K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2022

Ở bán cầu Bắc:

- Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao (càng xa Xích đạo nhiệt độ trung bình năm càng giảm).

- Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ vùng vĩ độ thấp đến vùng vĩ độ cao (Càng xa Xích đạo, biên độ nhiệt độ năm càng lớn).

3 tháng 2 2023

- Nhận xét:

+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ: Xích đạo (24,5oC), vĩ tuyến 20oB (25,0oC) và giảm dần đến vĩ tuyến 70oB (-10,4oC).

+ Biên độ nhiệt năm tăng dần từ Xích đạo (1,8oC) đến vĩ tuyến 70oB (32,3oC).

- Giải thích:

+ Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất dạng hình cầu, góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.

+ Càng về vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, lượng nhiệt nhận được càng ít. Đồng thời, thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.

8 tháng 6 2017

- Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
- Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn. Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).

8 tháng 6 2017

– Càng lên vĩ độ cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. Nguyên nhân là càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của Mặt Trời (góc nhập xạ) càng nhỏ.
– Càng lên vĩ độ cao, biên độ nhiệt độ năm càng lớn. Nguyên nhân càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng (ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0 độ, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng đêm ở cực).

14 tháng 12 2022

- Nhận xét:

Các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 52oB: Biên độ nhiệt năm giảm dần từ Cuốc-xcơ (29oC) – nằm sâu trong nội địa đến Vác-sa-va (23oC), Pô-dơ-man (21oC) – gần biển Ban-tích và thấp nhất là Va-len-ti-a (9oC) – nằm ven Đại Tây Dương.

- Giải thích:

+ Bề mặt đất nhận nhiệt và tỏa nhiệt nhanh hơn bề mặt nước (mùa hạ: lục địa có nhiệt độ cao hơn đại dương; mùa đông: lục địa có nhiệt độ thấp hơn đại dương) => Cuốc-xcơ nằm sâu trong nội địa có biên độ nhiệt năm cao nhất (29oC), Vác-sa-va và Pô-dơ-man nằm gần biển Ban-tích nên có biên độ nhiệt năm thấp hơn Cuốc-xcơ, lần lượt là 23oC và 21oC.

+ Va-len-ti-a có biên độ nhiệt độ năm thấp nhất và thấp hơn rất nhiều so với 3 địa điểm trên do: vị trí nằm ven Đại Tây Dương, ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, giữa Lạng Sơn và Cà Mau có sự khác biệt lớn về nhiệt độ:

 

Lạng Sơn

Cà Mau

Nhiệt độ trung bình năm

21,50C

27,50C

Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất

27,20C (tháng 7)

28,80C (tháng 4)

Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất

13,40C (tháng 1)

26,20C (tháng 1)

Biên độ nhiệt năm

13,80C

2,60C

- Giải thích:

+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam vì càng về phía Nam góc nhập xạ càng lớn, lượng nhiệt nhận được càng nhiều.

 + Tháng I, chênh lệch nhiệt độ giữa 2 miền Bắc - Nam rõ rệt do miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, nhiệt độ giảm sâu; miền Nam nóng quanh năm.

8 tháng 8 2018

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Xích đạo về cực. Nguyên nhân, càng lên vĩ độ cao, chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng ngày và đêm) trong năm càng lớn. Ở vĩ độ cao, mùa hạ góc chiếu sáng lớn và thời gian chiếu sáng dài (gần tới 6 tháng ở cực); mùa đông góc chiếu sáng nhỏ dần tới 0o, thời gian chiếu sáng ít dần (tới 6 tháng ở địa cực).

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ đại dương vào đất liền. Nguyên nhân: càng xa đại dương, tính chất lục địa càng tăng dần.

NG
20 tháng 9 2023

- Nhận xét lượng mưa hàng năm và sự phân bố lượng mưa ở châu Nam Cực: Lượng mưa hàng năm rất thấp, phân bố không đều: Mưa chủ yếu ở vùng ven biển, các đảo, vùng nội địa gần như không mưa. Phần lớn mưa dưới dạng tuyết rơi.

- Nhiệt độ trung bình năm tại các trạm rất thấp (trạm Bai-đơ: -27,90C, trạm Mai-xơn: -11,90C).

- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn:

+ Trạm Bai-đơ tháng cao nhất: 12 (-14,40C), tháng thấp nhất: 9 (-36,60C) chênh lệch -22,20C.

+ Trạm Mai-xơn tháng cao nhất: 01 (-0,70C), tháng thấp nhất: 9 (-16,20C) chênh lệch -15,50C.

3 tháng 2 2023

- Càng vào sâu trong nội địa, biên độ nhiệt năm giữa các trạm khí tượng cùng vĩ độ càng lớn (Va-len-xi-a 90C; Vac-xa-va 230C; Cuôc-xcơ 290C).

- Nguyên nhân: Lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh, còn đại dương thì ngược lại. Vì vậy, nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn.

19 tháng 10 2018

Nhận xét

Nhiệt độ trung bình tháng 1 và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch rõ nhất là vào tháng 1: Lạng Sơn 13 , 3 o C , TP. Hồ Chí Minh 25 , 8 o C .

Nhiệt độ trung bình tháng 7 giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.

Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam.

Nguyên nhân

Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn.

Tháng 1, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

Tháng 7, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng 7 thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP. Hồ Chí Minh là tháng 4: 28 , 9 o C ).

9 tháng 1 2023

Vì nó thuộc các đới khí hậu kiểu khí hậu khác nhau