K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hãy phân tích vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong qua đoạn trích:"Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao. Muốn xuống chờ Nho để đi về hang, chị Thao phải qua chỗ tôi. Chị cười, răng trắng, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị lao lên trước tôi. Gió cố tình giật mảnh dù trên lưng chị, nhưng không giật nổi.      Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ...
Đọc tiếp

Hãy phân tích vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong qua đoạn trích:

"Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao. Muốn xuống chờ Nho để đi về hang, chị Thao phải qua chỗ tôi. Chị cười, răng trắng, vết sẹo bóng lên, mảnh dù bay trên lưng, chị lao lên trước tôi. Gió cố tình giật mảnh dù trên lưng chị, nhưng không giật nổi.
      Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị. Nhưng chị vùng ra, mắt mở to, mờ trắng đi như không còn sự sống. Sao vậy? Tôi không hiểu. Chị kéo luôn tay tôi, sà xuống mô đất. Vâng, một mô đất nhỏ, hơi dài, phủ đầy thuốc bom màu xám.
      - Nho, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu, em?
      Chị nghẹn ngào, không nước mắt. Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình. Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm xuống đất. Nó không giống cái que kem trắng của tôi khi nãy nữa. Da xanh đi, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi. Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm nó bị sập,
      Thế đấy!
      Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc. Chị ấy sợ máu.
      - Gọi điện về đơn vị nhé!
      Chị Thao lại gần khi Nho đã nằm tinh tươm, sạch sẽ trên chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ to. 
      - Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng. Ơ, cái bà này! Sao bà cứ cuống quýt lên vậy?
      - Thường thế, người ngoài cảm thấy đau hơn người bị thương mà.
      Chị Thao quay mặt ra cửa hang, lại uống nước trong bi đông. Nho gác một cánh tay lên mắt. Nó cũng biết bây giờ không nên uống nước. Tôi pha sữa cho nó trong cái ca sắt.
      - Cho nhiều đường vào. Pha đặc! - Chị Thao bảo."

 

0
cảm nhận về hình ảnh những cô thanh niên xung phong trong đoạn trích: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không : Đất bốc khói,...
Đọc tiếp

cảm nhận về hình ảnh những cô thanh niên xung phong trong đoạn trích: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không : Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung.Hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng đi nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Chỉ khổ đứa phải trực máy điện thoại trong hang.

giúp mk vs ạ mk cần gấp lắm

0
30 tháng 3 2021

tham khảo

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê – một nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm là bức tranh hiện thực về cuộc sống chiến đấu, từ đó nêu lên vẻ đẹp trong sáng của ba cô gái ở tổ trinh sát mặt đường trong kháng chiến chống Mỹ.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, tác giả để cho nhân vật xưng “tôi "kể về mình và đồng đội. Việc lựa chọn ngôi kể cũng góp phần làm nên thành công cho câu chuyện. Nhân vật vừa bộc lộ được những suy nghĩ cảm xúc của mình, vừa miêu tả những điều đang diễn ra, góp phần tạo nên một câu chuyện chân thực, mềm mại gợi nhiều xúc cảm cho người đọc.

Tổ trinh sát mặt đường có ba cô gái là Phương Định, Nho, Thao. Họ còn rất trẻ, nhiều mơ mộng. Công việc chính của các cô là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom "– rất nguy hiểm và đòi hỏi ý chí cao. Nhưng ba cô gái ấy luôn hoàn thành tốt công việc. Công việc không hề đơn giản chút nào, luôn phải chạy trên cao điểm suốt cả ngày. Đôi lúc bị bom vùi về chỉ nhìn thấy hai con mắt lấp lánh, những lúc ấy họ thường gọi nhau bằng cái tên rất ngộ nghĩnh “những con quỷ mắt đen”. Bất chấp những khó khăn của công việc họ vẫn tìm được cho mình những niềm vui, lấp đi nỗi buồn khi nhớ về gia đình, bạn bè. Say mê ca hát, làm đẹp cho cuộc sống. Họ cũng giống như nhiều cô gái tuổi mới lớn khác. Mặc dù sống trong chiến tranh với những hiểm nguy luôn rình rập nhưng họ vẫn yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp. Và trong công việc họ là những người có tinh thần trách nhiệm, có lòng dũng cảm, không ngại hy sinh thân mình. Một ngày của các cô gái trẻ thường kết thúc khi “phá bom đến năm lần. Ngày nào ít : ba lần”. Với họ công việc không đơn giản là nhiệm vụ nữa, mà nó đã ăn sâu vào tâm trí, như một điều gì đó không thể thiếu. Hình ảnh Phương Định và Thao moi đất bế Nho lên khi hầm bị sập thật cảm động. Ở một nơi nguy hiểm, cái chết luôn cận kề nhưng trong họ vẫn có tình đồng đội thắm thiết, hơn thế nữa đó còn là tình chị em gắn bó trong một gia đình.

