K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2023

Từ "thông minh" thứ nhất là sự bổ nghĩa cho chiếc điện thoại bình thường, muốn chỉ đến chiếc điện thoại thông minh còn có thêm nhiều tính năng khác tốt hơn.

Từ "thông minh" thứ hai tồn tại dưới dạng tính từ, chỉ đến tính cách của một người hoặc hàm ý chỉ đến những cái giỏi của ai đó/ một con vật (những cái có sự sống).

- Từ "thông minh" thứ nhất bổ nghĩa cho từ "điện thoại " ám chỉ một chiếc điện thoại thông minh có khả năng ưu việt như lướt web, tra cứu thông tin điện tử. 

- Từ "thông minh" thứ hai chỉ tính chất của con người, thường dùng để nói về người có hiểu biết sâu rộng, khả năng xử lý thông tin và giải quyết tình huống tốt. Nhưng đặc biệt trong cụm từ "thông minh" thứ hai được đặt trong dấu ngoặc kép với hàm ý châm biếm. Chúng ta có thể hiểu từ "thông minh" trong ngoặc kép này chỉ là ngộ nhận của một vài người trẻ tuổi.

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự thông minh?Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Công nghệ càng trở nên ưu việt sau khi đón tiếp sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, hay còn gọi là smartphone. Vậy nên điện thoại thì thông minh nhưng người dùng nó, đặc biệt là người trẻ đã thực sự thông minh?

Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiên cứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam Á đang dẫn đầu thế giới về tỉ lệ sử dụng smartphone, cao hơn 20% so với một cường quốc công nghệ như Mỹ.

Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp những hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.

Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít tác dụng phụ. Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành anh hùng bàn phím khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buồn khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây, - những thứ từng là cả bầu trời tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu lại chỉ biết lướt Facebook, đăng story. Hơn cả là tình trạng giới trẻ ôm điện thoại từ sáng đến khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất và tâm hồn.

Không ai phủ nhận được những tính năng xuất sắc mà chiếc điện thoại thông minh mang lại, song giới trẻ cần có ý thức sử dụng: dùng điện thoại thông minh1 một cách thông minh2.

Xác định 1 biện pháp tu từ và nêu tác dụng?

0
   Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online (truy cập), thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like (thích), chỗ kia một cái mặt cười, khắp...
Đọc tiếp

   Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao gi cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online (truy cập), thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like (thích), chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend (bạn bè) dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed (dòng thời gian) để hòng tìm một status (trạng thái) bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

(TríchBức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang,tr.76 – 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản nghị luận                            B. Văn bản thông tin

C. Văn bản tự sự                                D. Văn bản biểu cảm

Câu 2:Trong câuĐêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.Cụm từ Đêm khuya là trạng ngữ chỉ ý nghĩa gì?

A. Thời gian             B. Nơi chốn              C. Mục đích               D. Cách thức

Câu 3: Trong câu Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp, từ giao tiếp là từ mượn của ngôn ngữ nào?

A. Hán Việt   B. Nhật    C. Anh    D. Pháp

Câu 4: Câu Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. được xem là một bằng chứng trong văn bản nghị luận.

A. ĐúngB. Sai

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.

B. Bàn về những trải nghiệm thú vị của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.

C. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống vật chất của con người.

D. Bàn về những trải nghiệm buồn của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.

Câu 6: Từ cụt lủn trong câu Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. có nghĩa là:

A. Quá ngắn đến mức không bình thườngB. Quá ngắn, quá ít so với yêu cầu cần có

C. Quá ngắn, trông giống như bị hụt điD. Ngắn, cụt đến mức thiếu hẳn đi

Câu 7: Qua đoạn trích trên, tác giả đã thể hiện thái độ gì?

A. Phê phánB. Coi thườngC. Chê baiD. Chế giễu

Câu 8: Phần câu sau có nhiều vị ngữ: trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Cho biết tác dụng của nó.

A. Giúp cho việc miêu tả các trạng thái của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

B. Giúp cho việc miêu tả các hành động của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

C. Giúp cho việc miêu tả các tình cảm của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 9: Em có đồng tình với ý kiến sau: Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn? Vì sao?

Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.

1

  Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online (truy cập), thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like (thích), chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend (bạn bè) dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed (dòng thời gian) để hòng tìm một status (trạng thái) bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.

(TríchBức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang,tr.76 – 77, NXB Hội Nhà văn, 2016)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?

A. Văn bản nghị luận                            B. Văn bản thông tin

C. Văn bản tự sự                                D. Văn bản biểu cảm

Câu 2:Trong câuĐêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.Cụm từ Đêm khuya là trạng ngữ chỉ ý nghĩa gì?

A. Thời gian             B. Nơi chốn              C. Mục đích               D. Cách thức

Câu 3: Trong câu Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp, từ giao tiếp là từ mượn của ngôn ngữ nào?

A. Hán Việt   B. Nhật    C. Anh    D. Pháp

Câu 4: Câu Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. được xem là một bằng chứng trong văn bản nghị luận.

A. ĐúngB. Sai

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.

B. Bàn về những trải nghiệm thú vị của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.

C. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống vật chất của con người.

D. Bàn về những trải nghiệm buồn của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.

Câu 6: Từ cụt lủn trong câu Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. có nghĩa là:

A. Quá ngắn đến mức không bình thườngB. Quá ngắn, quá ít so với yêu cầu cần có

C. Quá ngắn, trông giống như bị hụt điD. Ngắn, cụt đến mức thiếu hẳn đi

Câu 7: Qua đoạn trích trên, tác giả đã thể hiện thái độ gì?

