K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2022

a)Trọng đức khinh tài

b)Thất bại là mẹ thành công

c)Thức khuya dậy sớm

d)Việc nhà thì nhác,việc chú bác thì siêng

eLên thác xuống ghềnh

27 tháng 6 2018

a, Coi trọng danh dự con người.
b, Mong muốn vượt hết mọi khó khăn, gian khổ trong khi làm: có chí thì nên, thua keo này ta bày keo khác...
c, Chỉ công việc vất vả của người dân trên đồng ruộng:ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần,
Có khó mới có miếng ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi cày.

mik chỉ lm đc phần c thui 

mik chả hỉu cho lắm

28 tháng 6 2018

a, Coi trọng danh dự con người.
b, Mong muốn vượt hết mọi khó khăn, gian khổ trong khi làm: có chí thì nên, thua keo này ta bày keo khác...
c, Chỉ công việc vất vả của người dân trên đồng ruộng:ai ơi bưng bát cơm đầy dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần,
Có khó mới có miếng ăn
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi cày.
d, Chỉ 1 người ko quan tâm đến gia đình, chỉ lo cho người.

7 tháng 11 2017

chân cứng đá mềm(cứng,mềm)

7 tháng 11 2017

1. Lợi bất cập hại

2. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng 

3. Én bay thấp mưa ngập cầu ao, én bay cao mưa rào lại tạnh

4. Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ 

5. Ăn thật, làm giả

Câu 1. Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:Thương người như thể thương thâna. Xét về nội dung, câu tục ngữ trên được xếp vào nhóm nào? Phương thức biểuđạt chính là gì?b. Về cấu tạo, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?c. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu tục ngữ.d. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu, trình bày cảm...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:

Thương người như thể thương thân

a. Xét về nội dung, câu tục ngữ trên được xếp vào nhóm nào? Phương thức biểu
đạt chính là gì?
b. Về cấu tạo, câu tục ngữ trên thuộc kiểu câu gì? Vì sao em xác định như vậy?
c. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trong câu tục ngữ.
d. Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu, trình bày cảm nhận sâu sắc của em về câu tục
ngữ. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu rút gọn.
e. Tìm 1 số câu tục ngữ có cùng nội dung với câu tục ngữ trên.
Câu 2.
a. Hãy giải thích, sau đó tìm từ 5 đến 8 dẫn chứng để làm rõ câu nói của Bác:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.

b. Trình bày những hiểu biết, suy nghĩ và đánh giá về mỗi dẫn chứng em đã nêu, .
c. Sắp xếp phần đã trình bày ở ý b. theo logic, sau đó viết thành đoạn văn tổng –
phân - hợp. (Có thể làm gộp 2 yêu cầu này).

1
11 tháng 4 2020

1. Tục ngữ về con người và xã hội

Biện pháp so sánh.

Lá lành đùm lá rách

Câu :

Con chim mới đậu trên cành cây giờ đã bay đi mất .

Ca dao : 

Nói lới phải giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay .

9 tháng 11 2017

Câu : - Con chim vừa " đậu " ở đây đã " bay " đi từ khi nào .

          - Con bướm này vừa " đậu " lại " bay " đi

          - Mày " đậu " chứ đừng " bay " vội vã quá !

          - Này con sẻ kia , mày " đậu " lại rồi " bay " đi trông rối mắt quá !

Tục ngữ : - Nói lời phải giứ lấy lời 

           Đừng như con bướm " đậu " rồi lại " bay "

10 tháng 3 2023

a) Một nắng hai sương

b) Giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh.

c) Có cứng mới đứng đầu gió.

d) Thua keo này ta bày keo khác.

