K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nấng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nấng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. (4) Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. (5) Qua nhà nào có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng.

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)

a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đọan văn trên.

b. Xác định và nêu chức năng của các phó từ có trong các câu (2), (4).

c. Tìm ít nhất ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên.

d. Chủ đề xuyên suốt đoạn văn trên là gì? Theo em, trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Vì sao?

1
11 tháng 3 2023

a. em không thấy dấu chấm lửng ạ

b. Xác định: luôn, thì, còn, đã.

Chức năng: giúp câu văn thêm mượt mà, tăng sức diễn đạt cho người viết khi nói về một sự vật sự việc.

c. 3 từ: rặt, cặm, bồ.

d. Chủ đề xuyên suốt: hoạt động của những ngôi nhà ở làng quê.

Trình tự sắp xếp không được liền mạch.

Vì theo ý nghĩa và nội dung câu văn, câu (1) phải liền tiếp với câu (4), rồi đến đoạn (2) và (5) cuối cùng.

a. Cả 4 câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ

b. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ:

- Câu 1: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lom khom” lẽ ra đặt sau cụm từ “tiều vài chú” và từ “tiều” đặt sau “vài chú”, nhưng ở đây lại được tác giả đảo vị trí lên trước, có tác dụng nhấn mạnh tư thế, hình dáng nhỏ bé của con người, từ đó làm nổi bật lên khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang.

- Câu 2: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lác đác” phải đặt sau cụm từ “chợ mấy nhà” và từ “chợ” đặt sau từ “mấy nhà”, nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng.

- Câu 3&4: từ “nhớ nước”, “đau lòng”, “thương nhà”, “mỏi miệng” được đảo vị trí, có tác dụng thể hiện nỗi niềm hoài cổ – nhớ tiếc quá khứ vàng son đã trôi qua và tâm trạng hoài hương – nhớ gia đình, quê hương.

16 tháng 9 2023

a. Nghĩa hàm ẩn: thể hiện tính bủn xỉn không muốn cho người đầy tớ tiền để uống nước.

Nghĩa hàm ẩn: “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.

b. Đả kích, châm biếm sự keo kiệt, chỉ biết giữ cho riêng mình của chủ nhà.

c. Thành ngữ Vắt cổ chày ra nước: châm biếm, mỉa mai những kẻ sống bủn xỉn, dè sẻn và keo kiệt một cách quá đáng.

 Đặt câu: Hắn ta keo kiệt đến mức “vắt cổ chày ra nước”.

Mình cam đoan truyện mình đang kể có thật 100% ( không thêm nếm ).Cách đây lâu lắm rồi và mình nhớ chính xác lúc ý mình học lớp 5. Hồi đó mình ham chơi lắm, trò thể thao và mình thích chơi nhất là đá bóng. Cứ hễ ngày nào rảnh là tất cả rủ nhau ra sân bóng. Tiện thể mình tả sơ sơ về sân bóng, sân bóng này thì đẹp lắm luôn . Khoang cảnh không chê...
Đọc tiếp

Mình cam đoan truyện mình đang kể có thật 100% ( không thêm nếm ).

