K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2023

Khi soạn Bài tập làm văn – em thấy:

– Nhân vật trong câu chuyện rút ra kinh nghiệm qua những gì đã xảy ra khi nhờ bố làm bài: Chỉ có khi tự mình thực hiện, tự mình viết thì mới thể hiện được cá tính, nét độc đáo riêng biệt của mỗi người bạn của mình và của chính bản thân mình.

– Em đồng ý với điều đó. Vì bài văn là một hình thức sáng tạo của cá nhân. Để có thể biểu hiện được cá tính và độc đáo thì phải tự mình làm vì lời văn và cách tư duy của mỗi người là khác nhau.

NG
22 tháng 12 2023

- “Tôi hiểu rằng bài tập làm văn của tôi thì tốt nhất là tôi tự làm một mình” – đó là bài học mà Ni-cô-la đã rút ra được qua những gì đã xảy ra. 

- Bài học này không chỉ đúng với riêng Ni-cô-la mà đúng với mọi học sinh. Chỉ có làm bài bằng sự suy nghĩ, bằng cảm xúc, trải nghiệm của bản thân thì mới bộc lộ được năng lực thực sự của mình, thấy được những điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục.

- Trong học tập, hoạt động nhóm, trao đổi, giúp đỡ nhau là điều cần thiết, tuy nhiên, viết một bài tập làm văn phải là hoạt động của cá nhận, không thể hợp tác như làm những công việc khác. 

Lần đầu viết chuyện, không hay nhể, một câu chuyện có thật của ai đó. ... Không có đềNgày hôm đó, tôi đến trường học, ngôi trường mới của tôi. Tôi đã gặp anh, đối với tôi lúc đó, anh chỉ như bao người con trai khác-đáng ghét. Nhưng nhìn anh khá quen, hình như tôi đã gặp anh ở đâu thì phải. Sau đấy vài hôm, tôi để ý rằng, cách anh cư xử với tôi khác với những người con gái...
Đọc tiếp

Lần đầu viết chuyện, không hay nhể, một câu chuyện có thật của ai đó. ...

Không có đề
Ngày hôm đó, tôi đến trường học, ngôi trường mới của tôi. Tôi đã gặp anh, đối với tôi lúc đó, anh chỉ như bao người con trai khác-đáng ghét. Nhưng nhìn anh khá quen, hình như tôi đã gặp anh ở đâu thì phải. Sau đấy vài hôm, tôi để ý rằng, cách anh cư xử với tôi khác với những người con gái khác. Anh đối xử với họ thì như thưởng, người lạ. Rõ ràng tôi cũng vậy mà anh lại quan tâm tôi, mỗi khi tôi buồn thì anh chọc ghẹo, làm tôi tức và vui. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Có những người khác xinh hơn tôi, tốt hơn tôi, việc gì anh phải để ý đến tôi?
Sau khoảng 1 tháng đi học, anh đi cùng đường với tôi, đã gặp nhau. Anh lướt qua tôi, tôi chỉ nghĩ là đi qua thôi, chả có gì cả. Nhưng bỗng anh dừng lại, có vẻ như chờ cái gì. Hóa ra anh trờ tôi đến, hỏi tôi:'' Có muốn đến trường cùng anh không? Anh cũng đến trường '' Chẳng là hôm đó, tôi và anh cùng đến trường tập kịch. Tôi kịch văn, anh kịch tiếng anh, trường cũng không đông nên có lẽ anh mới mạnh bạo như vậy. Xong tôi từ chối, nhìn vẻ mặt anh lúc đó khá buồn nhưng cũng phóng đến trường, tất nhiên mà trước tôi.
Đến ngày 24/12, ngày Noel. Suốt một buổi sáng, anh gọi tôi đến chỗ anh để hỏi điều gì. Tôi cũng đâu có lại. Tan học, cùng đường mà, lại gặp nhau, anh đang đi cùng bạn, hỏi nhỏ với tôi là đi chơi không? Tôi lơ ngơ không hiểu, hỏi cái gì cơ. Chắc anh bực mình, chậc một cái rồi đi trước. Chiều hôm đấy, trên đường đi học lại gặp, hóa ra những gì anh hỏi lúc sáng là đi chơi Noel không. Tôi cũng từ chối. Mặc dù khá vui khi lần đầu tiên có người con trai nào dủ tôi đi chơi Noel. 
Càng ngày, anh càng quan tâm tôi, tôi cũng để ý anh nhiều hơn. Bỗng một ngày, tôi chợt nhận ra: Tôi thích anh mất rồi!!! Chuyện gì thế này, tôi vốn là người con gái không biết yêu là gì, vậy mà ...Thật sự, tôi không thể hiểu được là tại sao nữa. Anh khiến tôi rung động. Tôi không thể kể với ai, không thể tâm sự với ai cả. Đành dấu kín trong lòng. Nhưng anh cuối cấp, anh ra trường đúng lúc tôi thích anh. Một nỗi buồn rất lớn. Tôi không thể làm gì hơn ngoài việc khóc vào mỗi tối, việc này giống như mới chia tay người yêu vậy. Cô đơn, một mình chịu nỗi khổ tâm, chẳng ai biết chuyện này cả. Tôi không biết làm thế nào để quen anh nữa. Mỗi lần sắp quên thì anh lại xuất hiện, không thể tránh được anh. Tôi không biết làm thế nào để hết thích anh nữa. Và một câu hỏi nữa là: Liệu, anh có thích tôi không?
                    Tôi không dám nói ra vì sợ.
                    Sợ anh biết tôi thích anh.
                   Cũng sợ anh không biết là tôi thích anh.
                   Chuyện gì đang xảy ra với tôi vậy?
#Moon

0
Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình...
Đọc tiếp

Hãy đọc kĩ đoạn văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi ở dưới:

    " Thế rồi, từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vao vòng nô lệ, chừng nào vẫn giữ được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...