Cùng chung sống với nhau, nhưng ở mỗi người vẫn bộc lộ những tính cách riêng biệt. Thao là chị cả của nhóm, là người chỉ huy công việc. Không hiểu có phải vì lí do này hay không mà trong tác phẩm cô luôn hiện ra với vẻ bề ngoài cứng rắn, xử lý công việc một cách cương quyết, táo bạo. Có lỗ, do chị là người lớn tuổi nhất trong nhóm nên suy nghĩ có phần thiết thực và những dự tính về tương lai rõ ràng hơn. Nhưng ẩn chứa sau vẻ cứng cỏi là trái tim giàu tình cảm. Chị luôn dành những công việc khó khăn về mình. Sở thích của chị thật giản dị, lúc rảnh rỗi chị thích chép lời bài hát, thậm chí chép cả những lời tự bịa ra. Qua nhân vật Thao, ta cũng thấy rõ được những khát khao trong công việc và những rung động của tuổi trẻ thời kháng chiến.. Không trầm tư như Thao, Nho là một cô gái hồn nhiên, thích được ăn kẹo, trắng trẻo và có vóc người nhỏ bé. Những hình ảnh trên cho người đọc hình dung ra một cô gái rất đáng yêu và vô tư. Nhưng trái lại Nho rất dũng cảm trong công việc. Đó là khi Nho bị thương, mọi người thì rất lo, còn Nho lại nói: “Không chết đâu, đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì khiến mọi người lo lắng”.

Cả ba nhân vật đều cho người đọc những cảm nhận riêng. Nhưng có lẽ, để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với tôi cũng như đa số người đọc tác phẩm là cô gái tên Phương Định.

Là con gái Hà Nội, Định tự nhận là “một cô gái khá" với đôi mắt mà các anh lái xe thường nói : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”. Định có ý thức về mình, biết được có nhiều anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm hoặc đơn giản là “viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa hàng nghìn cây số”. Cô thấy vui vì mình được các anh yêu quý, nhưng với sự kín đáo của một cô gái Hà Nội, Định chỉ cất giữ ở trong lòng. Mặc dù với cô, người can đảm, thông minh nhất vẫn là những người mặc quân phục, có sao trên mũ. Cũng giống như Thao, Phương Định là người yêu âm nhạc, rất mê hát. Cô thích ngồi dựa vào thành đá và khẽ hát trong những buổi trưa im lặng. Đôi lúc buồn cô nghĩ vẩn. vơ về Hà Nội, về những ngày sống trong hòa bình cùng gia đình. Trong công việc, Định cũng không thua kém một ai cả. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống. Vì cô biết là đâu đó có sự dõi theo của các anh cao xạ, nên sẽ không còn run sợ mà dũng cảm làm nhiệm vụ. Sống trong bom đạn, sự ác liệt của chiến tranh nhưng Định vẫn giữ được tâm hồn, nét đẹp trong sáng của một cô gái Hà Nội. Chính nhờ những điều ấy, nhân vật Phương Định đã thật sự tỏa sáng trong tác phẩm với hình ảnh của nữ thanh niên xung phong trong thời chiến.

  
29 tháng 10 2018

- Khái quát hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 cô gái

 • Sống và chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn đầy bom đạn.

 • Họ phải đối mặt đó là cuộc chiến đấu ác liệt và chính là công việc tổ trinh sát mặt đường - một công việc hơn cả nặng nhọc, đó là nhiệm vụ hiểm nghèo.

- Vẻ đẹp chung của ba cô gái

 • Họ có lòng yêu nước sâu sắc, sống có lí tưởng cao đẹp.

 • Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, lòng dũng cảm, gan dạ không sợ gian khổ hi sinh.

 • Họ có tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời

 • Họ là những nữ thanh niên xung phong có tình đồng đội gắn bó, thân thiết

- Vẻ đẹp riêng của ba cô thanh niên xung phong

 • Nho là một cô gái trẻ, xinh xắn nhưng trong chiến đấu thì rất dũng cảm, hành động thật nhanh gọn.

