K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
13 tháng 10 2023

Tham khảo
Tinh thần đoàn kết chống giặc và xây dựng đất nước là một giá trị văn hóa lớn của nhân dân Đại Việt từ xa xưa. Đó là tinh thần đoàn kết, sự đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các dân tộc, giữa các vùng miền trong việc chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Tinh thần đoàn kết này đã được thể hiện rõ nét trong các cuộc kháng chiến chống lại các thế lực xâm lược, như cuộc kháng chiến chống lại quân Nguyên Mông, quân Minh, quân Tây Sơn, quân Pháp, quân Mỹ, và đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc và phát xít Nhật Bản. Hiện nay, tinh thần đoàn kết chống giặc và xây dựng đất nước vẫn được nhân dân ta giữ gìn và phát huy. Nhân dân ta luôn tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của mình. Tinh thần đoàn kết này được thể hiện qua việc đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các dân tộc, giữa các vùng miền trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, tinh thần đoàn kết này cũng được thể hiện qua việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và biển đảo của đất nước.

24 tháng 3 2023

Từ tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Việt, chúng ta có thể rút ra bài học về trách nhiệm và tinh thần xây dựng đất nước. Trong đó, bản thân mỗi người cần nhận thức và thực hiện trách nhiệm của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Để xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, mỗi người dân cần phải có tinh thần đoàn kết và quyết tâm trong công cuộc xây dựng quốc gia. Bên cạnh đó, mỗi người cũng cần có trách nhiệm với việc bảo tồn và phát triển tài nguyên đất nước, từ việc bảo vệ môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên cho đến việc góp phần nâng cao năng lực lao động, tăng trưởng kinh tế tế, cải thiện chất lượng cuộc sống và xây dựng đất nước hùng cường.

Từ bài học lịch sử này, chúng ta cần học hỏi và nhận thức rõ tầm quan trọng của trách nhiệm và tinh thần xây dựng đất nước. Bằng cách nhận trách nhiệm của mình và sẵn sàng đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước , chúng ta sẽ trả lại sự phát triển bền vững và hiệu quả cho đất nước, đồng thời tiếp tục giữ và phát huy tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống ngoại xâm của dân tộc ta.

14 tháng 3 2021

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến. Tất cả những công dân Việt Nam, họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.

NG
13 tháng 10 2023

Tham khảo

Tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Việt là một trong những yếu tố quan trọng giúp đất nước chúng ta đánh bại các thế lực xâm lược và giữ vững độc lập, chủ quyền. Quân dân Đại Việt đã thể hiện sự đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm thông qua các cuộc kháng chiến lịch sử như kháng chiến chống quân Nguyên Mông, kháng chiến chống quân Minh, kháng chiến chống quân Tây Sơn, kháng chiến chống quân Pháp và kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc và phát xít Nhật Bản.

Trong các cuộc kháng chiến này, quân dân Đại Việt đã thể hiện sự quyết tâm cao độ, sự hy sinh tuyệt vời và sự đoàn kết vững chắc để bảo vệ đất nước và dân tộc. Những chiến công lịch sử của quân dân Đại Việt đã góp phần tạo nên một truyền thống lịch sử vĩ đại và là nguồn cảm hứng cho thế hệ sau trong việc bảo vệ đất nước và xây dựng đất nước.

24 tháng 3 2021

tham khảo

Mỗi chúng ta, ai cũng là những phần tử nhỏ bé trong một xã hội rộng lớn, chính vì thế việc chung sức xây dựng quê hương, đát nước là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải của riêng một ai.  Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, riêng với học sinh - Là một đối tượng nhỏ tuổi, lại  đang ngồi trên ghế nhà trường, thiết nghĩ mỗi người học trò cần phải xác định được mục đích học tập của mình là gì avf phải nỗ lực hết mình để hoàn thành mục đích đã đề ra ấy. Chúng ta phải thật sự nhiệt huyết và tận tâm với việc học của chính mình vì học tập là để kiến tạo tương lai và xây dựng một đất nước giàu mạnh, vững bền. Bên cạnh đó, tuổi trẻ cũng  cần năng nổ, nhiệt tình hơn trong các hoạt động, phong trào tập thể, cần là người đi đầu để lôi kéo mọi người tham gia để cùng nhau xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh. Nếu mỗi người, ai cũng ý thức một chút, ai cũng cố gắng và tận tâm hơn nữa với công việc, ai cũng không quản ngại cống hiến cho tổ quốc thì ắt đất nước của chúng ta sẽ ngày càng phát triển. Và đây cũng chính là cách để mỗi cá nhân thể hiện trách nhiệm của mình đối với  việc xây dựng và phát triển quê hương, đất nước

24 tháng 3 2021

tham khảo

Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam ta đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với đất nước. Trong thời chiến ( đấu tranh) họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước và giữ nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam, luôn sẵn sàng xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải  tự biôt bản thân mình có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả như ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể trong tương lai, phải rèn đức luyện tài năng,  phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước và thực hiện chúng. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm vụ của mình đối với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.

4 tháng 3 2022

Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.