K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2023

Câu 1 :

Dàn ý :

A, Mở bài

- Nêu vấn đề cần nghị luận

VD : Con người trong cuộc sống khi sinh ra ai cũng có sự sợ hãi vô thức trong tâm trí. Đó là một phản ứng bình thường ở mỗi con người. Và nó mặc dù không cần thiết nhưng vẫn phải có ở mỗi con người.

B, Thân bài

- Giải thích khái niệm

+ Sợ hãi là gì?

+ Biểu hiện của sự sợ hãi

+ Tác hại

+ Nguyên nhân

+ Phản biện

- Biện pháp để khắc phục sự sợ hãi

C. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ với bản thân

 

(Đây là dàn ý cho bạn tham khảo để viết bài)

 

5 tháng 1 2023

Câu 2 nữa bạn ơi :( 

2 tháng 6 2017
Bài làm
“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.Quả thật vậy,truyền thống đó dần trỡ thành một phẫm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phãi có.
Ông cha ta ngày xưa dạy chúng ta câu tôn sư trọng đạo nhầm nhắc nhỡ chúng ta phãi biết tôn trọng kình yêu những người đã dạy dỗ mình,không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha me,những người đã dạy chúng ta,dù ít dù nhiều chúng ta vẫn phãi giữ đúng tinh thần đó,như người xưa có câu: “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”.Từ khi còn trong nôi ai cũng được nghe lời ru: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều.muốn con hay chữ phãi yêu lấy thầy” và càng ngày càng ngày lời ru đó cầng thấm nhuần sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta rằng vai trò vị trí của người thầy rất quan trọng: “ Không thầy đố mày làm nên”.Qua đó cho ta thấy rằng người thầy dạy dỗ ta cũng có thễ ví như là những bậc sinh thành,vần được nhớ ơn,công lao dạy dỗ chúng ta,bỡi vì lẽ đó nhân gian có câu: “ Mùng một tết cha,mùng hai tết mẹ,mùng ba tết thầy”.Vậy đối với đầng sinh thành ra chúng mình,mình đã kính trọng,thương yêu biết bao nhiêu thì đối với những người đã dạy dỗ chúng ta,chúng ta cũng phãi có thái độ như vậy.
Mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xữ của cũa dân tộc Việt Nam.Tinh thần tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp,vô cùng quý giá mà chúng ta cần phãi gìn giữ.Cũng như dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ,thì ta cũng có ngày nhớ ơn người thầy,đó là ngày hai mươi tháng mười một,ngày nhà giáo Việt Nam,là dịp đễ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu của mình bằng những lời cãm ơn,những món là nhõ bé chứa đựng tình cãm của chúng ta dành cho thấy cho cô.Tuy trong xã hội hiện nay,người thầy không còn ỡ một vị trí cao tuyệt đối nữa như xưa nữa,nhưng họ vẫn là những người được xã hội tôn trọng vì nghề dạy học được là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,những người thầy người cô bõ biết bao công sức,tấm huyết cho những em học trò tựa nhưng đàn con nhỏ yếu dấu ruột thịt của mìnhcho dù trên lưng họ đang mang những gánh nặng,những lo toan mưu sinh trong cuộc sống,họ vãn dành thời gian,nghiền ngẫm nhưng bài dạy,làm giáo án,suy nghĩ phương thức giãng dạy như thế nào đễ học trò có thê nắm bắt tất cã bài học.Là bổn phận học sinh,chúng ta cần phãi giữ đúng tinh thần tôn sự trọng đạo
Cho đến bây giờ,truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên đươc giá trị của nó,còn rất nhiều học trò ngoan ngoãn học tập,chú ý lắng nghe những gì thầy cô giãng,giữ đúng đạo làm trò,luôn lễ phép không làm uỗng công sức của người thầy.Như gương ông Phạm Sư Mạnh,một người học trò giỏi của thầy Chu Văn An,cho dù đã đỗ đạt làm quan to chức lớn,địa vị xã hội lớn hơn thầy mình rất nhiều nhưng ông vẫn rất lễ phép với thầy,khi về thăm thầy,ông cho lính ngựa đứng ngoài đầu ngõ,ông đi bộ vào nhà thầy và quỳ xuống lạy thầy.Thật là một tầm gương sáng để chúng ta noi theo.Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận học sinh,tỏ ra coi thường công sức của người thầy miệt mài ngày đêm để có được bài giảng cho mình,xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn long.Thật đáng chê trách!
Vì vậy những ai đang là học sinh đang ngồi trên ghê nhà trường ,hãy thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thây cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn long,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô.
Hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.Người thầy người cô luôn là một tấm gương đề chúng ta học hỏi,noi theo.Đồng thời là những người bỏ biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách như lời một bài hát:
“ Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy”.
2 tháng 6 2017
Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam .
14 tháng 12 2021