A. Phê phánB. Coi thườngC. Chê baiD. Chế giễu

Câu 8: Phần câu sau có nhiều vị ngữ: trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Cho biết tác dụng của nó.

A. Giúp cho việc miêu tả các trạng thái của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

B. Giúp cho việc miêu tả các hành động của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

C. Giúp cho việc miêu tả các tình cảm của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 9: Em có đồng tình với ý kiến sau: Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn? Vì sao?

Lời ý kiến đó là đúng, vì chiếc smartphone không chỉ là một công cụ liên lạc và truy cập internet, nó còn là một phương tiện giải trí và giúp người dùng giải tỏa căng thẳng, bớt nhàm chán trong cuộc sống hằng ngày. Với các tính năng như đọc tin tức, xem video, chơi game, nghe nhạc, trò chuyện với bạn bè trên mạng xã hội, và nhiều ứng dụng khác, người dùng có thể tìm kiếm những nội dung giải trí phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.

Ngoài ra, tính năng thông báo của smartphone cũng là một yếu tố quan trọng giúp người dùng giải tỏa sự tò mò và hứng thú trong cuộc sống. Khi nhận được thông báo mới từ điện thoại, người dùng sẽ cảm thấy hào hứng và mong chờ để biết thêm thông tin. Điều này đôi khi có thể giúp người dùng cảm thấy vui vẻ và phấn khích, cũng như giúp họ tập trung hơn vào công việc hoặc các hoạt động khác trong cuộc sống.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng smartphone quá nhiều có thể gây nên các tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý và thể chất của người dùng, do đó việc sử dụng smartphone nên được cân nhắc và điều chỉnh hợp lý để đảm bảo sự cân bằng giữa giải trí và công việc, giữa sức khỏe và công nghệ

Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.

Qua những cảnh báo trong đoạn trích, cần rút ra những bài học sau:

+ Đừng tự mình chạy trốn bản thân, đừng rơi vào thế giới hỗn độn của mạng xã hội. Bởi lẽ, càng kết nối, càng online, càng đắm chìm trong thế giới ảo thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.

+ Bình tâm hơn giữa đời thực: quan tâm đến những mối quan hệ thực tế, đến gia đình, người thân; cùng nhau trò chuyện, tâm sự nhiều hơn thay vì thời gian căm tức, đố kị, ghen ghét… với những thứ xa lạ ở thế giới ảo.

6 tháng 10 2017

Đáp án: D

11 tháng 5 2017

Chọn D

14 tháng 5 2019

Đáp án: D

17 tháng 10 2018

Chọn D

16 tháng 6 2016

tham khảo nha

Trong lúc thầy cô đang say sưa giảng bài thì bỗng dưng tiếng chuông điện thoại vang lên: reng reng … Như một phản xạ tự nhiên thầy cô sẽ ngưng giảng, nhìn về phía phát ra âm thanh. Rõ ràng điều này đã làm gián đoạn mạch cảm xúc, tư duy của thầy cô giáo, làm bài giảng phải ngưng lại và làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp đang chăm chú theo dõi bài học. Kết luận thứ nhất: Việc sử dụng điện thoại trong giờ học làm gián đoạn sự học của mọi người và làm đứt mạch giảng bài của thầy cô giáo.

Khi bạn đang theo dõi bài học, thì giật mình vì điện thoại reo lên: reng reng … Bạn sẽ phải bắt máy, rồi xin phép thầy cô ra ngoài. Điều này vô tình làm bạn không theo kịp nhịp bài học, bởi sau khi bạn quay vào lớp thì thầy cô đã giảng sang phần khác rồi.

Nhiều bạn để điện thoại ở chế độ rung hoặc chế độ im lặng trong tiết học, nhưng một lúc lại mở lên xem có ai nhắn gì không? Điều này vô tình làm bạn mất tập trung, tâm trí phân hai nên việc theo dõi bài giảng của thầy cô không thông suốt. Do đó việc tiếp thu bài của bạn bị hạn chế, nhiều lúc ngơ ngác không hiểu thầy cô đang nói gì.

Với một số điện thoại thông minh (smart phone) có thể kết nối internet và mạng xã hội như facebook, G+, … càng làm cho bạn mất thời gian vào những chuyện online hơn nữa. Thậm chí có bạn còn đeo tai phone nghe nhạc, xem phim, quay phim, chơi game, … trong giờ học và xem đó như một mốt thời thượng. Thay vì chú tâm vào bài giảng của thầy cô, bạn lại say sưa với những trò giải trí trên điện thoại, còn tâm trí đâu mà học với hành nữa.

45 phút trôi qua rất nhanh chóng, chỉ vài bài nhạc hay vài level trong trò chơi là hết một tiết học. Do đó, trong giờ học các bạn nên tắt nguồn điện thoại để toàn tâm, toàn ý chăm chú lắng nghe thầy cô truyền thụ kiến thức, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay. Có như thế tiết học của bạn mới đạt hiệu quả cao.

Cha mẹ của bạn làm việc rất vất vả mới có đủ tiền để nuôi và đóng học phí cho bạn đến trường. Hãy trân trọng những đồng tiền do cha mẹ bạn làm ra, cũng như trân trọng những giọt mồ hôi cực khổ, nhọc nhằn của cha mẹ bạn vậy. Ngay cả cái điện thoại của bạn đang sử dụng cũng là công sức không nhỏ của cha mẹ mới có thể mua được cho bạn đấy.

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Nghề nghiệp sau này của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại tương lai của mình các bạn nhé!

10 tháng 4 2017

Bài viết này mình cũng thấy bên trang khác rồi nhưng nó có vẻ không đúng chủ đề