Cách đây lâu lắm rồi và mình nhớ chính xác lúc ý mình học lớp 5. Hồi đó mình ham chơi lắm, trò thể thao và mình thích chơi nhất là đá bóng. Cứ hễ ngày nào rảnh là tất cả rủ nhau ra sân bóng. Tiện thể mình tả sơ sơ về sân bóng, sân bóng này thì đẹp lắm luôn . Khoang cảnh không chê vào đâu đc, có cây có ao =)) Nhưng điều mà ai cũng sợ là để đến được sân bóng phải đi qua cánh đồng. Cánh đồng này toàn mồ mả không à. Thì hôm đó là hôm chủ nhật mình đang trên đường đến sân để đá bóng thì quái lạ sao hôm nay ở ngôi mộ kia lắm người thế. Mình vốn tò mò lên đến xem có chuyện gì không? Thì có người phụ nữ trung niên đang ngồi giữa mọi người, bà ấy cứ lấy tay đập đập xuống đất và nói với người bên dưới : ” Mày đang đạp vào đầu tao đấy “. Mình thấy là lạ nên hỏi mọi người ‘ Sao bác ấy ngồi trên này mà bảo anh kia đạp lên đầu là sao ạ ‘. Mọi người bảo ” Kia là mẹ chồng của bác ấy nhập vào để lên miệng “. Mình như hiểu ra mọi điều và nhìn kĩ hơn xung quanh hoá ra người nhà đang chuyển mộ cho bà ý. Mình nhìn bên phải thì ôi trời nhà nào mà đào hố phân ở ngay mộ người ta bảo sao người ta đòi chuyển là phải. Đang chăm chú nhìn thì bác kia à nhầm bà kia ” Tao ngửi đủ lắm rồi . Làm nhanh lên ” và khua tay múa chân thấy ai cũng bảo ” Anh em cả tao đấy vào chuyển nhà cho tao đi “. Một lúc sau thì đào mộ lên mà y như rằng chỗ anh kia vừa đứng là nơi đầu cái áo quan. Có người thanh niên đứng xem còn cười cười bà kia tức qua đuổi đánh cho mấy cái tát và doạ ” Mày có tin là tao quở mà đến chết không “? Anh ta mặt tái mét và xin lỗi không ngừng. Điều đáng nói là sức người thanh niên kia chạy thì sao làm sao một người phụ nữ lại đuổi được nhanh như vậy ? Mình thấy ly kỳ quá thì về kể với bà mình . Bà mình nói rằng trần sao âm vậy. Ở trên này muốn sạch, muốn đẹp thì ở dưới đó cũng vậy thôi. Mộ cũng coi như ngôi nhà của người chết vậy. Từ đó mình luôn tin rằng tồn tồn với cuộc sống hiện tại luôn có một thế giới tâm linh nào đó. Và đừng dại mà đi đùa giỡn với người chết nhé không lại giống anh thanh niên mình kể như mặt tái mét ra

Truyện Ma : Gặp Dà về thăm nhà.
Thôi vào vấn đề được nói đến luôn nhé, không dài dòng văn tự làm chi cho mệt.
Dà mình mất năm 2015 ( vừa mới mất ý ) , nói qua về dà t nhé. Dà t thì không có chồng nên coi t như con ruột vậy, t thì khỏi nói coi dà như mẹ đẻ ra mình vì dà nuôi nấng mình từ lúc lọt lòng mẹ ra ( do công việc nên gửi mình dưới bà ngoại ) . Mình lớn lên theo niềm vui của dà dành cho mình. Đến trước khi dà mất thì khi rảnh mình luôn xuống chơi với bà với dà. Nhưng chuyện mà không ai ngờ tới đã xảy ra vào đúng ngày mình đi thi . Mới bước ra khỏi phòng thi mình nhận được tin nhắn nói ra đang mệt và có thể đi bất cứ lúc nào. Nghe xong tin đó, mình thấy lo lắng vô cùng vì hôm trước mình vẫn thấy dà cười đùa vui vẻ cơ mà? Bao nhiêu câu hỏi mình tự đặt ra và cuối cùng mình cũng biết được sự thật là do dà bị trúng gió khi đi ngủ. Mình phóng xe như bay để về nhà gặp nhà lần cuối. Trước mặt mình không còn là người mà cười đùa hàng ngày mà chỉ là người bệnh đang nằm ngửi ôxi. Mình không nói lên lời lao vào xem dà thế nào thì đã thấy dà yếu lắm rồi ,chừng 2 tiếng sau thì dà đi. Khi đưa tang dà mình cố gắng hết sức để cùng các bác khiêng quan tài dà ra xe rồng 5 bánh. Lên đển nghĩa trang thì cùng gắng xuống đỡ dà xuống huyệt rồi lủi thủi về nhà. Cứ thế cho đến vài ngày sau , bà mình gặp dà đang ngồi ở ghế và ngồi buồn thiu. Nói với bà mình ” Con không chăm sóc được mẹ nữa rồi. Đành phải nhờ vào chị con.” Bà mình vỡ oà khi thấy người con đã chết mà vẫn không yên tâm về người mẹ già. Hôm sau mình đi ngủ thì gặp dà về , dà bảo với mình “Đừng buồn, dà vẫn ở đây không đi đâu đâu, cứ cố gắng học tập, dà ở dưới đó sẽ được yên lòng hơn “. Lúc đó mình định nói thì dà đã đi đâu mất rồi. Khi hỏi bà mình thì bà bảo ” Do dà hợp với quý mình nên hay cho mình gặp “. Từ đó cho đến nay dà cũng hay cho mình gặp lắm nhưng dà bảo ở dưới đó dà trông trẻ nên không về thăm nhà nhiều được. Mình cũng bớt buồn đi phần nào khi dà được trông trẻ, dà quý trẻ con lắm.
Chuyện mình kể các bạn sẽ cho là nhàm chán nhưng mình nói thật nhé, thà đọc truyện ma thật còn hơn loại bịa đặt.