 

22 tháng 4 2023

a)Thức khuya dậy sớm

b)Thà rằng uống nước hố bom

Còn hơn theo giặc lưng khom,chân quỳ

c)Lửa thử vàng ,gian nan thử sức

d)Cần cù bù thông minh

Câu 1. Qua nhiều lần thí nghiệm, Xi-ôn-cốp-xki đã : A. Thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.B. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại.C. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng nhựa cứng.Câu 2. Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?A. Có ước mơ táo bạo, ý chí kiên trì theo đuổi.B. Đọc nhiều sách báo, làm nhiều thí nghiệm, sống kham khổ.C. Có sự khổ công nghiên cứu, kiên trì,...
Đọc tiếp

Câu 1. Qua nhiều lần thí nghiệm, Xi-ôn-cốp-xki đã :

 

A. Thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng.

B. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng kim loại.

C. Tìm ra cách chế khí cầu bay bằng nhựa cứng.

Câu 2. Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?

A. Có ước mơ táo bạo, ý chí kiên trì theo đuổi.

B. Đọc nhiều sách báo, làm nhiều thí nghiệm, sống kham khổ.

C. Có sự khổ công nghiên cứu, kiên trì, bền bỉ. Quyết tâm thực hiện mơ ước của mình.

Câu 3. Cao Bá Quát đã luyện chữ bằng cách nào?

A. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện cho chữ cứng cáp, mỗi tối ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ.

B. Chữ viết tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách viết chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Nội dung ý nghĩa của truyện “ Văn hay chữ tốt” là:

A. Ca ngợi đức tính kiên trì luyện tập viết chữ của Cao Bá Quát.

B. Cao Bá Quát ân hận vì chữ xấu nên không giúp được bà cụ hàng xóm.

C. Ca ngợi Cao Bá Quát có tấm lòng nhân hậu, biết giúp đỡ bà cụ hàng xóm.

II. Dựa vào kiến thức tiếng việt đã học trong tuần 13, em hãy chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Câu 5. Dòng nào dưới đây gồm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người?

A. Quyết chí, bền chí, bền bỉ, vững chí, gian lao, gian truân .

B. Quyết chí, bền chí, bền bỉ, vững chí, bền lòng, quyết tâm.

C. Quyết tâm, kiên trì, khó khăn, gian khổ, gian lao.

Câu 6. Dòng nào dưới đây gồm các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người?

A. Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian lao, gian nan.

B. Gian khó, bền chí, vững chí, bền bỉ, bền lòng.

C. Kiên nhẫn, kiên trì, khó khăn, gian khổ, gian lao.

Câu 7. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không nói về ý chí, nghị lực của con người?

a. Có chí thì nên.

b. Thua keo này, bày keo khác.

c. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

d. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

e. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

f. Thắng không kiêu, bại không nản.

 

A. Câu tục ngữ c, e, f.

B. Câu tục ngữ e,f.

C. Câu tục ngữ c, e.

Câu 8. Câu hỏi sau là bà cụ tự hỏi mình hay hỏi người khác?

“Gia đình già có việc oan uổng muốn kêu oan, nhờ cậu viết cho lá đơn, có được không?”

A. Tự hỏi mình.

B. Hỏi người khác.

Câu 9. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra câu dưới đây là câu hỏi?

Câu “Khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.” có mấy tính từ, đó là những từ nào?

A. Từ nghi vấn “nào” và cuối câu có dấu chấm hỏi.

B. Từ nghi vấn “ mấy, nào” và cuối câu có dấu chấm.

C. Từ nghi vấn “ mấy, nào” và cuối câu có dấu chấm hỏi.

Câu 10. Trong các câu văn dưới đây, câu văn nào không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, lỗi dấu câu?

A. Rồi bà lão ôm chầm lấy nàng tiên ốc rồi từ đó bà lão và nàng tiên ốc sống hạnh phúc bên nhau.

B. Nhiều năm sau, khi đã lớn Tôi vẫn luôn tự dằn vặt mình.

C. Ông nói với mẹ tôi: Bố khó thở lắm!

D. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình, đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi mời nghỉ lại. Tra loi giup e voi a

0
Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".Như đã nói ở trên,...
Đọc tiếp

Phân tích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách 2

Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".

Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.

Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.

Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.

0