K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

Vương triều Lê sơ được thành lập:

- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập thành lập nhà Lê sơ.

- Niên hiệu Thuận Thiên

- Khôi phục quốc hiệu Đại Việt.

- Đóng đô tại Thăng Long.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự thành lập của Vương triều Nguyễn:

+ Sau khi vua Quang Trung qua đời (năm 1792), nhà Tây Sơn suy yếu, do: mất đi một trụ cột quan trọng; mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc; uy tín bị giảm sút,…

+ Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế của Việt Nam, tồn tại trong 143 năm (1802 - 1945) và trải qua 13 đời vua. Nhà Nguyễn được thành lập khi vua Gia Long (Nguyễn Ánh) lên ngôi năm 1802, kết thúc bằng sự thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại năm 1945.

NG
20 tháng 9 2023

a. Triều Lê Sơ thành lập

- Tháng 4 năm 1428, sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, lập ra nhà Lê Sơ, đóng đô ở Thăng Long

b. Tình hình Kinh tế - xã hội

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Nhà Lê Sơ ban hành nhiều chính sách tiến bộ như:

+ Chính sách quân điền, chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng, xã.

+ Cấm giết trâu, bò bừa bãi

+ Cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt

+ Một số chức quan lo về nông nghiệp như: Khuyến nông sứ, hà đê sứ, Đồn điền sứ…

=> Nông nghiệp được phục hồi, đời sống nhân dân ổn định

- Thủ công nghiệp:

+ Các làng nghề thủ công phát triển theo hướng chuyên nghiệp

+ Triều đình còn lập ra Cục bách tác - chuyên việc đúc tiền, đúc vũ khí…

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán với nước ngoài tấp nập

* Xã hội:

- Xã hội phân hóa thành nhiều tầng lớp khác nhau

- Tầng lớp quý tộc (vua, quan lại) có nhiều đặc quyền, đặc lợi

- Nông dân chiếm đại đa số dân cư

- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông hơn

- Tầng lớp nô tì giảm dần

c. Tình hình văn hóa - giáo dục

* Văn hóa:

- Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế

- Văn học phát triển, nổi bật là văn học chữ Hán với các tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Quỳnh Uyển cửu ca (Lê Thánh Tông)…

+ Bên cạnh đó vẫn có các tác phẩm văn học chữ Nôm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông)

- Sử học có Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên

- Địa lý có bộ Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ

- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên

- Toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu

- Nhã nhạc cung đình ra đời

- Các loại hình nghệ thuật như chèo, tuồng rất phát triển

- Kiến trúc với nhiều công trình đặc sắc như: Điện Lam Kinh, điện Kính Thiên…

- Điêu khắc: sử dụng chất liệu đá, trau truốt, tỉ mỉ, khối hình hòa quyện trong không gian.

* Giáo dục

- Đào tạo quan lại với nội dung thi cử là các sách của đạo Nho

- Vua Lê Thái Tông cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành

- Các đạo, phủ đều có trường học

- Các khoa thi được mở thường xuyên

- Những người đỗ đạt được khắc tên vào bia ở Văn Miếu để “làm gương sáng cho muôn đời”

27 tháng 4 2023

Tham khảo loading...  

27 tháng 4 2023

- Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không còn đủ sức giữ vai trò của mình. Giữa lúc đó, xuất hiện một nhân vật mới là Hồ Quý Ly.

- Hồ Quý Ly là người có tài năng, được nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.

- Năm 1399, một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành. Năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ được thành lập.

-       Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế (hiệu Thái Đức) , Vương triều Tây Sơn thành lập.

-      Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế thống trị vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc.

-       Thành lập chính quyền các cấp, kêu gọi nhân dân khôi phục sản xuất.

-       Lập lại sổ hộ khẩu, tổ chức lại giáo dục, thi cử, tổ chức quân đội (dịch chữ Hán, chữ Nôm để làm tài liệu dạy học).

-       Đối ngoại hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Lào và Chân Lạp rất tốt đẹp.

-       Năm 1792 Quang Trung qua đời.

-       Năm 1802 Nguyễn Ánh tấn công, các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ.

Triều đại lê sơ thành lập trong hoàn cảnh :
Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi , năm 1428 quân Minh bị đuổi ra khỏi bờ cõi nước ta , Lệ Lợi lên ngôi Hoàng đế , khôi phục lại nước Đại Việt

23 tháng 3 2021

 Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm 1428 quân Minh bị đuổi ra khỏi bờ cõi nước ta, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại nước Đại Việt.

4 tháng 2 2023

Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ

- Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ. Lập nên vương triều Hồi giáo Đê -li. 

Đến đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng. 

Chính trị

Kinh tế

Xã hội

Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời.

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng

Tầng lớp Bà-la-môn được xem là đẳng cấp cao nhất.

Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất vá phát triển.

Thủ công nghiệp truyền thống phát triển.

Thực quyền trong xã hội thuộc về người Hồi giáo.

Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ. 

Giao thương phát triển. Thương nhân Ấn độ bán vải vóc, đồ trang sức và gia vị đổi lấy hàng hóa, ngựa chiến từ Trung Á, Tây Á.

Người dân không theo Hồi giáo bị phân biệt biệt đối xử

  

Nhiều cuộc đấu tranh lớn làm suy yếu vương triều Đê-li.

17 tháng 3 2021

- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.

- Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực:

+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê.

+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.

=> Nhà Lê bước vào thời kì suy yếu.



 

17 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.

- Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực:

+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê.

+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.

=> Nhà Lê bước vào thời kì suy yếu.