0
Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:-...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

2

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng cuảng cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy trong gia đình không ai yêu thương, không cần nó nữa. 

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nới mà Tí sắp đến ở.

13 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn

Lời giải chi tiết:

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng của cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy gia đình không cần nó nữa.

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nơi mà Tí sắp đến ở.

SÂN NHÀ – Nguyễn Ngọc TưMá buồn thiệt buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, “nhà mình nghèo quá, má không lo cho bây được đủ đầy…”. Tôi cười giòn, trời đất, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao? Những củ khoai lang còn ấm má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe...
Đọc tiếp

SÂN NHÀ – Nguyễn Ngọc Tư

Má buồn thiệt buồn khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, “nhà mình nghèo quá, má không lo cho bây được đủ đầy…”. Tôi cười giòn, trời đất, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao? Những củ khoai lang còn ấm má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo mới má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ – món quà từ tháng lương của ba để con tới trường… Và con có cả một vạt sân vàng nắng…

Tôi nhớ, sân nhà mình chỉ nhỏ bằng hai tàng cây trứng cá. Nó lọt thỏm giữa ngôi nhà xam xám thấp tè và những giồng rau xanh biếc ngoài kia. […]. Ranh giới giữa sân với vườn rau là những cái mương nhỏ tạo thành do má tôi lấy đất lên giồng. Sát hàng ba có một luốn hẹ kiểng, trổ bông tím rập rờn suốt hai mùa nắng, mưa. Nhà tôi nghèo nên trồng loại bông coi cũng bình thường quá đỗi, lúc Tết, cũng chỉ thêm bông vạn thọ, mồng gà… bởi những cây hoa bình dị ấy chính tay tôi gieo trồng giáp biên sân. Bữa hai chín Tết, má phơi lá chuẩn bị gói bánh, tôi ngẩn ngơ nhìn “bức tranh” sân của mình, trời đất, sao mà đẹp dữ vậy không biết, viền quanh những tàu chuối xanh rờn là hàng trăm đóa hoa vàng rực rỡ. Tôi đứng ở đó, tự hào nhìn sự sống nở hoa từ bàn tay nhỏ nhoi, xương xẩu của mình (bàn tay xưa rày chỉ biết cầm đũa ăn cơm và… chơi chuyền).

Rồi hoa tàn, rồi mùa nắng hết. Mưa bắt đầu xập xoài, báo mùa đang đi tới. Tôi lóp ngóp xách rổ chận bắt mấy con cá rô ốm nhách, dài nhằng, mình đầy nhớt xăng xái lóc lên sân. Mặt sân đã ngấm mưa, đất vỡ ra, tràn xuống những chỗ nẻ […]. Chà chà, chỉ cần đủ ba nắng, sân – thiên – đường của mình lại ráo hoảnh, sạch bong cho mà coi.