Tham khảo!

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”

-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.

-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

15 tháng 12 2021

Em tham khảo các ý này nhé:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”

-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.

-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!

15 tháng 12 2021

Tham khảo nhé

-Hai câu thơ như nhắc nhở rằng chúng ta cần có lòng yêu thương để cuộc đời trở nên tươi đẹp hơn. Lòng yêu thương sẽ giúp ta thấy cuộc sống này đáng sống, thấy được sự ấm áp của tình người. Có vậy chúng ta thật sự đồng cảm với thông điệp của chương trình.

-Hạnh phúc luôn trong tầm tay mỗi chúng ta! Hãy mang hạnh phúc đến cho người khác và bạn sẽ tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình!

Ý rút gọn là con người khi sinh ra ai ai cũng cần có tình yêu là thứ cần thiết chúng ta phải biết trân trọng khi có đc nó.

24 tháng 12 2018

Câu 2:

Từ buổi lọt lòng, ông cha ta đã phải đi không nghỉ, phải đổi máu xương để bảo vệ giang sơn, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc. Những gì quý báu nhất, tinh hoa nhất, thuở ông cha cũng như dân tộc ta hôm nay đều dành cho những người con yêu quý đứng ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu.
Còn gì đẹp hơn, cao cả hơn hình ảnh của cả một dân tộc gan góc đúc kết lại trong một con người. Con người đó là người nghĩa sĩ “Sát thát” - “Múa giáo non sông trải mấy thâu”, hay anh bộ đội quần nâu đánh Pháp:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo”
(Việt Bắc - Tố Hữu)

Trong sự nghiệp chống Mỹ, hình ảnh anh vệ quốc chống Pháp lại tái hiện trong thơ với những đường nét mới của thời đại mới, bình thường mà vĩ đại, gan góc mà khiêm tốn, bất khuất mà nhân đạo. Đó là hình ảnh anh giải phóng quân mà Tố Hữu đã khắc họa trong “Bài ca xuân 68” với tấm lòng tha thiết tự hào, vui sướng:

“… Ai đến kia rộn rã cùng xuân?
Hoan hô anh Giải phóng quân
Kính chào anh, con người đẹp nhất…”

“Con người đẹp nhất” là ai? Là lớp người được thai nghén trong “xiềng xích”, sinh ra trong “máu lửa” và được lịch sử giao cho nhiệm vụ thiêng liêng là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.

