K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2016

* Những yếu tố đưa đến phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX:

- Thế giới:

+ Từ những năm cuối cùng của thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc đã xâm nhập vào Việt Nam.

+ Phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liền với những nhân vật như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rút xô, Mông te ski ơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta. Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc... đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.

+ Bên cạnh đó, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc cải cách Minh Trị đã trở thành một cường quốc tư bản, đánh bại được cả nước Nga sa hoàng (1905). Sĩ phu Việt Nam đã nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.

- Trong nước:

+ Ngọn cờ cứu nước phong kiến đã thất bại khiến các nhà cách mạng phải tìm một hệ tư tưởng mới, một con đường cứu nước mới với những hình thức và phương pháp đấu tranh mới.

+ Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm xã hội Việt nam phân hóa và xuất hiện những giai tầng mới như tư sản, tiểu tư sản, công nhân... tạo ra yếu tố bên trong để tiếp thu luồng tư tưởng mới.

* Những đóng góp của phong trào đó đối với lịch sử dân tộc:

- Giúp cho nhân dân Việt Nam nhận thức đúng bản chất của chế độ phong kiến, nó đã đi vào giai đoạn cuối của sự phát triển, cần phải thay thế bằng một chế độ xã hội mới.

- Thức tỉnh tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tính tự cường, tư tưởng chống Pháp và tay sai, muốn canh tân để đất nước giàu mạnh lên.

- Làm thay đổi về chất trong quan niệm chính trị của những người yêu nước Việt Nam và của toàn bộ xã hội: chuyển từ tư tưởng trung quân ái quốc sang tư tưởng dân chủ tư sản... Đây là tư tưởng tích cực và tiến bộ, là cơ sở quan trọng cho việc chuyển biến sáng tư tưởng xã hội chủ nghĩa sau này.

- Phong trào dân tộc - dân chủ đầu thế kỉ XX là bước đệm quan trọng thúc đẩy cho phong trào giải phóng dân tộc sau này lên một bước cao hơn với những nội dung khác trước.

- Phong trào đã đề xướng những chủ trương cứu nước mới, thoát khỏi cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến hướng theo con đường dân chủ tư sản gắn giải phóng dân tộc với cải biến xã hội hòa nhập với trào lưu mới.

- Phong trào đã dấy lên một cuộc vận động sâu rộng và thu hút đông đảo tầng lớp tham gia, đã làm thức tỉnh dân tộc đã tạo ra được ý thức tự lực tự cường đất nước.

- Phong trào đã đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động, quy mô... đặt cơ sở việc tập hợp lực lượng, đoàn kết các dân tộc chống đế quốc.

- Tạo ra sự thay đổi trong tư duy kinh tế - kinh tế công thương tư bản chủ nghĩa.

- Phong trào đã có những đóng góp vô cùng to lớn về mặt văn hóa, tạo ra bước đột phá lớn về ngôn ngữ, chữ viết và cải cách nền giáo dục ở Việt Nam.

2 tháng 11 2017

Vì sao các sĩ phu yêu nước VN muốn đưa VN theo con đường Nhật Bản?

17 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Công lao của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan quân xâm lược Xiêm:

+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn (Bình Định).

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn, làm chủ phần đất từ Quảng Nam trở vào.

+ Từ năm 1784 đến năm 1785, quân Tây Sơn đánh bại quân xâm lược Xiêm với chiến thắng tiêu biểu ở Rạch Gầm - Xoài Mút.

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

*Phân tích Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

- Nguyên nhân thắng lợi:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

- Ý nghĩa lịch sử:

 + Đã lật đổ thành công chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê 

 + Đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

 + Giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược nước ta của nhà Thanh và quân Xiêm.


 

17 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

*Nêu những đóng góp của phong trào Tây Sơn trong việc thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII ?

- Lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài:

+ Trong những năm 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt lật đổ hai tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

+ Phong trào Tây Sơn đánh tan quân xâm lược nhà Thanh, giữ vững độc lập dân tộc.

*Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây sơn?

a. Nguyên nhân thắng lợi:
- Được nhân dân ủng hộ
- Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia. Đánh tan quân xâm lược Xiêm Thanh bảo vệ tổ quốc.

b. Ý nghĩa:
- Lật đổ các tập đoàn phong kiến,lập lại nền thống nhất quốc gia
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm- Thanh bảo vệ tổ quốc.

chúc bạn học tốt nha.