Bây giờ nhớ lại, thấy lạ, lạ quá chừng… Sân nhà mình hồi ấy có rộng mấy đâu, chỉ có khoảng trời là lồng lộng phía trên đầu, nhưng đã đi hết cả tuổi thần tiên rồi, sao tôi vẫn còn nhớ tiếc. Chứ không à? Những đứa bạn dễ thương, những trò chơi tuổi nhỏ, cái xích đu tự tạo mắc lên cành cây bằng mấy cọng dây chuối, con dế gáy te te hoài dưới tấm đá chẻ bên góc nhà, tôi nhớ cả tiếng má rầy khi tôi trốn ngủ trưa lén ra sân gạch đụi nhảy dây. […]. Coi lại, hồi nhỏ, tôi lang thang ngoài sân, vườn nhiều hơn trong nhà, trên mình đầy sẹo lớn nhỏ… Lúc tan bạn ròi, còn một mình, tôi vẫn thường thẩn thơ ở đó, mơ màng nghe bầy chim sâu, chim sẻ ríu rít cãi nhau, ngó con bướm nhỏ vỗ cánh thấp tha thấp thỏm…

Má cũng thường ra sân, nhưng không phải để thảnh thơi chơi đùa, không phải để ngắm mặt trời lặn, đón trăng lên… Buổi sớm, má ra quét lá, tiếng chổi xao xác trong tiếng gà. Buổi chiều, má hay ngồi chỗ góc sân, nghe tôi nhảy từ trên cây xuống cái phịch như ai quăng bịch muối, má than (mà cười): “Con nhỏ này chắc Mụ bà nắn lộn”… mà tay vẫn thoăn thoắt bó rau chuẩn bị cho buổi chợ sớm mai. Độ gần cuối tháng mười, lúa về sân, ba má ngồi quây lúa giữa trưa, bóng hai cây trứng cá đã bị tỉa thưa cành không đủ sức ngăn bớt cái nóng bừng bừng, mồ hôi chảy dài, bê bết tóc. Mỗi lần giở đệm lúa lên, hơi nước ướt đầm mặt đất, không hiểu sao, tôi cứ tưởng đấy là mồ hôi của má ba mình. Dường như không lần nòa đứng trên mảnh sân – thiên – đường của tôi, má ba không tất tả, bận bịu, lo toan… Nên cái hồi con mời, mười hai tuổi, nhà mình nghèo, má (và cả ba) thiệt thòi nhiều nhất. Còn con lúc ấy giàu có, đầy đủ lắm, má à. Má không tin con sao?

câu 1 bài học rút ra từ ngữ liệu đọc hiểu trên là j
câu 2 em hãy viết đoạn văn từ 5 câu cảm nhận của em về nhân vật tôi trong đoạn trích

2
CM
Cô Mỹ Linh
Manager VIP
30 tháng 12 2022

Câu 1. Bài học: hãy luôn trân trọng những gì mình có, những gì mình trải qua; luôn sống lạc quan dù cho cuộc sống có khó khăn.

Câu 2. Nhân vật tôi trong đoạn trích trên có những phẩm chất rất đáng quý. Dù sống trong nghèo khó, nhân vật cũng không hề trách cha mẹ mà ngược lại còn biết ơn, trân quý sự hi sinh cha mẹ đã dành cho mình. Quên đi cái khốn khó tuổi nhỏ, nhân vật tôi tự thấy mình "giàu có, đầy đủ lắm". Đó là cái đủ đầy tình yêu thương của cha mẹ, là cái đủ đầy khi có một tuổi thơ trọn vẹn. Qua đây, ta thấy được nhân vật đã luôn sống với thái độ lạc quan, vui vẻ, chấp nhận và vui sống với những gì mình có. 

 

 

 

31 tháng 12 2022

Câu 1. Bài học: hãy luôn trân trọng những gì mình có, những gì mình trải qua; luôn sống lạc quan dù cho cuộc sống có khó khăn.

Câu 2. Nhân vật tôi trong đoạn trích trên có những phẩm chất rất đáng quý. Dù sống trong nghèo khó, nhân vật cũng không hề trách cha mẹ mà ngược lại còn biết ơn, trân quý sự hi sinh cha mẹ đã dành cho mình. Quên đi cái khốn khó tuổi nhỏ, nhân vật tôi tự thấy mình "giàu có, đầy đủ lắm". Đó là cái đủ đầy tình yêu thương của cha mẹ, là cái đủ đầy khi có một tuổi thơ trọn vẹn. Qua đây, ta thấy được nhân vật đã luôn sống với thái độ lạc quan, vui vẻ, chấp nhận và vui sống với những gì mình có. 