      Rồi thầy cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học cho chúng tôi. Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chú ý nghe giảng đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài đến thế. Cứ như thể trước khi ra đi, con người tội nghiệp muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay một lúc tri thức ấy vào đầu óc chúng tôi..."

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ nào?

Câu 3:Em hiểu như thws nào về lời nói "...bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..."

Câu 4: Ý nghĩa của nhan đề văn bản là gì?

Câu 5: Điều mà em học tập được ở nhân vật "tôi" trong đoạn trích là gì?

    Ai làm trong tối nay và sáng mai mình sẽ tick cho. Các bạn giúp mình với nhé!

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 2 2019

1. PTBĐ chính: tự sự

2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".

3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.

4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp -  Phổ và chịu sự thống trị của Đức.

2 tháng 3 2019

Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự

Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.

Câu 3 : 

- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do

- Tiếng nói là tài sản  tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.

- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh

Câu 4 :

Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :

- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho  nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp.  Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.

Câu 5: 

- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.

 + Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:

 +Giữ gìn sự trong sáng.

 + Sử dụng có chuẩn mực

 + Làm giàu thêm vốn từ.

- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc

+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.

+ Có thái độ yêu say các môn học.

+ Có tinh thần tự học.

- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.

Đề: Qua câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi", hãy tưởng tượng để viết một đoạn văn miêu tả hình dáng của người anh trong câu chuyện: I. Mở bài: giới thiệu khái quát câu truyện "Bức tranh của em gái tôi" (dựa nào vào phần chú thích ** trong SGK/33)Trong chuyện em thích nhất là nhân vật nào? Vì sao?II. Thân bài:- Người anh có dáng người như thế nào? Bai nhiêu tuổi?- Gương mặt? Đôi mắt? Nụ...
Đọc tiếp

Đề: Qua câu chuyện "Bức tranh của em gái tôi", hãy tưởng tượng để viết một đoạn văn miêu tả hình dáng của người anh trong câu chuyện: 

I. Mở bài: giới thiệu khái quát câu truyện "Bức tranh của em gái tôi" (dựa nào vào phần chú thích ** trong SGK/33)

Trong chuyện em thích nhất là nhân vật nào? Vì sao?

II. Thân bài:

- Người anh có dáng người như thế nào? Bai nhiêu tuổi?

- Gương mặt? Đôi mắt? Nụ cười? Sóng mũi? Vầng trán? Có sở thích gì? Tài năng?

- Trang phục? Dáng đi? Qua đó thể hiện điều gì? Thường ngày người anh đối xử với cô em gái như thế nào? 

- Tính tình của người anh ra sao? Qua việc gì?

- Người anh còn đặt tên cho cô em gái là gì? Vì sao?

- Khi phát hiện ra tài năng của cô em gái, người anh có thái độ như thế nào?

- Hằng ngày người anh làm những công việc gì? (chở em gái đi học, quét nhà,...)

- Mọi người xung quanh và trong lớp có nhận xét gì về người anh trai?

- Ai đi thi và đoạt giải mấy?

- Đứng trước bức tranh đoạt giải, người anh có thái độ như thế nào?

- Người anh đã tự nhận ra điều gì ở chính mình?

III. Kết bài:

- Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì từ người anh?

- Em học hỏi được những điều gì từ cô em gái?

0
 ĐIỀU NÊN LÀM NGAYTrong một khóa học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần,anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đóphải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy.”Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30tuổi và cảm thấy vô cùng...
Đọc tiếp

 

ĐIỀU NÊN LÀM NGAY
Trong một khóa học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau: “Trong vòng một tuần,
anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó
phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy.”
Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30
tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình
cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu
chuyện của mình:
“Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa
giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông, ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi
phải họp gia đình. Nhưng ngay cả những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với
nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng
tôi yêu ông ấy.
Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm
hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông,
lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ
không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.
Tôi bước vào và nói: “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với
bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố.”
Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn
dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói: “Bố cũng
yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó.”
Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn
đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với
bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa.”

 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
 .......................................................................................................................................................................................................................  .........................................................................................................................................................................................................................

0
30 tháng 12 2018

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

: Đọc kĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Tôi có một kinh nghiệm trong cuộc đời mình rằng: nếu đòi phải có môi trường phù hợp, hoàn cảnh phù hợp, cơ sở vật chất phù hợp mới chịu làm cái gì đó thì thật ra khi có đủ, tôi vẫn không làm tốt được. Bởi việc quan trọng là hành động và tìm ra cách để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại chứ không phải là đòi hỏi hoàn cảnh thích ứng với mình rồi...
Đọc tiếp

: Đọc kĩ đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Tôi có một kinh nghiệm trong cuộc đời mình rằng: nếu đòi phải có môi trường phù hợp, hoàn cảnh phù hợp, cơ sở vật chất phù hợp mới chịu làm cái gì đó thì thật ra khi có đủ, tôi vẫn không làm tốt được. Bởi việc quan trọng là hành động và tìm ra cách để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại chứ không phải là đòi hỏi hoàn cảnh thích ứng với mình rồi mới hành động. (…) Không có môi trường, hoàn cảnh, điều kiện như mong muốn thì ta sẽ không làm gì cả. Liệu bạn có định trở thành người như vậy?

(Theo Lại Minh Lực, “Học online không hiệu quả là do đâu?”, VnExpess.net)

Câu 1. Xét theo mục đích nói, câu văn cuối cùng trong đoạn văn bản thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Cách thực hiện hành động nói? 

0