K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:a. - Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.- Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.                                                              (Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)b. - Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.- Trong gian phòng lớn...
Đọc tiếp

So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

a. - Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

- Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

                                                              (Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)

b. - Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

- Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

                                                                  (Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

c. - Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

- Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

                                                                   (Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

d. - Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.

- Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.

                                                                (Trần Hoài Dương, Miền xanh thẳm)

 



 

1
13 tháng 3 2023
a. 

- Trạng từ trong câu thứ nhất: Trong gian phòng 

- Trạng từ trong câu thứ hai: Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng

 

=>  Câu thứ hai đầy đủ hơn về trạng thái của căn phòng để treo những bức tranh của thí sinh do trạng ngữ là một cụm từ

b. 

- Trạng từ trong câu thứ nhất: Thế mà qua một đêm

- Trạng từ trong câu thứ hai: Thế mà qua một đêm mưa rào

=> Câu thứ hai đầy đủ hơn về đặc điểm của buổi đêm hôm trước để cái lạnh đến với con người do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn

c. 

- Trạng từ trong câu thứ nhất: Trên nóc một lô cốt

- Trạng từ trong câu thứ hai: Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ

 

=> Câu thứ hai đầy đủ hơn về vị trí của cô lốt nơi một người phụ nữ đang phơi thóc do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn

Nhận xét: Việc mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ đã cung cấp đến người đọc những thông tin cụ thể hơn, chi tiết hơn về các sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ. a1. Đan- kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. a2. Chàng Đan- kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. (Mác- xim...
Đọc tiếp

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ. 

a1. Đan- kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. 

a2. Chàng Đan- kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào. 

(Mác- xim Go- rơ- ki, Trái tim Đan- kô) 

b1. Đến cửa sổ, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. 

b2. . Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà. 

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên) 

c1. Họ dừng lại và giữa tiếng gầm gào, trong bóng tối, những con người ấy bắt đầu kết tội Đan- kô. 

c2. Họ dừng lại và giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú, trong bóng tối run rẩy, những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy bắt đầu kết tội Đan- kô. 

(Mác- xim Go- rơ- ki, Trái tim Đan- kô) 

d1. Họ đang nhìn xuống một thung lũng . 

d2. Họ đang nhìn xuống một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên. 

(Rô- a Đan, Xưởng Sô- cô- la) 

đ1. Chợt cô nghĩ đến cú ong lạc đường

đ2. Chợt cô nghĩ đến cú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên) 

1
NG
8 tháng 1

- a1 và a2: Trong câu a2, mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh). So với câu a1, có tác dụng bổ sung đặc điểm cho Đan-kô.

- b1 và b2: Trong câu b2, mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ (Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào). So với câu b1, có tác dụng làm rõ cụ thể địa điểm.

- c1 và c2: Trong câu c2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú), mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ (trong bóng tối run rẩy) và mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy). So với câu c1, có tác dụng làm rõ các hình ảnh sự việc có trong câu.

- d1 và d2: Trong câu d2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên). So với câu câu d1, có tác dụng miêu tả rõ nét về cảnh vật).

- đ1 và đ2: Trong câu đ2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà). So với câu đ1, có tác dụng bổ sung thông tin về chú ong).

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:a1. Đan-kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào.a2. Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất trời tự do và bật lên tiếng cười tự...
Đọc tiếp

So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

a1. Đan-kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào.

a2. Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất trời tự do và bật lên tiếng cười tự hào.

(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)

b1. Đến cửa sổ, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà.

b2. Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường bà.

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên)

c1. Họ dừng lại và giữa tiếng gầm gào, trong bóng tối, những con người ấy bắt đầu kết tội Đan-kô.

c2. Họ dừng lại, và giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú, trong bóng tối run rẩy, những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy bắt đầu kết tội Đan-kô.

(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)

d1. Họ đang nhìn xuống một thung lũng.

d2. Họ đang nhìn xuống một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên.