Tự hào mang trong mình dòng máu của người mẹ Việt Nam, dòng máu mà bốn nghìn năm đã chắt chiu bao tinh hoa, chắt chiu những gì đẹp nhất thuộc về phẩm chất, thuộc về truyền thống, anh giải phóng quân thay mặt cho cả dân tộc mà đứng lên lấy “gan vàng” đối chọi với “đạn sắt” của tên khổng lồ thế kỷ 20. Chính vì lẽ đó, mà hình ảnh anh giải phóng quân là hình ảnh của cả dân tộc ta trong thời kỳ đánh Mỹ. Dân tộc ta đã đẹp về truyền thống, còn đẹp về nghĩa vụ thiêng liêng:

“Cầm khẩu súng, ta vì ta ba chục triệu người
Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”

“Kính chào anh” là lời chào với thái độ trân trọng. Anh là con người đẹp nhất của dân tộc ta trong thời kỳ chống Mỹ, là biểu tượng phẩm giá, lương tâm của thời đại mới, nên mọi người kính chào anh với thái độ khâm phục như vị thiên thần mặt đất, như bông hoa mùa xuân tươi thắm chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
“Lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất”

Đó là cái đẹp được kính trọng, nhưng trước hết là cái đẹp của những con người bình thường giản dị. Ngày xưa ông cha ta cũng thế.

“Hai mươi năm trước - giữa cực nam - chân đất, đầu trần
Mắt ướt nghe lời Bác Hồ kháng chiến…
Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm
và những đoàn vệ quốc lên đường”.
(Giang-Nam)

Và thời chống Mỹ, anh giải phóng quân không chỉ tìm sức mạnh của mình trong xe tăng, thiết giáp, máy bay, đại bác. Anh đã tìm được sức mạnh vô địch ngay trên mảnh đất mình đang sống.

“Sống hiên ngang bất khuất trên đời
như Thạch Sanh của thế kỷ 20
Một dây ná, một cây chông cũng tấn công giặc Mỹ”

Nhịp thơ vang lên hào hùng và sảng khoái. Nó cất lên từ đáy lòng cảm phục của người làm thơ và ngân vang lên như một khúc hùng ca về anh hùng thời đại. Nhà thơ đã đặt anh giải phóng quân bên cạnh Thạch Sanh. Nhưng hình ảnh anh giải phóng quân được nâng lên cao hơn - Thạch Sanh của thế kỷ XX.
Ai là người Việt Nam mà không tự hào với truyền thống 4.000 năm lịch sử của dân tộc - 4.000 năm ông cha ta luôn biết sống ngẩng đầu. Đó là một dân tộc đã từng chiến thắng các thế lực phong kiến phương Bắc: Tần, Hán, Nguyên, Mông, Minh, Thanh, với những tên núi, tên sông Việt Nam chói ngời chiến công: Hàm Tử, Chi Lăng, Bạch Đằng, Vạn Kiếp, và các tướng giặc như Hoàng Thao của Nam Hán đã chìm nghỉm ở sông Bạch Đằng, Thoát Hoan của Hốt Tất Liệt phải chịu chui ống đồng trốn chạy, Liễu Thăng bị chém đầu ở Chi Lăng, và gần 30 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị không còn mảnh giáp, thì hình ảnh anh giải phóng quân trong thời kỳ đánh Mỹ được ví như với Thạch Sanh là cách so sánh, bởi anh mang dáng vóc của ông cha ngày trước trong cách sống và cách đánh giặc:

“Ta đứng đây lẫm liệt đàng hoàng
Như Thạch Sanh khí phách hiên ngang
Lưng đàn, tay búa, tay gương nỏ
Giết mãng xà vương, chém đại bàng”
(Tố Hữu)

Anh giải phóng quân, mang bản sắc của dân tộc trong cách sống hiên ngang, bất khuất, nhưng anh giải phóng quân trong thời kỳ chống Mỹ, cũng mang trong mình dòng máu truyền thống của ông cha chống kẻ thù: “Một dây ná, một cây chông cũng tấn công giặc Mỹ”. Dây ná ngày xưa của Thạch Sanh, ngày nay vẫn còn sức bật của nó trong viên đạn nhằm trúng quân thù mà bắn, và cái mũi chông kia xuyên thủng giặc Pháp năm nào, thì trong thời kỳ đánh Mỹ vẫn còn nhọn hoắt như thuở năm nào và sẵn sàng đâm “hông giặc Mỹ”. Anh giải phóng quân đã đánh Mỹ bằng vũ khí thô sơ nhất, nhưng không chỉ có thế, bên cạnh “mũi chông, dây ná”, “tên tre, lưỡi mác”, anh còn có “lưỡi lê, tên lửa”, nghĩa là cả ngày xưa và cả hiện tại và như vậy sức mạnh của anh giải phóng quân chính là sự tổng hòa của sức mạnh chiến tranh nhân dân thần thánh được nhân dân tin gấp bội.

