K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2023

1. Các vật sống: 2 chú khỉ, em bé, cây gỗ, cây cỏ.

Vật không sống: tường gạch, hàng rào.

Những đặc điểm giúp các em nhận ra một vật sống là tại các cá thể sẽ diễn ra các hoạt động sống cơ bản như cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản.

23 tháng 2 2023

2. Vật sống giống với ô tô hoặc xe máy ở đặc điểm cũng cần sử dụng khí oxygen sử dụng đảm bảo duy trì sự sống và hoạt động, con người cần oxygen để hô hấp còn ô tô dùng oxygen để hoạt động được và đều thải ra khí carbon dioxide.

Nhưng ô tô và xe máy không được xem là một vật sống vì những hoạt động sống cơ bản khác như sinh sản, cảm ứng và vận động hay sinh trưởng đều không thực hiện được (một ô tô không thể tự sinh ra một ô tô con khác, cũng như không thể tự vận động).

D
datcoder
Giáo viên
30 tháng 10 2023

Các nhóm động vật không xương sống và đặc điểm:

– Nhóm ruột khoang: cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước.

– Nhóm giun: hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi – lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.

– Nhóm thân mềm: có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc, xuất hiện điểm mắt. Chúng có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống.

– Nhóm chân khớp: câu tạo cơ thể chia làm ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Số lượng loài đa dạng và phân bố khắp các dạng môi trường.

D
datcoder
Giáo viên
30 tháng 10 2023

Các nhóm động vật có xương sống và đặc điểm:

– Nhóm cá: đời sống hoàn toàn ở nước, di chuyển bằng vây.

– Nhóm lưỡng cư: ở cạn, da trần và luôn ẩm ướt, chân có màng bơi, một số có đuôi hoặc thiếu chân hoặc không có đuôi.

– Nhóm bò sát: nhóm động vật thích nghi với đời sống ở cạn, một số mở rộng môi trường sống xuống dưới nước, da khô và có vảy sừng.

– Nhóm chim: động vật sống trên cạn, mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến dổi thành cánh, có mỏ sừng, đặc điểm cơ thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.

– Nhóm Thú (động vật có vú): có bộ lông mao bao phủ, răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Phần lớn chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Môi trường sống đa dạng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

- Tên các loài thực vật trong hình: cây dừa, cây hoa súng.

- Thực vật có thể sống ở trên cạn hoặc dưới nước.

6 tháng 9 2019

- Con gà, cây đậu cần ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng (thức ăn, phân bón, ...), không khí,... để sống.

- Hòn đá không cần các điều kiện giống như con gà, cây đậu.

- Sau một thời gian nuôi trồng, cây đậu, con gà lớn lên. Hòn đá thì không có sự thay đổi kích thước.

- Những điểm khác nhau của vật sống và vật không sống: Vật sống có sự trao đổi chất với môi trường (lấy chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài ), có sự lớn lên, sinh sản.

23 tháng 2 2023

Các bậc phân loại sinh vật theo thứ tự từ thấp đến cao trong đời sống là: loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

1. 

- Con ếch sống trên lá sen.

- Con chim sống ở trên bầu trời.

- Con vịt sống ở sống ở ao, hồ.

- Con bò sống ở cánh đồng.

- Con chuồn chuồn sống ở trên lá cây.

- Con cá sống ở ao, hồ.

- Con cua sống ở ao, hồ.

- Con tôm sống ở ao, hồ.

- Con ong sống trên bông hoa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

2. 

- Các con vật sống ở trên cạn là: con chim, con bò, con chuồn chuồn, con ong.

- Các con vật sống ở dưới nước là: con ếch, con cá, con tôm, con cua, con vịt.

9 tháng 5 2018

- Thực vật có thể sống ở rất nhiều nơi : Đồng ruộng, rừng, sa mạc, đầm lầy, trong nước, mặt nước…

- Các thực vật sống ở:

     + Đồng bằng: bưởi, cam, lúa, ngô

     + Ao hồ: sen, súng, bèo …

     + Sa mạc: xương rồng

     + Dưới biển: rong biển, tảo …

- Nơi phong phú thực vật là những nơi có độ ẩm cao, điều kiện sống thuận lợi: Rừng , ruộng, đầm. Nơi ít phong phú là sa mạc, trên núi cao

- Một số cây gỗ sống lâu năm: Xà cừ, lim, chò…

- Một số cây sống mặt nước: bèo tây, rau muống nước,..thân của các cây sống trên mặt nước thường nhẹ, xốp, thân mềm..

- Một số cây có thân mềm yếu: rau má, rong đuôi chó…

 

- Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú.

Sau khi tham quan thiên nhiên, các em hãy trả lời các câu hỏi sau:1/ Các êm đã đến những địa điểm nào để quan sát? Hãy nhận xét về môi trường sống ở mỗi địa điểm quan sát. ( vùng đồng ruộng nước, vùng bãi lầy ven sông, vùng ven biển, vùng ao hồ. vùng rừng cây bụi ở quê em.....)2/ Những động vật mà em đã quan sát được là gì? Đặc điểm hình thái và cấu tạo cơ thể cho thấy động...
Đọc tiếp

Sau khi tham quan thiên nhiên, các em hãy trả lời các câu hỏi sau:

1/ Các êm đã đến những địa điểm nào để quan sát? Hãy nhận xét về môi trường sống ở mỗi địa điểm quan sát. ( vùng đồng ruộng nước, vùng bãi lầy ven sông, vùng ven biển, vùng ao hồ. vùng rừng cây bụi ở quê em.....)

2/ Những động vật mà em đã quan sát được là gì? Đặc điểm hình thái và cấu tạo cơ thể cho thấy động vật đó thích nghi với môi trường sống nào?( cơ quan di chuyển bằng vây hay cánh, hay bằng chi. Vì sao ở môi trường đó chúng lại có đặc điểm thích nghi như vậy? Hãy dùng kiến thức vật lí để phân biệt và so sánh sự khác nhau của môi trường nước, môi trường trên mặt đất và một số loài chuyên bay trên không. Gợi ý: Trái đất hình cầu, và có lực hút vạn vật vào tâm trái đất đó là trọng lực . sinh vật ở cạn, có mặt đất nâng đỡ tạo sự cân bằng lực, ( di chuyển bằng chủ yếu bằng chi, hô hấp bằng phổi hoặc hệ thống ống khí ở sâu bọ) ở nước có sức nâng của nước đó là lực đẩy Ácsimet ( di chuyển chủ yếu bằng vây, hô hấp chủ yếu bằng mang). Sinh vật bay trên không phải luôn thắng lực hút của trái đất, khác với sinh vật hoạt động trên mặt đất và sinh vật sống dưới nước,( cơ thể nhẹ, có cánh, diện tích cánh đủ rộng, năng lượng đủ lớn, có hệ thông hô hấp cung cấp một lượng ooxxxi lớn hơn các sinh vật sông trên mặt đất)

3/ Quan sát các hình thức dinh dưỡng của động vật. Cấu tạo cơ thể phù hợp với việc tìm mồi, dinh dưỡng

4/ Mối quan hệ hai mặt giữa động vật và thực vật. 

5/ Hiện tượng ngụy trang của động vật về hình dạng, cấu tạo, màu sắc hoặc tập tính như giả chết, co tròn, tiết độc, tiết mùi hôi...

6/ Hãy cho biết động vật nào có số lượng nhiều nhất ở nơi quan sát và động vật nào có số lượng ít nhất. Gải thích vì sao? 

0