 

(Rô-a Đan, Xưởng Sô-cô-la)

đ1.Chợt cô nghĩ đến chú ong lạc đường.

đ2. Chợt cô nghĩ đến chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà.

(Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên)

1
13 tháng 3 2023

Cặp câu

Câu (1)

Câu (2)

So sánh sự khác nhau

a

 a1 và a2

Đan-kô

Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh

- Chủ ngữ trong câu a1 là một từ

- Chủ ngữ trong câu a2 là một cụm danh từ

b

b1 và b2

Đến cửa sổ

Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào

- Trạng ngữ trong câu b1  là một cụm động từ đơn giản

- Trạng ngữ trong câu b2  là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm trạng ngữ trong câu b1

c

c1 và c2

những con người ấy

giữa tiếng gầm gào, trong bóng tối

những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy

 

giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng, trong bóng tối run rẩy

- Chủ ngữ của vế câu thứ hai trong câu c2 là một cụm từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm từ làm chủ ngữ vế thứ 2 trong câu c1

- Hai trạng ngữ của vế câu thứ hai trong câu c2 đều có cấu tạo phức tạp hơn hai trạng ngữ của vế câu thứ hai trong câu c1

d

d1 và d2

đang nhìn xuống một thung lũng

đang nhìn xuống một thung lũng rất đẹp với những cánh đồng cỏ xanh rờn hai bên

- Vị ngữ trong câu d1 là một cụm động từ đơn giản

- Vị ngữ trong câu d2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm vị ngữ trong câu d1

đ

đ1 và đ2

nghĩ đến chú ong lạc đường

nghĩ đến chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà

- Vị ngữ trong câu đ1 là một cụm động từ đơn giản

- Vị ngữ trong câu đ2 là một cụm động từ có cấu tạo phức tạp hơn cụm động từ làm vị ngữ trong câu đ1

Tác dụng: Việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ các tác dụng làm cho việc miêu tả chi tiết, rõ ràng hơn. Chẳng hạn, so với việc dùng một danh từ làm chủ ngữ trong câu  a1 thì việc dùng một cụm danh từ làm chủ ngữ trong câu a2 giúp miêu tả chi tiết, cụ thể phẩm chất của nhân vật Đan-kô “can trường và kiêu hãnh”

NG
3 tháng 12 2023

Trong những câu trên, cụm từ ngày hôm nay ở câu b) là trạng ngữ vì cụm từ này ngăn cách bằng dấu phẩy với các thành phần khác của câu.

3 tháng 1 2022

Câu 1. So sánh hai câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu.

a. Vuốt cứ cứng dần và nhọn hoắt.

b. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

Trả lời: Câu a chủ ngữ là “Vuốt” không thể hiện rõ được ở vị trí nào mà chỉ nêu chung chung. Còn câu b “Những cái vuốt ở chân, ở kheo” cho ta thấy vị trí rõ ràng hơn. Như vậy việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu giúp chúng ta nắm bắt được thông tin chi tiết, rõ ràng hơn.

So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:a. - Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.- Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)b. - Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường- Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng,...
Đọc tiếp

So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

a. 

- Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

- Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn

(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)

b. 

- Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường

- Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

c. 

- Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt

- Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

d.

- Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc

- Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc

(Trần Hoài Dương, Miền xanh thẳm)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

a.

- Trạng từ trong câu 1: Hôm qua

- Trạng từ trong câu 2: Suốt từ chiều hôm qua

→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ là một cụm từ

b.

- Trạng từ trong câu 1: Trong gian phòng

- Trạng từ trong câu 2: Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng

→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ là một cụm từ

c.

- Trạng từ trong câu 1: Thế mà qua một đêm

- Trạng từ trong câu 2: Thế mà qua một đêm mưa rào

→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn

d.