17 tháng 6 2020

Câu 1 

Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX:

  • Cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ, được đông đao nhân dân tham gia, nhưng đều thất bại.
  • Đến đầu thế kỉ XX, cuộc vận động cứu nước của ta đã đi theo con đường dân chủ tư sản.
  • Sở dĩ con đường dân chủ tư sản trở thành con đường đi của nước ta vì Nhật Bản là nước đã đi theo con đường này và đã trở nên giàu có đã kích thích nhiều nhà yêu nước muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật. Hơn nữa, trong bối cảnh đất nước ta đầu thế kỉ XX, chúng ta có thể tiếp nhận được xu hướng mới này, khác với tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 2 

I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Phong trào Đông Du( 1905-1909)

  • Hoàn cảnh: Đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường.
  • Hoạt động của phong trào:
    • Năm 1904 lập ra Hội Duy tân.
    • Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện
    • Từ năm 1905 đến năm 1908, Hội phát động phong trào Đông Du
    • Tháng 9- 1908, Trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật
    • Tháng 3- 1909 Phong trào Đông Du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
  • Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam đã hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.
  • Bài học:
    • Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu viện là sai lầm
    • Cần xây dựng thực lực trong nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế chân chính.

2. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)

  • Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục
    • Người khởi xướng: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành
    • Thời gian hoạt động: Từ tháng 3 đến tháng 11/ 1907
    • Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
    • Mục đích: Mở trường học các môn Lịch sử, địa lí, khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo, tuyên truyền tinh thần yêu nước.
    • Kết quả: Đông Kinh nghĩa thục ngừng hoạt động
    • Ý nghĩa: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.

3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)

a. Cuộc vận động Duy tân:

  • Địa bàn hoạt động: Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
  • Người khởi xướng:  Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
  • Hoạt động chính:  Mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới, vận động và làm theo cái mới, cái tiến bộ.

b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)

  • Nguyên nhân:
    • Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế
    • Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân
  • Diễn biến: sgk
  • Kết quả: Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

II. Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.

  • Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
  • Kinh tế: Trồng cây cộng nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái...
  • Chính trị, văn hoá: lừa bịp.

=>Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917).

(Đọc thêm)

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.

  • Năm 1911, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội tới các nước phương Tây.
  • Hành trình 6 năm, Người đã đi đến các nước Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu.
  • Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, viết báo, truyền đơn…tố cáo thực dân và tuyên truyền cách mạng cho Việt Nam..

=>Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

29 tháng 6 2017

Phương pháp: phân tích, nhận xét

Cách giải:

Phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX ở Việt Nam có đặc trưng nổi bật là sự tồn tại song song của hai khuynh hướng:

- Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng.

- Khuynh hướng vô sản: tiêu biểu là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên gắn liền với các hoạt động truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và phong trào công nhân.

Đến năm 1930, với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái cũng đánh dấu sự thất bại và bất lực của khuynh hướng dân chủ tư sản. Đồng thời cũng khẳng định độc lập không gắn liền với con đường tư sản. Trong khi đó, khuynh hướng vô sản ngày càng khẳng định ưu thế và sự phát triển thông qua sự thành lập ba tổ chức cộng sản, đặc biệt là khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (đầu năm 1930). 

Chọn đáp án: D

20 tháng 1 2017

Phương pháp: phân tích, nhận xét

Cách giải:

Phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX ở Việt Nam có đặc trưng nổi bật là sự tồn tại song song của hai khuynh hướng:

- Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng.

- Khuynh hướng vô sản: tiêu biểu là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên gắn liền với các hoạt động truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và phong trào công nhân.

Đến năm 1930, với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái cũng đánh dấu sự thất bại và bất lực của khuynh hướng dân chủ tư sản. Đồng thời cũng khẳng định độc lập không gắn liền với con đường tư sản. Trong khi đó, khuynh hướng vô sản ngày càng khẳng định ưu thế và sự phát triển thông qua sự thành lập ba tổ chức cộng sản, đặc biệt là khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (đầu năm 1930). 

Chọn đáp án: D

17 tháng 9 2023

Một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích như sau:

Giống nhau:

Mục tiêu chung của cả hai phong trào là đấu tranh chống lại sự xâm lược và áp bức của các thực dân nước ngoại.Cả hai phong trào đều nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích của dân tộc Việt Nam.

Khác nhau:

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có xu hướng tổ chức và lãnh đạo chính trị mạnh mẽ hơn so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX. Các tổ chức như Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội đã được thành lập và hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có sự tham gia đông đảo hơn của các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả công nhân và nông dân. Trong khi đó, phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX chủ yếu được lãnh đạo bởi các tầng lớp trí thức và quý tộc.

Đây chỉ là một số điểm giống và khác nhau chung, còn nhiều yếu tố khác cũng có thể được xem xét.