Anh giải phóng quân trong thời kỳ đánh Mỹ không chỉ có vũ khí mới, mà còn có tâm hồn mới tâm hồn mang nét mới của thời đại, làm nghĩa vụ thiêng liêng nhất của loài người:

“Là hạt giống để mùa sau
…..làm điểm tựa
…..làm người lính đi đầu
…..trong đêm tối….làm ngọn lửa”.

Nhưng anh giải phóng quân không coi vai trò của mình là cao cả, vĩ đại so với loài người, nhất là anh càng không cho mình đứng trên cả loài người. Khi đánh giặc, người chiến sĩ chịu đựng gian khổ, thầm lặng, trong chiến thắng không ưỡn ngực quá tầm thời đại. Nên được cả loài người biết anh, trân trọng anh, bởi vì anh vô cùng khiêm tốn.

“Không tự ngắm mình, anh chẳng hay đâu hỡi chàng tráng sĩ
Cả năm châu, chân lý đang nhìn theo
Dáng anh đi và vành mũ tai bèo”

Lời thơ như chứa đựng bao cảm xúc tự hào đối với anh giải phóng quân, bởi vì “chẳng hay đâu”, cái “không tự ngắm mình”, đó càng làm cho con người anh giải phóng quân đẹp gấp bội. Anh giản dị trong: “Chiếc áo đen khói súng còn vương” (Lê Anh Xuân), nhưng anh khiêm tốn ”có gì đâu mà hỏi anh ơi!” (Lê Hải). Chính vì vậy, mà loài người càng chú ý tới anh, theo dõi bước chân anh từ thuở ban đầu đến chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đại thắng, giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Có thể nói “vành mũ tai bèo” là hình ảnh tượng trưng, đẹp nhất trong hình tượng anh giải phóng quân mà thế giới đã nhìn thấy. Không biết tên anh là ai, chỉ thấy anh có chiếc mũ tai bèo, ta nói anh là anh giải phóng quân. Thế thôi! Rất đơn giản, nhưng nó đã nói lên sự suy nghĩ của cả năm châu đối với cuộc chiến đấu của chúng ta:

“Ta muốn hỏi Trường Sơn
Có đỉnh cao nào hơn
Chiếc mũ kia của chủ nghĩa anh hùng cách mạng”

Phát triển hình tượng chiếc mũ tai bèo, tượng trưng cho người chiến sĩ giải phóng không quân, nhà thơ viết tiếp:

“Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh
Mà xông xáo mà tung hoành ngang dọc
Mạnh hơn tất cả đạn bom, làm run sợ cả Lầu Năm Góc”.

Chiếc mũ tai bèo của anh giải phóng quân tượng trưng cho tâm hồn trong sáng của anh và bên cạnh cái trong sáng lại thể hiện cái tính nhân đạo của người chiến sĩ.

“Đánh Mỹ là điều nhân đạo nhất
Đánh Mỹ là cao cả của tình yêu”.
(Chế Lan Viên)

Từ tấm lòng yêu tha thiết “từng chiếc lá trên cành” đã thúc giục anh lên đường bảo vệ màu xanh, bảo vệ quê hương, sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Anh “xông xáo” và “tung hoành ngang dọc” với sức mạnh thần kỳ của lòng căm thù cao độ của những chiến sĩ đâm lê Núi Thành.

