờ ra ông chịu mất hết à?

Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”

(Làng – Kim Lân)

Cho câu văn “Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.”

 

Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, (gạch chân chú thích lời dẫn trực tiếp và câu ghép).

1
23 tháng 11 2019

- Về hình thức: chép chính xác câu chủ đề đã cho để tạo thành đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu (tối thiểu 8 câu, tối đa 12 câu), theo phương pháp quy nạp, có liên kết chặt chẽ, đủ lí lẽ và dẫn chứng, có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép.

- Về nội dung: chỉ phân tích đoạn trích đã cho để làm rõ ý khái quát: ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế (độc thoại nội tâm rất lô-gic, đa dạng kiểu câu, giọng điệu,... ), nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân (yêu làng kháng chiến, đặt tình yêu với đất nước lên trên,...)

- Tham khảo đoạn văn:

Trong đoạn văn được trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân, ta thấy lời người đàn bà đi tản cư thông báo về cái tin dữ “cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”... đã ám ảnh ông Hai, khiến ông có ý định “Hay là quay về làng?” ... (1). Đây là lời độc thoại nội tâm rất chân thực diễn tả những suy nghĩ, băn khoăn, không muốn rời xa cái làng mà mình vốn luôn hãnh diện, luôn “khoe ” (2). Thế nhưng suy nghĩ sai lầm ấy đã bị dập tắt ngay khi tác giả miêu tả một cách rất tinh tế những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật (3). Bởi ông Hai hiểu rằng quay về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là chấp nhận làm nô lệ (4). Rồi ông mường tượng ra quá khứ đen tối và nhục nhã của kiếp sống trước mà còn cảm thấy “rợn cả người” (5). Trong con người ông Hai diễn ra cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa sáng và tối, được và mất (6). Để rồi người nông dân tản cư ấy đi đến quyết định dứt khoát: “Không thế được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” (7). Thù cái làng mà mình đã từng yêu thương, từng gắn bó như máu thịt, đó là sự hi sinh vì làng đó đã theo Tây phản bội đất nước(8). Điều đó chứng tỏ ông Hai đã đặt tình yêu kháng chiến, yêu lãnh tụ lên trên tất cả. Lòng yêu nước đã bao trùm lên tình cảm làng quê, đây là nét mới, là chuyển biến sâu sắc trong tư tưởng, tình cảm của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp (9). Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến (10).