 

ĐỀ SỐ 3Đoc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 3

Đoc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

“ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.

1.     Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả đoạn trích trên là ai?

2.     Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Văn bản có đoạn trích trên viết theo thể loại gì?

3.     Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì?

4.     Câu văn : “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” thuộc kiểu câu nào? Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

5.     Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ của bộ phận gạch chân trong các câu: “ Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy” là gì?

6.     Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn ( khoảng 10 – 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định mục tiêu học tập đối với học sinh. Trong đoạn văn có sử dụng 01 câu phủ định ( gạch chân và chỉ rõ)

2
25 tháng 5 2021

1. Bàn về phép học - Nguyễn Thiếp

2. Phương thức biểu đạt: nghị luận

Thể loại: tấu

3. Học cách sống và cách đối xử với mọi người

4. Kiểu câu rút gọn

Biện pháp nghệ thuật: so sánh

5.  Lên án gay gắt lối sống hèn kém, vị kỉ, tha hóa biến chất của bọn cầm quyền thời xưa, và thể hiện lòng thương cảm với nhân dân.

25 tháng 5 2021

Thamkhao

Câu 6

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:” Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình “Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiến thức cho mình. Mục đích học tập chính là việc tạo ra một mục tiêu phấn đấu và nỗ lực. Học tập trau dồi trí thức và mục đích học tập định hướng những kiến thức cần thiết cho mỗi người. Ví dụ như, một người bác sĩ cần trau dồi các kĩ năng chuyên môn về sinh học, hóa học, một nhà thiên văn học lại cần có sự am hiểu sâu rộng về khoa học, kĩ thuật …Mục đích của học tập rất rộng, nếu bạn không biết được mục đích của sự học là gì thì bạn sẽ không thể tìm ra được phương pháp học tập đúng đắn và phù hợp nhất. Khi nhận ra đâu là mục đích chính thì bạn sẽ không phải loay hoay và tìm ra được định hướng cho tương lai.Có một số bạn cho rằng ông cha ta quan niệm: “Trăm hay không băng tay quen” là quan niệm sai lầm. Thực tế không phải như vậy! Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại.Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sống của chúng ta, không ít người hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân “chân lấm tay bùn” suốt ngày “bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời” không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ không biết rèn luyện bản thân.

Đây là câu chuyện có thật 100% về cái chết của dì ruột mình do mẹ mình kể lại , mình không hề thêm thắt hay bịa đặt bất cứ chi tiết nào , nếu mọi người đọc mà thấy không hay thì đừng ném đá nhé !Dì mình mất cách đây 20 năm , nếu bây giờ còn sống chắc dì khoảng 38t . Mẹ mình kể là dì vốn nhanh nhẹn, tháo vát nên học hết cấp1 thì dì bỏ...
Đọc tiếp