- Trạng từ trong câu 1: Trên nóc một lô cốt

- Trạng từ trong câu 2: Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ

→ Câu 2 đầy đủ hơn do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn

Nhận xét: Mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ cung cấp những thông tin cụ thể hơn, chi tiết hơn về các sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

30 tháng 5 2019

Mk ko hiểu đề bài cho lắm, đề yêu cầu tìm gì nhỉ?

Ý kiến riêng, ko đúng thì bỏ qua nhé !

Hok tốt !

30 tháng 5 2019

Câu A, từ "hôm qua" là TN

Câu B, từ "hôm qua" ko là TN

Học tốt 

Bye ~~~

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương...
Đọc tiếp

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Tìm câu văn thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên.

Câu 3. Câu mở đầu văn bản, tác giả viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Em hiểu tình cảm như thế nào được gọi là “nồng nàn yêu nước”?

Câu 4. Từ “nó” thuộc từ loại gì? Nhận xét gì về việc sử dụng đại từ “nó” trong câu văn?

Câu 5. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì trong câu.

Câu 6. Việc sử dụng liên tiếp một loạt các động từ mạnh: “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” trong một câu văn có tác dụng gì?

0
16 tháng 3 2020

a. Em không có nhận xét gì

b. Em không biết

17 tháng 3 2020

a. Các động từ(hoặc cụm động từ) trên đều chỉ một hoạt động của con thuyền( tác giả đang nói về con thuyền của mình đi từ phía trong ra biển, từ con kênh nhỏ ra sông Cửa Lớn và tiến về Năm Căn theo chiều nước chảy). Đây là một cách dùng từ chính xác, tinh tế, có chọn lọc.

b. "....trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận." Biện pháp so sánh được áp dụng nhằm làm nổi bật đặc điểm của rừng đước, khiến cho hình ảnh một rừng đước rộng lớn, cao ngất như hiện ra trước mắt người đọc.

Học tốt nha bạn ^^

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ.Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.a) Tìm và ghi lại các...
Đọc tiếp

Câu 1: Chép thuộc 2 khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của tác giả Minh Huệ.

Câu 2: Cho đoạn văn: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

a) Tìm và ghi lại các phép so sánh có trong đoạn văn.

b) Nêu tác dụng của các phép so sánh tìm được.

c) Từ đoạn văn trên, em hãy nêu những việc làm để bảo vệ môi trường.

Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua cảm nhận của anh đội viên trong bài thơ “Đêm này Bác không ngủ”. Trong đoạn văn cần sử dụng ít nhất một phép so sánh. (Gạch chân dưới phép so sánh).

2
5 tháng 8 2020

Câu 1 :

Đêm nay bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình 

Bác là Hồ Chí Minh.

Câu 2 :

a) 

- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.

- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b)

→ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

c)

- Nên vứt rác đúng nơi quy định.

- Không chặt ,phá rừng.

-Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Câu 3 :

Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại yêu nước, yêu dân. Bài thơ '' Đêm nay Bác không ngủ '' đã nói lên tất cả.Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm,ngọn lửa hồng,mái tóc bạc,chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẻ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước của Bác.Đoạn văn, hình ảnh Bác Hồ hiện lên rất rõ. Câu thơ '' đêm nay Bác ko ngủ '' được lặp đi lặp lại như một điệp khúc như thể hiện sự ko ngủ là chuyện trái bình thường nhưng đối với Bác thì đây lại là một chuyện rất bình thường . Cuộc đời đầy bận rộn của Bác. Bác ko ngủ là vì lo cho dân, cho nước. Đó là cái lẽ thường tình của một bậc vĩ nhân đại trí, đại nhân, đại dũng.

{ CÓ GÌ MONG MẤY BN BỔ SUNG THÊM -.-

*Ryeo*

7 tháng 8 2020

                                          Anh đội viên thức dậy

                                          Thấy ba lô mất rồi

                                          Mà sao bác vẫn ngồi

                                         Anh nghi ngờ bác lấy