“Chiến công một đêm, nghìn đời ghi tạc” và lòng căm thù đó còn bởi một lẽ:
“Vì cháu ta bị giết, mũi lê này
Mũi này nữa, rửa hồn cho mẹ, cho chị,
Vì Bắc, vì Nam, vì hai miền máu chảy”
(Phạm Hổ)

Tư thế của người chiến sĩ giải phóng quân đã làm cho quân thù khiếp sợ:

“Những chiến sĩ đâm lê Núi Thành
Mắt nhìn thù sao bay rực rỡ
Rượt đuổi thù chân như chiến mã
Đâm chết thù, sức núi dồn tay”
(Phạm Hổ)

và hình ảnh tung hoành của chiến sĩ giải phóng quân cũng thật vĩ đại, hùng vĩ:

“Anh đi xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió lay thành chuyển non
Mái chèo một chiếc xuồng con
Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương”
(Tố Hữu)

Chống Mỹ, khẩu hiệu thiêng liêng đó đi sâu vào mọi tấm lòng, mọi lứa tuổi

“Cha còn đeo quân hàm
Con đã ra nhập ngũ
Một hòn đá Trường Sơn
Cha con cùng gối ngủ”
(Trinh Đường)
và “Đêm nay suốt Trường Sơn
nổi lên bao đống lửa”
(Thủy Bắc)

Thực vậy, có đống lửa nào ấm hơn hơi thở của hai cha con cùng gối đầu trên một hòn đá trên đường ra trận. Đây không chỉ là một hình ảnh đẹp, mà còn là niềm lạc quan trong sáng trong cảnh vất vả, gian khổ, nhưng nó lại bắt nguồn từ truyền thống ông cha, từ dáng đứng hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ giải phóng quân, bắt nguồn từ lòng dũng cảm, không sợ hy sinh và cao cả hơn tất cả là lòng quý yêu độc lập, tự do:

“Tuốt gươm không chịu sống quỳ
Tuổi xanh chẳng tiếc, tiếc chi bạc đầu”

Đó là lời thề của anh giải phóng quân cũng là lời thề của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến đánh Mỹ, với khí thế toàn dân ra trận:

“Ba mươi mốt triệu dân
tất cả hành quân
tất cả thành chiến sĩ”
Để:
“Sài Gòn
như Hà Nội năm nào
Đón những người con chiến thắng trở về
Đón mừng những sư đoàn
Rập bước
ca vang”
(Phạm Ngọc Cảnh)

Hình ảnh anh giải phóng quân trong thơ ca chống Mỹ là một bản hùng ca về những đức tính cao đẹp của người chiến sĩ trên trận tuyến đánh quân thù bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đó là hình ảnh của dân tộc ta đã hun đúc nên những con người đẹp nhất bằng những tinh hoa cao quý của dân tộc mình - anh giải phóng quân trong thời kỳ đánh Mỹ.

Hôm nay, kỷ niệm lần thứ 41 ngày giải phóng Miền Nam, qua thơ ca mà nghĩ về anh - người chiến sĩ giải phóng quân - với tấm lòng khâm phục tự hào và tin tưởng trên bước đường ta đi tới.

Ngày hôm nay, dù hiện tại còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng trên 90 triệu người dân Việt Nam luôn ghi công ơn của các chiến sĩ, anh hùng, tiếp tục xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh để sự hy sinh xương máu của các anh không uổng phí. Đúng như hai câu thơ của nhà thơ chiến sĩ Lê Anh Xuân trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” đã viết:

Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

25 tháng 12 2018

bạn là hs trường HXH đúng ko ? Mình học lớp 6C nè

11 tháng 6 2019

các câu trả lời nhắc đến lối sống đẹp của con người. Có thể trả lời một trong các trường hợp sau:

- Con người sống với nhau cần lòng vị tha và tình đoàn kết.

- Nhân ái và đoàn kết là sức mạnh của con người.

- Sống trên đời cần có một tấm lòng: nhân ái, vị tha, đoàn kết.