Đây là câu chuyện có thật 100% về cái chết của dì ruột mình do mẹ mình kể lại , mình không hề thêm thắt hay bịa đặt bất cứ chi tiết nào , nếu mọi người đọc mà thấy không hay thì đừng ném đá nhé !
Dì mình mất cách đây 20 năm , nếu bây giờ còn sống chắc dì khoảng 38t . Mẹ mình kể là dì vốn nhanh nhẹn, tháo vát nên học hết cấp1 thì dì bỏ học đi bán măng phụ giúp gia đình ( vì nhà nghèo). nơi mà dì bán hàng là ở 1 làng khác xa nhà(làng mình ít người mua nên ms pải sang làng khác) nên dì thườg xuyên phải dậy sớm khoảng tầm 3 ruỡi 4h sáng để chuẩn bị hàng còn đi bán . Cái buổi tối trước hôm dì mất xảy ra một chuyện kì lạ , mẹ mình kể là lúc mà tất cả nhà đi ngủ hết rồi thì bỗng nhiên có tiếng gọi H ơi , H ơi ( H là tên dì mình) lúc đó vì chưa ngủ say nên mẹ mình và cả dì đều nghe thấy , mẹ mình cứ tưởng trộm nên định ra xem thế nào thì bị dì kéo tay lại bảo Ma đấy đừng ra .lúc đó mẹ mình và bà ngoại phải nghạc nhiên vì dì vẫn nằm trong giường thì làm sao mà biết là ma hay người , sau đó không thấy tiếng gì nữa nên mọi người lại ngủ tiếp . Đến sáng hôm sau dì chuẩn bị măng đi bán bình thường , sau khi dì đi bán được một lúc thì tự nhiên có mấy người hàng xóm sang nhà mẹ mình bảo là dì mình bị tai nạn ở quốc lộ 3 , nghe được tin thì ông ngoại mình liền ra đó ngay , lúc đó thấy mọi người bảo là dì bị một cái xe ô tô chở hàng va phải rồi chết (sau khi va vào dì o tô đó phóng đi luôn) nhưng kì lạ là cái ô tô đó va vào xe dì rất nhẹ , dì ngã ra rồi chết luôn , trên người chỉ xây xước nhẹ đầu không hề chảy máu cũng không có vết thương nào, công an đến hiện trường thấy cái chết của dì khá kì lạ nên họ còn đưa xác đi khám nghiệm tử thi và mổ đầu dì mình ra để tìm nguyên nhân cái chết nhưng không thu được kết quả gì . Sau khi an táng gì xong nhà ông ngoại mình đi gọi hồn thì dì kể là mọi khi đi bán hàng dì thường đi qua đường quốc lộ 3 và ở chỗ đó có 1 người đàn ông 50t bị tai nạn chết rủ dì đi theo ( chính nó đã gọi tên dì tối hôm trước khi dì mất), hôm ấy dì bị con ma đó đẩy vào cái xe ô tô sau đó lôi hồn đi theo nên dì mới chết . Và còn một chuyện nữa , sau khi dì mất được một thời gian ngắn thì mẹ chồng tương lai của dì ( nếu k mất thì năm sau dì sẽ lấy ck) bảo vs bà ngoại mình là lúc bà ý đang nằm ngủ thì thấy 1 người con gái tóc xõa , mặc áo trắng nhìn không rõ mặt mở màn của bà ý ra rồi biến mất , bà ý bảo là dì mình về tìm bà ý nhưng mẹ mình bảo là dì chẳng bao giờ về nhà mẹ mình tìm ai cả , cách đây một hai năm mẹ mình đi xem bói thì thầy bói bảo dì mình lúc nào cũng đi theo mẹ mình để bảo vệ và dì mình đang thích một chú xe ôm ở gần nhà mẹ mình nên cứ bám theo làm cho chú ấy không lấy được vợ.

3
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con.Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:

- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con.

Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng trên mâm, bảo một nội thị đưa cho Hoài Văn.

                                                                  (Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng)

a. Tìm từ ngữ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn trích trên.

b. Việc sử dụng các từ in đậm đó đã đem lại sắc thái gì cho lời văn?

1
NG
14 tháng 9 2023

a.

- phu nhân: vợ 

- đế vương: vua

- thiên hạ: thế gian, trời đất. 

- nội thị: người hầu, kẻ hạ, thái giám.

b. Việc sử dụng các từ in đậm đã đem lại sắc thái trang trọng cho câu văn. 

9 tháng 12 2014

Gọi 2 nhà "thông thái" vẫn cười... vô tư là A và B, nhà thông thái ngừng cười là C. 
Ông C nghĩ như sau: 
1- Người ta chỉ cười khi người khác bị bôi nhọ còn mình thì không sao. 
2- Cả 3 đều là thông thái nên trình độ suy luận là suýt soát nhau. 
3- (Quan trọng nhất !) Vì một lúc sau cả 3 vẫn cười nên C đặt mình vào vị trí của A và nghĩ rằng: A nghĩ B có nhọ, còn A thì không, nhưng nếu C cũng không có nhọ vậy thì B cười ai ? Rõ ràng là B cười A , nghĩ vậy A sẽ thôi cười. Nhưng thực tế A vẫn cười suy ra A đã nhìn thấy C có nhọ.

10 tháng 12 2014

Dễ,1 người này thấy nhọ của 2 người kia rồi cười,mà người khác cũng cười 2 người kia,vậy cả 3 đều có nhọ