 • Nhân vật Phương Định là đại diện các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, tuy gian khổ nhưng vẫn giữ được cái phong cách riêng của người Hà Nội, rất trữ tình và đáng yêu. Là một cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và về thành phố của mình.

 • Nhân vật chị Thao lớn tuổi hơn nên những ước mơ và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Một người chị nông thôn, đầy tinh thần trách nhiệm, dám quyết đoán, biết hi sinh và nhường nhịn.

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trínão tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới…không đáng kể nữa. Cógì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tìnhhình. Tôi nói như gắt vào máy:- Trinh sát chưa về!Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụavà...
Đọc tiếp

Tôi không cãi chị. Quyền hạn phân công là ở chị. Thời gian bắt đầu căng lên. Trí
não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới…không đáng kể nữa. Có
gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội trưởng hỏi tình
hình. Tôi nói như gắt vào máy:
- Trinh sát chưa về!
Không hiểu vì sao mình gắt nữa. Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa
và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi
ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên
quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh
mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất. Dù chỉ một tiếng súng trường thôi, con
người cũng thấy mênh mông bên mình một sự che chở đồng tình. Cảm giác đó giống
như thấy mình có một khả năng tự vệ rất vững vậy… Sốt ruột, tôi chạy ra ngoài một tí.
Không thấy gì ngoài khói bom. Tôi lo. Đột nhiên cao điểm bên cạnh vang lên dồn dập
tiếng 12 li 7. Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy. Họ chi viện cho các anh cao xạ, cho
chúng tôi. Bỗng dưng tôi muốn la toáng lên vì thích thú. Xung quanh cao điểm vắng
vẻ này có bao nhiêu là người. Các anh cao xạ, thông tin và công binh đều rất mến
chúng tôi. Chỉ cần chúng tôi bắn một phát súng báo hiệu yêu cầu giúp đỡ là họ sẽ
chạy đến ngay.
a/ Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
đó?
b/Nhân vật được nhắc đến đoạn văn trên là ai?
c/Đoạn văn trên nói về vẻ đẹp nào của nhân vật, tìm từ ngữ, câu văn chứng minh?

1
5 tháng 5 2020

1. Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

Hoàn cảnh sáng tác:

- Được viết năm 1971, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.

- Đây là tác phẩm đầu tay khá thành công của nữ nhà văn Lê Minh Khuê.

2. Nhân vật được nhắc đến: Nho, Thao, Phương Định.

17 tháng 4 2020

Theo mình   là tự sự

Câu 1 (5 điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp...
Đọc tiếp

Câu 1 (5 điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn[2], bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.”

(Trích Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài)

a. (0.5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên và cho biết đoạn văn được trích từ tác phẩm nào?

b. (1 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn văn và cho biết hiệu quả của chúng trong việc miêu tả nhân vật “tôi”.

c. (1 điểm) Tìm và phân tích một hình ảnh so sánh trong đoạn văn trên.

d. (2.5 điểm) Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tính cách của nhân vật được tác giả khắc hoạ trong đoạn trích trên. Ghi ra một cụm động từ có trong đoạn văn em đã viết và gạch chân phần trung tâm.

1
27 tháng 3 2020

a. PTBĐ chính: miêu tả

-Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên

b. -Từ láy: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, rung rinh, ngoàm ngoạp, chốc chốc.

-Làm việc miêu tả và hình ảnh giàu cảm xúc hơn, tinh tế hơn.

c. -Hình ảnh:

Hai cái răng / đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp / như / hai lưỡi liềm máy làm việc.

    Vế A                    phương diên so sánh                             Từ Ss                 Vế B

d. Dế Mèn là một nhân vật trong ''Bài học đường đời đầu tiên''. Cậu có một vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ. Ngoại hình mạnh mẽ và dẻo dai vô cùng. Tuy nhiên tích cách còn rất xấu. Lúc nào cũng tỏ vẻ hống hách, kiêu căng và xốc nổi. Thích cà khịa với tất cả bà con trong xóm. Nhưng do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Từ đó cậu đã rút ra một bài học đáng quý cho chính mình.

-Cụm động từ: thích cà khịa ( phần trung tâm: cà khịa )

_k me_

@Min_ngu_ngục_

_copy is not fun_